Lipid đóng vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể người. Trong cấu trúc màng tế bào và dữ trữ trong các mô, nó đóng vai trò như nguồn năng lượng dữ trữ. Đặc biệt, Lipid còn là môi trường dung môi giúp hòa tan các vitamin trong chất béo. Ngoài ra còn là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày. Chính vì vậy, hãy cùng Mela tìm hiểu chi tiết về Lipid trong bài viết dưới đây.
Lipid là gì?
Lipad hay còn gọi là chất béo. Đây là những este giữa acid béo và alcol. Được xem là thành phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người.
Lipid trong thực phẩm có thể được cung cấp cả ở động vật lẫn thực vật. Lipid có nguồn gốc thực vật như: bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu nành, đậu lạc, vừng,… Lipid có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, cá, thủy sản. Các Lipid có nguồn gốc động vật gọi là mỡ, Lipid có nguồn gốc thực vật gọi là dầu.
Theo nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, đối với trẻ em ở mức tiểu học, năng lượng do Lipid cung cấp phải đạt khoảng 30% nhu cầu năng lượng cơ thể. Trong đó Lipid có nguồn gốc thực vật nên chiếm khoảng 50% Lipid tổng số. Và acid béo no không được phép vượt quá 11% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày.
Trong thực phẩm, Lipid có rất nhiều loại. Chẳng hạn như: Phosphorlipid, triglycerid, cholesterol, glycolipid, lipoprotein và sáp với 2 nhóm chính là: Lipid đơn giản cấu tạo bao gồm hydro (H), carbon (C), oxy (O) và Lipid phức tạp có tạo phức ngoài C, H, O còn có các thành phần khác như P, S…
Lipid được xem là nguồn năng lượng dữ trữ. Nó có cấu trúc màng tế bào và dự trữ trong các mô. Bên cạnh đó, Lipid còn là môi trường dung môi có công dụng hòa tan các loại vitamin trong chất béo. Và cũng là thành phần cung cấp năng lượng vô cùng quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Điều chế sản xuất
Cơ quan Lipid là bào quan giàu Lipid. Người ta có thể tiến hành điều chỉnh việc dự trữ Lipid trung tính thành nguồn năng lượng trong cơ thể. Các giọt Lipid là cách tiếp cận hiệu quả để có thể hiểu động lực học Lipid trong vi tảo.
Nhiều nghiên cứu đã khám phá các điều kiện môi trường cần thiết tạo nên Lipid ở loài vi tảo Euglena gracilis. Được coi như là thành phần chức năng sinh học sử dụng fluorogen phát xạ gây ra sự kết hợp ở Lipid cụ thể, DPAS (C 20 H 16 N 2 O).
Những nghiệm thức nghiên cứu để sản xuất lipid, môi trường Cramer – Myers biến tính (MCM), MCM không có nitơ (-), MCM không có nitơ (-) và canxi (-), MCM không có nitơ (-) và canxi (-), nhưng với glucose (+), MCM không có nitơ (-) và canxi (-), nhưng với glucose (+).
Chiếu sáng liên tục với tốc độ 70mmol photon trên m −2 s −1 ở tất cả các nghiệm thức ngoại trừ không có ánh sáng đối với xử lý 5. Các giọt Lipid riêng biệt gắn nhãn DPAS và được phát hiệu qua kính hiển vi tiêu điểm và phép đo tế bào dòng chảy. Điều này nhằm làm rõ hiểu biết về cơ chế làm giàu Lipid trong các điều kiện khác nhau.
Nghiệm thức 1 cho thấy sản xuất Lipid hấp ở E. gracilistrong điều kiện tự dưỡng. DPAS được hưởng lợi từ tín hiệu nền rất thấp. Nó nhạy hơn BODIPY đối với các phép đo huỳnh quang in vivo bán định lượng.
Đồng nhuộm với sự hiện diện của BODIPY và chất diệp lục cũng đã chỉ ra rằng DPAS thích hợp với ciệc tạo ảnh đa sắc với các fluorophores đỏ và xanh lục. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng DPAS là một fluorophore tương thích sinh học và quang ổn hiệu quả cao để hình dung nhanh và nhạy các giọt Lipid.
Người ta dùng phương pháp nhuộm này để sàng lọc vi tảo có tiềm năng tạo ra các giọt lipid. Nó như một chất bổ sung sức khỏe cho con người.
Cơ chế hoạt động
Lipid tiêu hóa trong cơ thể chúng ta qua đường tiêu hóa. Quá trình diễn ra theo thứ tự bắt đầu ở khoang miệng, sau đó đến dạ dày và ruột. Chuyển hóa Lipid được hiểu là quá trình phá vỡ các chất béo trung tính thành những đơn vị monoglyceride nhỏ hơn với sự trợ giúp của các enzyme lipase.
Quá trình tiêu hóa được bắt đầu từ khoang miệng tiêu hóa học bằng enzym lipase tiết ra trong tuyến nước bọt. Thức ăn khi đưa vào miệng nghiền nát, trải qua quá trình nhào trộn thức ăn với nước bọt để dễ nuốt. Dù được nuốt nhưng Lipase vẫn không thể phá vỡ được cholesterol. Khi nuốt nõ vẫn còn nguyên cho đến khi đi vào các tế bào biểu mô tại ruột non. Lipid sẽ di chuyển xuống dạ dày và biến đổi hóa học Lipase của dạ dày. Lúc này, quá trình biến đổi cơ học mới chính thức bắt đầu.
Việc tiêu hóa và hấp thụ sẽ chỉ xảy ra khi một chất béo đi tới vị trí của ruột non. Lipase phụ thuộc vào muối mật. Và Lipase tụy là chất tiết từ tuyến tụy được tiết vào ruột non nhằm hỗ trợ quá trình phân hủy chất béo trung tính cùng với quá trình biến đổi cơ học. Để có thể hấp thụ vào tế bào biểu mô ruột non.
Quá trình tiêu hóa được bắt đầu từ khoang miệng tiêu hóa hóa học bằng enzym lipase được tiết ra trong tuyến nước bọt. Thức ăn được đưa vào miệng nghiền nát, nhào trộn thức ăn với nước bọt để dễ nuốt. Dù được nuốt nhưng Lipase không thể phá vỡ được cholesterol. Khi nuốt nó vẫn còn nguyên vẹn cho đến khi đi vào các tế bào biểu mô của ruột non. Lipid di chuyển xuống dạ dày và biến đổi hóa học lipase của dạ dày,. Lúc này, quá trình biến đổi cơ học mới bắt đầu.
Việc tiêu hóa và hấp thu chỉ xảy ra khi một chất béo đi tới vị trí của ruột non, lipase phụ thuộc muối mật và lipase tụy là chất tiết từ tuyến tụy được tiết vào ruột non nhằm giúp phân hủy chất béo trung tính cùng với quá trình biến đổi cơ học. Để có thể hấp thu vào tế bào biểu mô ruột non, Lipid được biến đổi cho đến khi chúng trở thành những đơn vị acid béo riêng lẻ. Lúc này, Lipase tuyến tụy có chức năng báo hiệu sự thủy phân chất béo trung tính thành các glycerol và acid béo tự do.
Để hấp thu được lipid nó diễn ra theo 2 con đường mạch máu và hệ bạch huyết. Lipid được tổng hợp tại gan và chuyển hóa đồng thời cũng được hấp thu vào cơ thể, lipase từ dịch tụy và tế bào niêm mạc ruột non phân hủy chất béo thành glycerol, monoglyceride và các acid béo. Các đơn vị chất béo được hấp thu tại ruột là Glycerol, monoglyceride, acid béo, cholesterol và phospholipid.
Chất béo sẽ có cách hấp thu khác nhau tùy theo từng loại. Acid béo chuỗi ngắn C2-C5, acid béo chuỗi trung bình (C6-C12) và glycerol trực tiếp hấp thu vào tế bào rồi đi vào thẳng hệ tĩnh mạch cửa. Acid béo chuỗi dài và monoglyceride được kết hợp với mật thành những hạt micelle mới hấp thu vào trong tế bào ruột và được tái tổ hợp thành triglyceride.
Quá trình hấp thu chất béo trong cơ thể bao gồm phospholipid và cholesterol. Nó có hiệu suất hấp thu thấp chỉ từ 20-40% có thể trực tiếp hấp thu vào trong tế bào ruột. Các chất béo bao gồm cholesterol, phosphorlipid và triglyceride mới trong lòng tế bào ruột non được đóng gói thành những chylomicron. Sau đó, chất béo mới đổ vào hệ bạch huyết.
Quá trình tiêu hóa và hấp thu lipid rất phức tạp. Tại thực quản và dạ dày, thức ăn qua nhanh không biến đổi, khi xuống tới ruột non biến đổi hóa học thành acid béo và glixerin nhờ enzime lipase. Chất béo được tổng hợp và chuyển hóa tại gan. Tại đây lipid cũng đã được hấp thu vào cơ thể và lượng dư thừa sẽ bị thải ra ngoài qua phân.
Vai trò của lipid với cơ thể người
- Vai trò cung cấp năng lượng
Lipid có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, bản thân nó cũng là một nguồn năng lượng không thể thiếu. Cấu tạo của lipid chiếm tới 60% tế bão não, đặc biệt là nhóm acid béo không no chuỗi dài là Omega-3 và Omega-6.
Phospholipid là chất béo cấu tạo bao myelin bọc dây thần kinh, giúp làm tăng sự nhạy bén cho hoạt động trí não, đồng thời nó giúp bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do nguyên nhân tuổi tác. Ngoài ra, lipid còn tham gia cấu tạo màng tế bào.
- Vai trò cấu thành các tổ chức
Một vai trò quan trọng của lipid với cơ thể người chính là khả năng cấu thành các tổ chức. Màng tế bào vốn là một lớp mỡ do lipid, cholesterol và glucolipid… hợp thành. Các mô thần kinh và tủy não cũng có chứa lipid và glucolipid.
- Vai trò duy trì nhiệt độ cơ thể và bảo vệ cơ thể
Vai trò lipid đối với cơ thể còn thể hiện ở khả năng ngăn ngừa sự mất nhiệt dưới da, nó giúp giữ nhiệt hiệu quả và đồng thời làm cho lượng nhiệt ở bên ngoài đã được hấp thu không thể truyền dẫn vào bên trong cơ thể.
Trên thực tế, lipid là thành phần không được phân bố đều trong cơ thể người với tổng hàm lượng khoảng 10%, chúng chủ yếu tập trung ở các tổ chức dưới da để tạo thành lượng mỡ dự trữ để cơ thể có thể sử dụng khi cần thiết. Ngoài ra, một phần lipid còn bao quanh phủ tạng giống như một tổ chức bảo vệ, để ngăn ngừa các va chạm và giúp chúng ở vị trí đúng đắn, bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác động bất lợi của môi trường thời tiết.
- Vai trò thúc đẩy hấp thu các vitamin tan trong chất béo
Trong cơ thể người, các loại Vitamin A, D, E, K sẽ không tan trong nước mà tan trong chất béo hoặc dung môi hoà tan chất béo và vai trò của lipid với cơ thể người lúc này chính là môi trường dung môi để thúc đẩy sự hấp thu các vitamin tan trong chất béo.
Ngoài các vai trò trên thì vai trò của lipid với cơ thể còn giúp làm tăng cảm giác no bụng khi chúng ta sử dụng thực phẩm có hàm lượng lipid cao và lipid giúp nâng cao giá trị cảm quan của thư ăn (thức ăn có nhiều chất béo sẽ có mùi thơm và ngon hơn)
- Vai trò sản xuất và dự trữ năng lượng
Vai trò chính của lipid trong cơ thể của bạn là cung cấp năng lượng cho các cơ và các hoạt động của cơ thể. Chất béo là cung cấp nhiều năng lượng, trong mỗi gam chất béo chứa 9 calo mỗi gam, trong khi mỗi gam protein và carbohydrate chỉ chứa 4 calo. Khoảng một nửa lượng nhiên liệu mà cơ thể bạn cần khi nghỉ ngơi hoặc trong hoạt động hàng ngày đến từ lipid. Nếu bạn tiêu thụ nhiều calo hơn mức cần thiết trong một ngày, năng lượng dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng lipid trong các tế bào mỡ. Giữa các bữa ăn và trong khi tập thể dục, cơ thể bạn dựa vào các kho dự trữ chất béo này để cung cấp năng lượng duy trì các chức phận.
- Vai trò cách nhiệt và bảo vệ
Lipid cũng được sử dụng để cách nhiệt và bảo vệ cơ thể của bạn. Bạn có một lớp mỡ ngay dưới da giúp giữ nhiệt độ bên trong cơ thể một cách ổn định bất chấp sự biến thiên của nhiệt độ bên ngoài. Các cơ quan quan trọng của cơ thể như thận, có một lớp chất béo xung quanh và hoạt động giống như bọc bong bóng để bảo vệ thận khỏi bị va đập chấn thương. Nếu không có lớp lipid này, mọi vết sưng và bầm tím có thể làm tổn thương các cơ quan của bạn.
- Vai trò tiêu hóa và hấp thu
Lipid trong cơ thể của bạn rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn và chất dinh dưỡng một cách hợp lý. Acid mật được tạo ra từ lipid trong gan cho phép chất béo và nước trộn lẫn trong ruột và hỗ trợ quá trình phân hủy và hấp thụ thức ăn. Khi đó, lipid tham gia vào quá trình vận chuyển các vitamin tan trong chất béo, A, D, E và K, từ ruột đến dòng máu của bạn. Các tế bào của bạn sử dụng các vitamin này để duy trì sức khỏe của thị lực, da, xương, răng và máu.
- Tham gia cấu trúc thành tế bào
Các chất béo thiết yếu, acid linolenic và acid linoleic, rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Cơ thể bạn không thể tự tổng hợp các acid béo này và bạn cần phải bổ sung acid béo cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống của bạn. Các acid béo thiết yếu này được sử dụng để sản xuất màng tế bào và hormone, cũng như để duy trì thị lực và hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Acid béo cung cấp cấu trúc và hỗ trợ cho các bức tường của mọi tế bào trong cơ thể bạn. Sự giao tiếp giữa các tế bào cũng phụ thuộc vào lipid tại màng tế bào.
- Tham gia sản xuất hormone
Cholesterol là một loại lipid cần thiết để sản xuất các hormone steroid quan trọng trong cơ thể bạn. Estrogen, testosterone, progesterone và dạng hoạt động của vitamin D đều được hình thành từ cholesterol. Các hormone cũng như các vitamin này cần thiết để duy trì thai kỳ, phát triển các đặc điểm giới tính và điều chỉnh mức canxi trong cơ thể của bạn. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 25% cholesterol trong máu đến từ chế độ ăn uống của bạn, từ thực phẩm động vật như lòng đỏ trứng, pho mát và tôm, 75% còn lại được hình thành trong gan và tế bào của bạn.
Và phải nhắc lại một lần nữa chất béo đóng vai trò quan trọng trong cơ thể của bạn, nhưng bổ sung chất béo quá mức cần thiết có thể khiến bạn tăng cân , tăng nguy cơ béo phì cũng như nguy cơ mắc một số bệnh như tim mach, huyết áp, các rối loạn chuyển hóa và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của bạn. Vậy làm thế nào để bạn có thể bổ sung lượng chất béo hợp lý cho cơ thể. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ được các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng của Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gợi ý cho bạn về việc bổ sung chất béo phù hợp trong khẩu phần ăn:
- Không nên ăn quá 5 đơn vị dầu, chất béo mỗi ngày. Mỗi đơn vị dầu tương đương với 5 g dầu oliu, dầu hạt cải và dầu hướng dương
- Không ăn quá 13g chất béo bão hòa mỗi ngày. Hầu hết các thực phẩm trong nhóm cung cấp chất béo đều chứa cả chất béo bão hòa và không bão hòa với tỷ lệ khác nhau. Để xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bạn nên cố gắng cắt giảm thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo bão hòa và thay thế chúng bằng chất béo không bão hòa. Những thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể kể đến nhưu thịt mỡ, da của các loại gia cầm, các sản phẩm từ thịt bao gồm cả xúc xích, giò chả, bơ sữa, một số đồ chế biến sẵn…
- Hạn chế chọn thực phẩm có chứa chất béo xấu, chất béo dạng Trans. Chất béo trans được tìm thấy tự nhiên với hàm lượng thấp trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt và các sản phẩm từ sữa. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong các loại dầu thực vật đã được hydro hóa một phần. Các đồ chiên rán, chế biến sẵn là những thực phẩm thường chứa lượng chất béo xấu này. Vậy nên bạn cần hạn chế chúng.
- Ưu tiên chọn các loại dầu thực vật. Các loại dầu thực vật có chứa chất béo không bão hòa. Nghiên cứu đã cho thấy việc thay thế chất béo bão hòa bằng một số chất béo không bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol của bạn. Một số loại dầu nên được ưu tiên lựa chọn như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu hạt cải…
- Ưu tiên chọn thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa. Nếu bạn muốn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tốt nhất bạn nên giảm lượng chất béo tổng thể và thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa. Một số thực phẩm giàu chất béo bão hòa tốt cho sức khỏe nên được bổ sung trong chế độ ăn của bạn phải kể đến như các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ…, các loại quả như bơ và một số loại hạt cũng như dầu thực vật.
- Luôn đọc kỹ nhãn dinh dưỡng của thực phẩm. Thói quen này sẽ giúp bạn nắm rõ thông tin về hàm lượng các loại chất béo có trong thực phẩm.
Các nước khác nhau có nhu cầu hàm lượng lipid khác nhau
Tại Châu Âu, Bắc Mỹ, khẩu phần ăn cần có tới 150g lipid một ngày (chiếm 50% tổng số)
Tại Châu Á, Châu Phi, lượng lipid không quá 15-20g/người/ngày
Trung bình ở tất mọi nơi, trung bình lượng lipid tốt nhất nên có là 20
5 tổng số năng lượng của khẩu phần và không nên vượt quá 25-30%. Riêng đối với những người hoạt động thể lực nặng, như cầu năng lượng cao nên cần trên 4000 Kcal/ ngày, thì lượng lipid tăng lên nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nhu cầu chất béo còn phụ thuộc vào tuổi, tính chất lao động, đặc điểm dân tộc, khí hậu. Người ta thấy nhu cầu lipid có thể tính tương đương với lượng protein ăn vào.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng Lipid hợp lý
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp cân bằng các chất và bảo vệ sức khỏe tối ưu. Để có một chế độ dinh dưỡng lipid hợp lý thì trong bếp ăn của gia đình hãy luôn đảm bảo 2 loại dầu gồm dầu no chịu được nhiệt độ cao hơn, ít sinh ra các chất độc và dầu nhẹ để trộn xà lách, tẩm ướp thực phẩm, nấu cháo cho trẻ em…
Một điều đặc biệt lưu ý là dầu ăn bị oxy hóa khi gia nhiệt ở nhiệt độ cao thì sẽ tạo thành các gốc oxy hóa tự do gây mùi, gây độc cho cơ thể, tuyệt đối không được sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày nên cân đối các loại thực phẩm giàu lipid như: Các loại hạt, mỡ cá, trứng, pho mát, bơ, hạt chia, dầu oliu, dầu dừa… để tận dụng được hết vai trò của lipid trong cơ thể, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Chất béo là nguồn thiết yếu trong chế độ ăn, tuy nhiên nhu cầu chất béo là vừa phải, chỉ nên chiếm khoảng 20- 25% nhu cầu năng lượng. Ở từng độ tuổi hay mức độ hoạt động khác nhau mà có nhu cầu về chất béo khác nhau.
Theo Viện dinh dưỡng Bộ Y tế đưa ra lời khuyên về lượng tiêu thụ đối với các chất béo có trong bữa ăn hàng ngày ở người lớn trưởng thành chỉ nên chiếm từ 18-25% năng lượng toàn khẩu phần. Trẻ em hay phụ nữ mang thai cho con bú đều là những đối tượng có nhu cầu tiêu thụ chất béo nhiều hơn ai hết.
Trong đó, nếu dựa theo bảng tính chung trọng lượng chất béo, trong mỗi ngày trẻ nhỏ từ 7 tháng – 11 tháng cần nạp khoảng 35gam, trẻ dưới 1 tuổi đến 3 tuổi cần nạp khoảng 55 gam và trẻ từ 4 đến 6 tuổi cần nạp khoảng 40 gam.
Trong khi đó, nhu cầu chất béo của người lớn tùy thuộc vào lượng calo cơ thể cần cho việc giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Nó cũng được tính dựa trên kiểu và chế độ ăn của từng người. Một người phụ nữ trung bình cần ăn khoảng 1300 calo mỗi ngày để duy trì, và 1000 calo để giảm 0,5 kg mỗi tuần. Một người đàn ông cần 1650 calo mỗi ngày để duy trì và 1300 calo để giảm 0,5kg mỗi tuần.
Tuy nhiên, mỗi người nên ăn bao nhiêu còn cần dựa vào yếu tố độ tuổi, chiều cao, cân nặng, mức độ hoạt động, mức chuyển hóa và một số yếu tố khác.
Ứng dụng của Lipid
Chất béo là một loại thức ăn quan trọng của con người, là nguyên liệu để tổng hợp nhiều chất cần thiết cho cơ thể.
Đối với mỹ phẩm: Chất béo rất quan trọng vì nó giúp cơ thể hòa tan nhiều vitamin và dưỡng chất. 4 loại vitamin A, D, E và K chất béo có thể hòa tan, nó giúp cho xương chắc khỏe, da sáng đẹp hồng hào đồng thời gia tăng sức đề kháng cho làn da chống lại bức xạ từ ánh nắng mặt trời. Để kích thích sản sinh collagen, ngừa lão hóa da sớm là nhờ chất béo. Khi giảm cân, bạn nên chú ý nếu loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi bữa ăn hằng ngày thì tốc độ lão hóa da càng nhanh và rối loạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Chất béo có tác dụng giữ cho da ẩm từ sâu bên trong.
Đối với ngành công nghiệp: Chất béo có rất nhiều công dụng. Nó có thể được dùng trong sản xuất xà phòng, glixerol, chế biến thực phẩm. Trong sản xuất đồ hộp, mì sợi thì không thê thiếu chất béo. Ngoài ra, để sản xuất nhiên liệu cho động cơ diesel, người ta cũng dùng chất béo.
Đối với thực phẩm: 3 loại lipid chính là triglycerid, phosphorlipid và cholesterol quan trọng với cơ thể. Trong đó triglyceride chiếm 95% tổng lượng lipid từ thức ăn đưa vào cơ thể. Lipid trong thực phẩm có ở thực phẩm động vật và thực vật. Lipid từ thực vật như là dầu tinh luyện, shortening, bơ thực vật (margarin), đậu lạc, đậu nành, vừng… Lipid từ thực phẩm động vật như: thịt, cá, trứng, thuỷ sản…
Trong sinh học và hóa sinh: Lipid là một phân tử sinh học hòa tan trong dung môi không phân cực, các dung môi không phân cực thường là hydrocarbon được sử dụng để hòa tan các phân tử lipid hydrocarbon tự nhiên khác không hòa tan trong nước. Nó bao gồm axit béo, sáp, sterol, vitamin tan trong chất béo (như vitamin A, D, vitamin E và K), monoglyceride, diglyceride, triglyceride và phospholipids. Chức năng của lipid bao gồm lưu trữ năng lượng, tạo tín hiệu và hoạt động như các thành phần cấu trúc của màng tế bào, lipid có ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm và thực phẩm cũng như trong công nghệ nano.
Lưu ý khi sử dụng Lipid
Cơ thể chúng ta rất cần chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều. Cách ăn cân bằng dinh dưỡng là không thể thiếu chất béo. Chất béo là nguyên liệu cần thiết để kiến tạo màng tế bào, tham gia các phản ứng sinh hóa bên trong cơ thể. Nó giúp cơ thể hấp thu các sinh chất như các loại vitamin hòa tan trong dầu (A, D, E, K)…
Chất béo còn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Lượng calo mỗi 1gr chất béo cao hơn hẳn so với các nhóm dinh dưỡng khác như chất đạm hoặc tinh bột.
Mỗi ngày nạp bao nhiêu chất béo? Lượng chất béo cần thiết chiếm tối đa 25% tổng năng lượng. Mỗi người ăn dầu và mỡ không quá 4 muỗng cà phê/người/ngày đối với người bình thường. Có thể thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu, bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp và tai biến mạch máu não… nếu bạn ăn quá nhiều mỡ.
Phải ăn kết hợp chất béo bão hòa với chất béo không bão hòa để làm giảm mức cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Vai trò của chất béo không thể phủ nhận. Nó rất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ sự phát triển của tế bào. Chất béo giúp cơ thể bạn hấp thụ một số chất dinh dưỡng và sản xuất các hormone quan trọng.
Chất béo chuyển hóa tự nhiên và chất béo chuyển hóa nhân tạo là loại chất béo chuyển hóa lớn được tìm thấy trong thực phẩm. Chất béo chuyển hóa tự nhiên được tạo ra trong ruột của một số động vật và thực phẩm được chế biến từ những động vật này. Chất béo chuyển hóa nhân tạo được tạo ra trong một quy trình công nghiệp. Nó bổ sung hydro vào dầu thực vật lỏng để làm cho chúng rắn hơn.
Ăn chất béo chuyển hóa sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy như mắc bệnh tim và đột quỵ. Chất béo này làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) và giảm mức cholesterol tốt (HDL) nó cũng liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.
Bài viết trên là những chia sẻ của Mela về Lipid, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Và đừng quên theo dõi Mela mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin bổ ích nào bạn nhé!
Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm của Mela, hãy tham khảo thông tin chi tiết và đặt mua TẠI ĐÂY!!!!