Trong kho tàng thuốc dân gian, Bạch đồng nữ có lẽ là cái tên không mấy quen thuộc với mọi người. Nhưng cái hay của người xưa khi đặt tên cho những vị thuốc, đó là có những vị nghe tên thôi cũng có thể phần nào đoán ra công dụng của nó. “Bạch đồng nữ” có lẽ cũng là cái tên như thế, một vị thuốc chữa bệnh cho phụ nữ. Cây bạch đồng nữ là một trong rất nhiều loại thảo mộc hữu ích mà ít khi được biết đến. Vậy bạch đồng nữ là gì và tác dụng của nó như thế nào đối với sức khỏe. Bài viết này của Mela sẽ giúp giải đáp những băn khoăn trên của bạn đọc.
Cây bạch đồng nữ là gì?
Bạch đồng nữ hay còn gọi là cây mò trắng, cây bấn trắng. Tên khoa học là Clerodendrum fragrans Vent, thuộc họ cỏ roi ngựa, có pháp danh khoa học là Verbenaceae.
Đây là một dạng cây bụi nhỏ cao khoảng 1-1,5m, thân cây không phân nhánh. Lá cây to, hình trứng, mọc so le nhau, trên lá có nhiều lông mịn. Chiều dài lá khoảng 10-20cm, rộng khoảng 8-18cm, xung quanh mép lá có răng cưa to, thô. Hoa của cây bạch đồng nữ có màu trắng hoặc hồng nhạt, có mùi thơm và tạo thành cụm to. Cây thường ra hoa vào tháng 7-8 và ra quả vào tháng 9-10.
Bạch đồng nữ là loài cây dại, chúng phân bố nhiều nơi trên thế giới như Philipin, Indonesia, Việt Nam và nhiều nơi khác. Tại Việt Nam, chúng mọc ở khắp đất nước từ miền núi đến đồng bằng.
Mô tả đặc điểm cây thuốc Bạch đồng nữ
Bạch đồng nữ tên khoa học là Clerodendron gragrans thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Nó còn được gọi với những cái tên như cây Mò trắng, Vảy trắng….
Đây là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 – 1,5m, nhánh vuông, có lông màu vàng nhạt. Lá mọc đối, gốc tròn hoặc hình tim, lá khá lớn, dài khoảng 10 – 20cm, rộng 7 – 15cm. Mép lá nguyên hoặc có răng cưa nhỏ, trên lá có ít lông cứng, mặt dưới thường có những tuyến nhỏ tròn. Gân lá nổi rõ, gân phụ đan thành lưới dày. Cuống lá có nhiều lông. Lá vò ra có mùi hăng đặc biệt.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân, tập trung thành chùy to, hình tháp, có lông vàng hung. Lá bắc dạng lá hình trái xoan – mũi mác, rụng sớm, lá bắc con hình mũi mác. Hoa trắng hoặc ngả vàng, đài có tuyến hình khiên, tràng có lông nhiều, nhị và vòi nhụy thò ra, bầu nhẵn.
Quả hạch đen, hình cầu, mang đài màu đỏ tồn tại ở trên. Cây ra hoa vào tháng 5 – 8, ra quả tháng 9 – 11.
Đặc điểm tự nhiên
Cây nhỏ, cao khoảng 1m. Thân vuông có lông màu vàng nhạt. Lá mọc đối, gốc tròn hoặc hình tim, đầu nhọn dài khoảng 10 – 20 cm, rộng 8 – 15 cm, mép nguyên hoặc có răng cưa rất nhỏ, có ít lông cứng và ở mặt dưới thường có tuyến nhỏ tròn; gân lá nổi rõ, gân phụ đan thành mạng lưới, vỏ lá thấy có mùi hăng đặc biệt; cuống lá phủ nhiều lông.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùy hoặc xim hai ngả, phủ đầy lông màu hung; lá bắc dạng lá hình trái xoan – mũi mác, rụng sớm, lá bắc con hình mũi mác; hoa màu trắng hoặc ngà vàng; đài nhỏ, nhẵn; tràng có ống hình trụ mảnh; nhị và vòi nhụy mọc thò dài; bầu nhẵn.
Quả hạch, hình cầu, màu đen bóng, có đài tồn tại màu đỏ.
Mùa hoa: Tháng 5 – 8. Mùa quả: Tháng 9 – 11.
Nguồn gốc, phân bố của cây
Bạch đồng nữ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, cây được thấy rải rác khắp các tỉnh vùng trung du và đồng bằng, cả ở miền Nam lẫn miền Bắc. Bạch đồng nữ thuộc loài cây bụi, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, cây thường mọc lẫn với một số cây nhỏ khác ở quanh làng, ven đường đi và chân đồi. Ngoài ra còn được trồng ở một số địa phương để làm thuốc.
Hiện nay, cây được khai thác nhiều từ nguồn hoang dại hoặc trồng. Trồng bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân, cây không kén đất, chỉ cần đủ ẩm, không úng ngập, có sức chống chịu khá cao, không cần chăm sóc nhiều, chỉ tưới giữ ẩm và làm cỏ khi cần thiết..
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây Bạch đồng nữ
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu, trong nước sắc cây Bạch đồng nữ có chứa nhiều muối Canxi. Ngoài ra còn có Flavonoid, Tanin, Cumarin, Acid nhân thơm, Aldehyd nhân thơm và dẫn chất Amin có nhóm Carbonyl, và có có Ethylcholestan-5, 22, 25, Trien-3b01.
Tác dụng dược lý của Bạch đồng nữ
Trong một số thí nghiệm tiến hành trên động vật, người ta thấy rằng vị thuốc này có tác dụng hạ huyết áp rõ rệt. Trên một nửa số động vật thí nghiệm thấy huyết áp giảm xuống đột ngột, trên một nửa số con vật khác, huyết áp xuống từ từ nhưng kéo dài. Ngoài ra nó còn có tác dụng giãn mạch.
Xét về tác dụng giảm đau, một nghiên cứu khác cho thấy vị thuốc này chữa hơn 430 người đạt kết quả 72-1,87%, thời gian uống càng lâu, kết quả càng tốt. Đối với người trên 40 tuổi mắc bệnh, kết quả đạt tới 91,7 %.
Cách thu hái, chế biến, bảo quản
Cây bạch đồng nữ có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể. Tất cả các bộ phận của cây đều có giá trị đối với cơ thể từ thân,lá của cây.
- Thu hái: Thông thường, người ta sử dụng lá cây để làm thuốc, có thể thu hoạch lá quanh năm khi cây sắp hoặc đang ra hoa.
- Chế biến: Lá sau khi thu hoạch có thể rửa sạch rồi phơi khô hoặc sấy khô để làm dược liệu. Nếu lá cây sạch sẽ có thể phơi luôn mà không cần rửa. Lá, thân cây có thể cắt nhỏ ra để khi sử dụng tiện lợi hơn.
- Bảo quản: Thân cây, lá cây sau khi sấy khô nên bảo quản trong bao bì kín và để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Không để lá đã làm khô ở nơi ẩm ướt vì chúng sẽ dễ bị ẩm mốc.
Bạch đồng nữ có tác dụng gì?
Có chứa nhiều thành phần bên trong chúng. Có thể kể đến như flavonoid, tanin, coumarin, axit nhân thơm, aldehyd nhân thơm và dẫn chất amin có nhóm carbonyl. Bởi các thành phần này mà bạch đồng nữ dược liệu có vai trò rất lớn trong việc điều trị một số bệnh lý trong cơ thể.
Theo Y Học Cổ Truyền, bạch đồng nữ là bài thuốc có vị đắng, tính hàn. Nó thuộc hai kinh tâm, tỳ. Bạch đồng nữ là loại thảo mộc có tác dụng hạ huyết áp bởi tác dụng làm giãn các mạch máu ngoại vi. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm lợi tiểu, ngăn chặn phản ứng viêm do phenol gây ra trên tai thỏ.
Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng giảm đau hiệu quả. Lá cây trước khi ra hoa sẽ có khả năng giảm đau mạnh hơn cây sau khi ra hoa.
Một công dụng khác không thể không kể đến đó là bạch đồng nữ tiêu viêm phụ khoa. Nó có khả năng điều trị
- kinh nguyệt không đều
- viêm loét tử cung
- bệnh phụ nữ
- mụn nhọt
- viêm mật vàng da
- thanh nhiệt
- giải độc
- khu phong
- trừ thấp
- tiêu viêm
Tác Dụng Dược Lý
Theo y học cổ truyền
Rễ có vị ngọt, tính bình; có tác dụng như khư phong trừ thấp, hoạt huyết cường cân, tiêu thũng giáng áp. Lá có vị hơi nhạt, tính bình; có tác dụng khư ứ, giải độc.
Có sách ghi là rễ, lá có vị đắng, cay, mùi hôi, có tác dụng khư phong hoạt huyết, tiêu thũng giáng áp, hoá đàm chỉ khái, hoạt huyết lợi thấp. Còn toàn cây có vị đắng, tính mát, có mùi hôi, có tác dụng khư phong hoạt huyết, cường cân tráng cốt, tiêu thũng giáng áp.
Theo y học hiện đại
Bạch đồng nữ có những tác dụng dược lý trong thực nghiệm trên động vật như sau:
- Tác dụng chống viêm cấp tính rõ rệt trong mô hình gây viêm tai thỏ với phenol và gây phù chân chuột cống trắng với kaolin.
- Tác dụng chống viêm mạn tính tương đối yếu trong mô hình gây u hạt thực nghiệm với amian ở chuột cống trắng.
- Không có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống non. Tác dụng này là một trong những đặc điểm của những thuốc ức chế miễn dịch.
- Tác dụng kháng nguyên sinh động vật trong thí nghiệm với Entamoeba histolytica.
- Tác dụng hạ huyết áp do gây giãn mạch ngoại vi và tác dụng lợi tiểu.
- Tác dụng hạ đường huyết trên chuột cống trắng và gây giảm đau trong thí nghiệm tấm kim loại nóng trên chuột nhắt trắng.
- Tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột động vật cô lập gây bởi histamin và acetycholin.
- Tác dụng ức chế co thắt cơ trơn ruột cô lập chuột lang gây bởi acetycholin và histamin.
Bạch đồng nữ được dùng điều trị các bệnh: Bạch đới, tử cung viêm loét, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa, viêm mật vàng da, gân xương đau nhức, mỏi lưng, huyết áp cao. Ngày dùng 12 – 16 g rễ dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên. Còn dùng bạch đồng nữ trong điều trị vết thương bỏng.
Bạch đồng nữ thuộc nhóm thuốc có tác dụng làm rụng nhanh các hoại tử ở vết loét. Dùng cành lá hoa tươi rửa sạch, đun sôi với nước rồi lọc và dùng nước lọc này để nhỏ giọt liên tục hoặc ngâm vết thương.
Trong y học dân gian Nepan, nước ép lá tươi, chồi non giã nát, hoặc nước ép rễ tươi uống để trị giun sán với liều lượng như sau: Nước ép lá tươi mỗi ngày uống một lần khoảng 4 thìa cà phê, liền trong 4 ngày. Hoặc uống mỗi ngày, một lần 2 thìa cà phê nước ép lá tươi cho đến khi ra giun.
Còn dùng nước ép lá bôi để diệt bọ ký sinh ở động vật. Trong y học dân gian Ấn Độ, thuốc nhão chế từ chồi non của cây bạch đồng nữ và cây ổi với một nhúm muối để điều trị đau dạ dày do đầy hơi, mỗi lần uống 2 thìa cà phê, ngày 2 lần cho tới khi khỏi.
Những bài thuốc từ cây bạch đồng nữ
Dùng 40-80g lá bạch đồng nữ khô đem đi sắc lấy nước để uống hằng ngày.
kết hợp bạch đồng nữ, ích mẫu, ngải diệp, hương phụ. Bỏ tất cả các nguyên liệu này vào ấm, thêm nước và sắc lấy nước uống.
- Trị thấp khớp: 80g bạch đồng nữ, dây gắm 120g, cây tầm xuân 8g, đơn tướng quân 8g, đơn mặt trời 8g, đơn răng cưa 8g, cà gai leo 8g, cành dâu 8g. Bỏ tất cả các nguyên liệu này vào ấm và đem đi sắc lấy nước để uống. Mỗi ấm có thể chia ra uống hai lần trong ngày.
- Làm rụng các hoại tử của vết bỏng: Lấy 1kg thân hoặc lá bạch đồng nữ tươi sắc với 10l nước. Sau khi nước sôi để lửa nhỏ trong 30 phút, rồi lọc lấy nước và để nguội. Ngâm vết thương ngày 2 lần, mỗi lần 1 giờ trong nước cây bạch đồng nữ hoặc nhỏ giọt liên tục lên vết thương.
- Điều trị vàng da và niêm mạc vàng: Lấy 80-100g rễ cây bạch đồng nữ sắc lấy nước uống.
- Trị giun sán: Lấy lá hoặc ngọn non giã hoặc xay nhuyễn. Ép lấy nước uống. Mỗi ngày uống 4 thìa cà phê, uống trong 4 ngày liền hoặc đến khi ra giun.
- Trị đau dạ dày: Lấy lá bạch đồng nữ và chồi lá ổi sắc lên lấy nước uống. Mỗi lần uống 2 thìa cà phê và uống 2 lần một ngày. Dùng thuốc đến uống khi khỏi các triệu chứng đầy hơi, đau bụng.
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều
Lá Bạch đồng nữ 16g, Ích mẫu 40g, Hương phụ chế 15g, Đậu đen 10g, Nghệ vàng 2g, Ngải cứu 2g. Sắc đặc, ngày uống một thang.
Bài thuốc chữa bạch đới, khí hư ở phụ nữ
Lá Bạch đồng nữ 20gr, Ngải cứu, Trần bì, Ích mẫu, Hương phụ, mỗi thứ 10gr. Sắc nước uống trong ngày. Uống khoảng 2 – 3 tuần sau chu kì kinh nguyệt.
Bài thuốc trị thấp khớp, triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp
Rễ Bạch đồng nữ 80gr, Dây gắm 120gr, Tầm xuân 8gr, Đơn tướng quân 8g, Đơn mặt trời 8g, Đơn răng cưa 8g, Cà gai leo 8g, Cành dâu 8g. Sắc, chia 2 lần uống.
Bài thuốc chữa vàng da, vàng niêm mạc mắt, tiểu ra sắc tố mật
Lấy 10gr Rễ Bạch đồng nữ đun sôi với 400ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Liều Dùng, Cách Dùng
Rễ dùng trị:
- Thấp khớp, lưng gối đau, tê bại, cước khí thuỷ thũng.
- Khí hư, bạch đới, kinh nguyệt không đều.
- Vàng da, mắt vàng. Dùng ngoài, ngâm rữa trĩ, thoát giang.
Lá dùng trị:
- Khí hư, bạch đới.
- Cao huyết áp. Dùng ngoài, giã nát hay nấu nước tắm rửa ghẻ, mụn nhọt, chốc đầu.
Ngày dùng 20 – 30 g rễ khô, 15 – 20 g lá khô.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), toàn cây được dùng trị phong thấp, cước khí thuỷ thũng, tứ chi yếu mỏi, cao huyết áp. Bạch đới, ung độc, lở trĩ, viêm tuyến sữa và bệnh sởi; có nơi còn dùng chữa viêm nhánh khí quản, mẩn ngứa và bệnh ngoài da.
Ở Trung Quốc, nhân dân lấy hoa hấp với trứng gà ăn chữa váng đầu.
Ở Ấn Độ, lá dùng phối hợp với Hồ tiêu làm thuốc trị đau bụng.
Những lưu ý khi sử dụng
- Trước khi sử dụng một loại thuốc nào đó, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn kỹ. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây bạch đồng nữ trong điều trị bệnh. Bởi vì, khi sử dụng loại cây này có thể dẫn đến những tác dụng phụ như nôn mửa, khô cổ.
- Không sử dụng quá nhiều, mỗi ngày chỉ nên uống 12-16g là đủ.
- Người đang mang thai, người chức năng gan, thận kém… không nên dùng loại thảo dược này.
- Những người dị ứng với cây bạch đồng nữ không nên sử dụng các bài thuốc có thành phần từ loài cây này
Như vậy, bạch đồng nữ là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Sử dụng các bài thuốc có thành phần là bạch đồng nữ giúp điều trị nhiều bệnh lý trong cơ thể như gan, dạ dày, vàng da… Tuy nhiên, việc sử dụng loại thảo mộc này cũng cần chú ý nhiều điểm. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về loài cây này và biết cách sử dụng hiệu quả.