Ngày nay, nhân sâm được rất nhiều người ưa chuộng nên có giá thành khá cao. Vào các dịp lễ, người ta thường dùng nhân sâm để làm quà biếu tặng. Vậy nhân sâm có gì mà lại được nhiều người quan tâm đến thế? Hãy cùng Mela tìm hiểu về Nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe!
Nhân sâm là gì?
Nhân sâm là rễ của các loại cây thuộc họ thực vật có hoa Araliaceae trong chi Panax, ví dụ như nhân sâm Triều Tiên (Panax ginseng), nhân sâm Nam Trung Quốc (Panax notoginseng) và nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolius). Đặc điểm của nhân sâm là có sự hiện diện của các chất có lợi cho sức khỏe như ginsenosides và gintonin. Nhân sâm được sử dụng phổ biến nhất trong các món ăn và trong y học cổ truyền Trung Quốc và Hàn Quốc.
Mặc dù nhân sâm được sử dụng trong y học cổ truyền nhiều thế kỷ qua nhưng cá. nghiên cứu lâm sàng hiện đại vẫn chưa thể kết luận về hiệu quả y học của nó. Không có bằng chứng đáng kể nào cho thấy nhân sâm có hiệu quả trong việc điều trị bất kỳ tình trạng bệnh lý nào ở người. Ở Hoa Kỳ, việc sử dụng nhân sâm như một loại thuốc theo toa vẫn chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận. Nhân sâm hiện nay có giá trị rất lớn và thường được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung. Tuy nhiên do như cầu cao và giá trị lớn nên thực tiễn sản xuất thực phẩm bổ sung không phù hợp đã dẫn đến một số phân tích cho thấy rằng các sản phẩm nhân sâm bị nhiễm kim loại độc hại hoặc các hợp chất phụ không liên quan. Ngoài ra, việc sử dụng nhân sâm quá liều có thể mang lại tác dụng phụ hoặc tương tác không mong muốn với thuốc theo toa.
Nhân sâm là cây của vùng ôn đới, ưa khí hậu ẩm mát về mùa xuân hè. Nó sống tốt trong điều kiện nhiệt độ thấp hay thời tiết có băng tuyết vào mùa đông. Mặc dù vậy, ở những vùng có nhân sâm mọc tự nhiên hay những vùng tự nuôi trồng thì lượng mưa thường thấp hơn nhiều (chỉ bằng 50%) so với ở vùng nhiệt đới. Ngoài ra, nhân sâm là cây đặc biệt ưa bóng và phát triển tốt nhất trên đất thịt pha cát, thoát nước tốt và có bóng cây che phủ.
Trong tự nhiên, nhân sâm mọc dưới tán rừng kín và lẫn trong các tầng cỏ quyết. Vì lý do này, người ta phải trồng nhân sâm trong điều kiện vườn có mái che trên 80%. Khi đông đến, toàn bộ phần trên mặt đất của nhân sâm sẽ tàn lụi để thích nghi và sống sót trong thời kỳ nhiệt độ trong năm xuống thấp. Khi hè sang, chồi ngủ ở đầu rễ củ sẽ nhanh chóng hình thành, trong suốt mùa thu – đông chúng rơi vào trạng thái “ngủ” và chỉ vươn lên khỏi mặt đất vào đầu mùa xuân năm sau. Khi nhân sâm đạt 3-4 năm tuổi thì là lúc nó trưởng thành. Bắt đầu từ đó nó sẽ ra hoa hàng năm trong khoảng 2 đến 3 tuần và kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Nhân sâm Panax tạo ra những bông hoa nhỏ màu trắng xanh nhạt và quả mọng màu đỏ. Quả chín sẽ rơi xuống tầng thảm mục sẽ tồn tại qua mùa đông, đến mùa xuân năm sau, nó sẽ bắt đầu nảy mầm. Nhìn chung hạt nhân sâm khô có khả năng nảy mầm tương đối thấp. Do đó, người ta phải gieo hạt lúc còn tươi để đạt hiệu quả nảy mầm cao. Vào cuối tháng 10-11, người nông dân sẽ bắt đầu gieo hạt.
Tuy nhiên, ở các trang trại trồng thương mại, người nông dân sẽ cắt tỉa cành để tạo điều kiện cho rễ phát triển to hơn.
Cây từ 6 năm tuổi trở đi là có thể thu hoạch được. Nhân sâm sẽ được thu hoạch vào mùa thu, từ tháng 9 đến tháng 10 bằng cách thu hoạch thân rễ của nó. Cách thu hoặc nhân sâm cũng như cà rốt. Tuy nhiên cần chú ý tránh làm đứt rễ, không được phơi gió, phơi nắng vì nó sẽ làm mất đi độ ẩm bên trong củ sâm. Rễ sau đó sẽ được rửa sạch cẩn thận trong nước sạch, tách riêng và phân loại những củ sâm tốt để chế hồng sâm, loại kém thì để chế bạch sâm.
Nguồn gốc lịch sử của nhân sâm – Nhân sâm Thần dược cho sức khỏe
Nhân sâm là loại thảo mộc và là loại dược liệu được tôn kính nhất ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ thời cổ đại. Nhân sâm được phát hiện hơn 5000 năm trước ở vùng núi Mãn Châu, Trung Quốc. Tài liệu tham khảo về nhân sâm được tìm thấy trong các cuốn sách có niên đại hơn hai thiên niên kỷ. Một trong những văn bản đầu tiên đề cập đến việc sử dụng nhân sâm như một loại thảo dược là Dược Điển Thần Nông, được viết ở Trung Quốc vào năm 196 sau Công nguyên. Nó được người dân Trung Quốc tôn kính vì nó được coi là một loại thảo dược dùng được với mọi thứ và do đó có thể chữa được nhiều loại bệnh. Ngoài ra nó còn được coi là một loại “thuốc bổ cao cấp”. Vì vậy, nó được Hoàng đế Trung Quốc sử dụng độc quyền và sẵn sàng trả giá mà không cần tính toán. Tuy nhiên, loại thảo mộc này không được coi là một loại thuốc “chữa bệnh”, mà cụ thể hơn là một loại thuốc bổ cho những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính và những người đang hồi phục. Do ngày càng nổi tiếng nên nhân sâm đã tạo ra một nền thương mại xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ. Cũng vì lý do đó mà việc kiểm soát các cánh đồng nhân sâm ở Trung Quốc và Hàn Quốc đã trở thành một vấn đề trong thế kỷ 16.
Thuật ngữ và từ nguyên của nhân sâm – Nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe
Thuật ngữ Nhân sâm có nguồn gốc từ tiếng Trung 人蔘 (rénshēn), trong đó 人 (rén) có nghĩa là “người” và 蔘 (shēn) có nghĩa là “rễ cây”. Thuật ngữ này đề cập đến hình dạng chẻ đôi đặc trưng của rễ cây, nó trông giống như một đôi chân người. Rễ thon của cây dài khoảng 5 đến 15cm và có màu rám nắng.
Tên tiếng Anh của nhân sâm bắt nguồn từ cách phát âm tiếng Quảng Đông “jên shen” và là cách phát âm tiếng Phúc Kiến “jîn-sim”.
Trong tiếng hàn nhân sâm được gọi là 인삼 (insam).
Trong tiếng Hy Lạp, tên chi thực vật Panax, có nghĩa là “chữa lành tất cả”. Nó có cùng nguồn gốc với “thuốc chữa bách bệnh” và vì thế được áp dụng cho chi này vì người ta đã nhận thức rõ được việc sử dụng rộng rãi nhân sâm trong y học Trung Quốc.
Thành phần dinh dưỡng của nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe
Nhân sâm có mùi thơm nồng đặc trưng với vị hơi đắng, hậu vị ngọt và hơi lạnh. Nhân sâm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như:
- Polysacarit
- Ginsenosides
- Vitamin E, C
- Hơn 30 loại saponin
- IH901
- Hợp chất K
- Peptide
- Rượu polyacetylenic
- Axit béo
- Tinh dầu
- Glucid
- Các nguyên tố vi lượng khác như Kali, Mangan, Selen…
Phân loại nhân sâm
Phân loại nhân sâm theo nguồn gốc
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại nhân sâm và được phân bố ở hơn 35 quốc gian trên thế giới. Nhân sâm được tìm thấy ở vùng khí hậu mát mẻ như bán đảo Triều Tiên, Đông Bắc Trung Quốc, Viễn Đông Nga, Canada và Hoa Kỳ. Ngoài ra, nhân sâm còn có mặt ở một số vùng ấm áp như phía Nam Trung Quốc và Việt Nam. Nhân sâm Việt Nam với tên khoa học là Panax vietnamensis cũng được nhiều người biết đến. Dưới đây là một số loại nhân sâm phổ biến trên thế giới và được phân loại theo nguồn gốc.
- Nhân sâm châu Á: Nhân sâm Panax hay còn được gọi là nhân sâm đỏ và nhân sâm Hàn Quốc, là loại nhân sâm nguyên thủy và nguyên bản nhất, nổi tiếng qua hàng ngàn năm. Nó thường được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền Trung Quốc. Nhân sâm được dùng cho những người đang phải vật lộn với khí thấp, cảm lạnh và thiếu dương, có biểu hiện như mệt mỏi. Nhân sâm cũng có thể giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, kiệt sức, tiểu đường loại 2, rối loạn cương dương và trí nhớ kém. Ở Việt Nam, nhân sâm có đầu nhỏ và mềm, thân màu trắng xốp, có mùi thơm nhẹ. Sâm Ngọc Linh là loại sâm vô cùng quý hiếm ở Việt Nam.
- Nhân sâm Mỹ: Panax quinquefolius mọc khắp các vùng phía bắc của Bắc Mỹ như New York, Pennsylvania, Wisconsin và ở Ontario, Canada. Loại sâm này đã được chứng minh là chống trầm cảm, cân bằng lượng đường trong máu, hỗ trợ tiêu hóa do lo lắng, cải thiện sự tập trung và tăng cường hệ thống miễn dịch. Nếu so sánh thì sâm Mỹ nhẹ hơn loại Châu Á nhưng vẫn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Nó thường được dùng để chữa bệnh thiếu âm thay vì bệnh thiếu dương.
- Nhân sâm Siberi: Nhân sâm Siberi (Eleutherococcus senticosus) mọc hoang ở Nga và một số vùng ở Châu Á. Nó còn được biết đến với cái tên eleuthero. Loại sâm này có chứa hàm lượng eleutheroside cao, những ưu điểm rất giống với ginsenoside được tìm thấy trong các loài nhân sâm châu Á. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhân sâm Siberi có thể làm tăng VO2 tối đa nhằm tối ưu hóa sức bền của tim mạch, cải thiện tình trạng mệt mỏi và hỗ trợ khả năng miễn dịch.
- Nhân sâm Ấn Độ: Withania somnifera còn được gọi là ashwagandha, là một loại thảo mộc nổi tiếng trong y học Ayurveda giúp tăng cường tuổi thọ. Nó có một số chức năng tương tự như nhân sâm nguyên thủy nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt. Dùng nhiều nhân sâm Ấn Độ trong thời gian dài được chứng minh là cải thiện nồng độ hormone tuyến giáp (TSH, T3 và T4), giảm lo lắng, cân bằng cortisol, cải thiện cholesterol, điều chỉnh lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe thể chất.
- Nhân sâm Brazil: Nhân sâm Brazil, Pfaffia paniculata, còn được gọi là củ suma. Chúng mọc khắp các khu rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ và có nghĩa là “cho mọi thứ (for everything)” trong tiếng Bồ Đào Nha vì những lợi ích đa dạng của nó. Rễ Suma chứa ecdysterone giúp hỗ trợ mức testosterone khỏe mạnh ở nam giới và phụ nữ. Chính cũng có thể hỗ trợ sức khỏe cơ bắp, giảm viêm, chống ung thư, cải thiện khả năng tình dục và tăng sức chịu đựng.
Phân loại sâm theo môi trường sống – Nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe
Nhân sâm hoang dã
Nhân sâm hoang dã mọc tự nhiên trên các vùng đồi núi xa xôi, hiểm trở. Loại nhân tâm này có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhân sâm nuôi trồng. Sâm hoang dã có mùi thơm, đắng. Chỉ cần ngậm một lát nhỏ là bạn có thể thấy nhiệt độ tăng lên tức thì.
Trong tiếng Hàn Quốc, nhân sâm hoang dã được gọi là 산삼 (sansam), trong tiếng Trung Quốc nó được gọi 山蔘 (shanshen), nghĩa đen là nhân sâm núi. Do mọc tự nhiên trên núi và được hái bởi chính bàn tay của những người hái lượm nệm gọi là simmani (심마니).
Hiện nay, nhân sâm hoang dã gần như đã tuyệt chủng ở Trung Quốc và có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu. Lý do là bởi nhu cầu cao đối với sản phẩm làm từ nhân sâm trong những năm gần đây. Dó đó dẫn đến việc nhân sâm khai thác vượt quá khả năng sinh trưởng và sinh sản của chúng (một cây nhân sâm hoang dã có thể mất nhiều năm để trưởng thành. Nhân sâm hoang dã có thể được chế biến thành hồng sâm hoặc bạch sâm.
Nhân sâm hoang dã ở Mỹ từ lâu đã được người Mỹ bản địa sử dụng làm thuốc. Kể từ giữa những năm 1700, nó đã được thu hoạch để buôn bán quốc tế. Ngày nay, nhân sâm hoang dã ở mỹ được thu hoạch ở 19 bang nhưng bị hạn chế xuất khẩu.
Nhân sâm trồng
Nhân sâm trồng tiếng Hàn gọi là 인삼 (insam), tiếng Trung gọi là 人蔘 (renshen). Dù được trồng trên núi và được tạo điều kiện phát triển như nhân sâm hoang dã nhưng nhân sâm trồng vẫn có giá trị thấp hơn nhân sâm hoang dã tự nhiên.
Nhân sâm trồng được trồng và phát triển từ tất cả các bộ phận nào cây. Nhân sâm trồng có thể được trồng trên luống đã chuẩn bị sẵn trong nhà kính hoặc là nhân sâm được trồng mô phỏng hoang dã, trồng ở khu vực nhiều cây cối tương tự như nơi nhân sâm hoang dã có thể mọc tự nhiên, nhưng lại ở những nơi mà nhân sâm hoang dã không xuất hiện.
Phân loại theo cách chế biến
Nhân sâm được chia thành 4 loại chính dựa trên cách chế biến chúng sau thu hoạch. Cụ thể là:
Nhân sâm tươi
Nhân sâm tươi (tiếng Hàn: 수삼 (susam), tiếng Trung: 水蔘; (shuishen)) còn được gọi là “nhân sâm xanh”, là sản phẩm thô mới được khai thác, vẫn ở dạng nguyên thủy, chưa qua chế biến và thường được thu hoạch sau 4 – 6 năm trồng.
Ở Hàn Quốc, người ta thường xay nhuyễn nhân sâm tươi để làm đồ uống, pha thêm chút mật ong hoặc sữa. Nhân sâm tươi cũng có thể dùng làm nguyên liệu cho một số món ăn như gà hầm sâm, cháo sâm, salad sâm, thịt bò xào sâm và nhiều món ăn khác.
Bạch sâm
Bạch sâm (tiếng Hàn: 백삼 (baeksam), tiếng Trung: 白蔘 (baishen)), là loại nhân sâm 4-6 năm tuổi đã được cạo vỏ và sấy khô. Nhân sâm trắng sẽ được sấy khô hoặc phơi khô dưới ánh nắng mặt trời mà không cần đun nóng. Với phương pháp này, hàm lượng nước sẽ giảm xuống còn 12% hoặc ít hơn và có thể giúp bảo quản sâm trong thời gian dài. Nhân sâm trắng thường được dùng để làm vị thuốc hoặc làm trà sâm. Tuy nhiên, nhân sâm trắng phơi khô dưới ánh nắng mặt trời chứa ít thành phần trị liệu. Còn enzym trong rễ nhân sâm sấy khô sẽ bị phá vỡ các phần. Nhân sâm phơi khô dưới ánh nắng mặt trời sẽ tẩy trắng gốc thành màu trắng vàng. Một số dạng nhân sâm trắng gồm:
- Nhân sâm thẳng: Củ nhân sâm được phơi khô ở dạng thẳng đứng
- Nâm bán cong: Phần rễ chính được uốn cong rồi đem đi phơi khô.
- Nhân sâm cong: Cả phần thân và rễ đều được uốn cong trước khi phơi.
- Misam: Củ sâm đã được cắt hết rễ, bỏ ra rồi đem đi phơi nắng.
Hồng sâm
Hồng sâm (tiếng Hàn 홍삼(hongsam), tiếng Trung: 红参 (hóngshēn)) là nhân sâm hấp và sấy khô ở nhiệt độ cao khoảng từ 3-5 lần, có màu hơi đỏ và có thể bảo quản được trong khoảng thời gian lên tới 10 năm.
Hồng sâm ít bị mục nát hơn bạch sâm do nó đã được gọt vỏ, đun nóng bằng hơi nước ở nhiệt độ sôi tiêu chuẩn là 100 °C, sau đó được mang đi sấy khô hoặc phơi nắng.
Hồng sâm lành tính hơn nhân sâm rất nhiều nên nó phù hợp với mọi đối tượng và hầu như có rất ít tác dụng phụ. Ngoài rã hồng sâm được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị AIDS và những bệnh nhân bị nhiễm chất độc da cam. Hiện nay các sản phẩm từ hồng sâm rất phổ biến và đa dạng. Các chế phẩm từ hồng sâm có thể kể đến như bột sâm, nước sâm,… Sử dụng hồng sâm đều đặn trong thời gian dài có tác dụng bồi bổ sức khỏe.
Hắc sâm
Hắc sâm (trong tiếng Hàn: 흑삼, tiếng Trung 黑参) là loại sâm được chế biến qua 9 lần hấp, 9 lần sấy cho đến khi nó chuyển sang màu đen và có mùi hơi khét. Hắc sâm có hàm lượng Saponin cao nhất, hơn hẳn nhân sâm tươi và hồng sâm. Nó đặc biệt tốt và phù hợp với người già.
Sản xuất nhân sâm
Nhân sâm thương mại được bán ở hơn 35 quốc gia. Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhân sâm lớn nhất thế giới. Năm 2013, doanh số bán nhân sâm toàn cầu vượt quá 2 tỷ USD, trong đó một nửa là do Hàn Quốc sản xuất. Vào đầu thế kỷ 21, 99% trong số 80.000 tấn nhân sâm của thế giới được sản xuất ở bốn quốc gia là Trung Quốc (44.749 tấn), Hàn Quốc (27.480 tấn), Canada (6.486 tấn) và Hoa Kỳ (1.054 tấn). Tất cả nhân sâm sản xuất tại Hàn Quốc đều là nhân sâm Triều Tiên (Panax ginseng), trong khi nhân sâm sản xuất tại Trung Quốc là Panax ginseng và Panax notoginseng. Nhân sâm được sản xuất ở Canada và Hoa Kỳ chủ yếu là nhân sâm Mỹ Panax quinquefolius).
Lợi ích của nhân sâm
Nhân sâm chứa các thành phần dược lý khác nhau, bao gồm một loạt các saponin triterpenoid tetracyclic (ginsenosides), polyacetylenes, hợp chất polyphenolic và polysacarit có tính axit. Do sự hiện diện của các hợp chất thực vật này mà nó có những lợi ích sau:
Cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng
Một nghiên cứu có kiểm soát với sự tham gia của 30 tình nguyện viên đã được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Dinh dưỡng và Hiệu suất Não bộ ở Vương quốc Anh. Những người tham gia nghiên cứu này được điều trị ba đợt bằng nhân sâm và giả dược. Nghiên cứu được thực hiện để thu thập dữ liệu về khả năng cải thiện tâm trạng và chức năng tinh thần của nhân sâm.
Kết quả cho thấy 200 miligam nhân sâm trong 8 ngày làm dịu tâm trạng đang sa sút nhưng cũng làm chậm phản ứng của những người tham gia khi họ tính nhẩm. Liều 400 miligam đã cải thiện sự bình tĩnh và tính nhẩm trong suốt thời gian điều trị kéo dài 8 ngày.
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Phòng Dược lý tại Viện Nghiên cứu Thuốc Trung ương đã thử nghiệm tác dụng của nhân sâm Panax đối với những con chuột bị căng thẳng mãn tính và phát hiện ra rằng nó “có đặc tính chống căng thẳng đáng kể và có thể được sử dụng để điều trị các rối loạn do căng thẳng gây ra.” Liều 100 miligam nhân sâm làm giảm chỉ số loét, trọng lượng tuyến thượng thận và nồng độ glucose trong huyết tương. Do vậy, nhân sâm có thể trở thành một lựa chọn để giải quyết các vấn đề về căng thẳng mãn tính và là một giải pháp tuyệt vời trong việc đối phó với loét và mệt mỏi tuyến thượng thận.
Cải thiện chức năng não
Nhân sâm kích thích các tế bào não, cải thiện hoạt động tập trung và nhận thức. Bằng chứng cho thấy dùng rễ nhân sâm hàng ngày trong 12 tuần có thể cải thiện hoạt động tinh thần ở những người mắc bệnh Alzheimer.
Một nghiên cứu nữa được tiến hành tại Khoa Thần kinh, Viện Nghiên cứu Lâm sàng ở Hàn Quốc đã điều tra hiệu quả của nhân sâm đối với hoạt động nhận thức của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Sau khi điều trị bằng nhân sâm, những người tham gia đã cho thấy sự cải thiện. Quá trình này tiếp tục diễn ra trong ba tháng.
Sau khi ngừng điều trị, những cải thiện đáng kể đó đã giảm xuống. Điều này cho thấy nhân sâm có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh Alzheimer và hỗ trợ sức khỏe nhận thức. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn về chủ đề này, nhưng một nghiên cứu sơ bộ đã phát hiện ra rằng sự kết hợp nhân sâm Mỹ và bạch quả có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân mắc chứng ADHD.
Nghiên cứu liên quan đến trẻ em từ 6-12 tuổi mắc các triệu chứng ADHD cho thấy rằng sử dụng kết hợp các chất bổ sung omega-3 và hồng sâm Hàn Quốc đã cải thiện các triệu chứng ADHD và cải thiện chức năng nhận thức ở trẻ em như tăng khả năng chú ý, tăng trí nhớ và tăng chức năng điều hành.
Nhân sâm có đặc tính chống viêm
Một nghiên cứu thú vị về tác dụng của hồng sâm đối với trẻ em sau khi hóa trị hoặc ghép tế bào gốc đã được thực hiện ở Hàn Quốc. Nghiên cứu này tiến hành trên 19 bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối sau khi nhận được 60 miligam hồng sâm Hàn Quốc mỗi ngày trong một năm.
Các mẫu máu được thu thập sáu tháng một lần và kết quả cho thấy các cytokine hoặc protein nhỏ chịu trách nhiệm gửi tín hiệu đến não và điều chỉnh sự phát triển của tế bào đã giảm nhanh chóng. Đó là một sự khác biệt đáng kể so với nhóm nghiên cứu có kiểm soát.
Nghiên cứu này cho thấy hồng sâm Hàn Quốc có tác dụng ổn định cytokine gây viêm ở trẻ em bị ung thư sau hóa trị.
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí Y học Trung Hoa của Mỹ được thực hiện trên chuột cũng đo lường tác động của hồng sâm Hàn Quốc đối với các cytokine gây viêm. Sau khi cho chuột uống 100 miligam chiết xuất nhân sâm đỏ Hàn Quốc trong bảy ngày, nó đã làm giảm đáng kể mức độ viêm nhiễm và cải thiện những tổn thương đã gây ra cho não.
Một nghiên cứu khác trên động vật đã đo tác dụng chống viêm của loại thảo mộc này.
Hồng sâm Hàn Quốc đã được thử nghiệm về đặc tính chống dị ứng trên 40 con chuột bị viêm mũi dị ứng, bệnh viêm đường hô hấp trên thường thấy phổ biến ở trẻ em và người lớn. Các triệu chứng thường gặp nhất gồm nghẹt mũi, ngứa mũi và hắt hơi.
Vào cuối cuộc thử nghiệm, hồng sâm Hàn Quốc đã làm giảm phản ứng viêm mũi do dị ứng ở chuột, cho thấy vị trí của loại thảo mộc này trong số các loại thực phẩm chống viêm tốt nhất.
Giúp giảm cân
Một lợi ích đáng ngạc nhiên khác của nhân sâm là khả năng ức chế sự thèm ăn tự nhiên. Nó cũng tăng cường trao đổi chất và giúp cơ thể đốt cháy chất béo với tốc độ nhanh hơn.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Y học Thảo dược ở Chicago đã đo lường tác dụng chống bệnh tiểu đường và chống béo phì của nhân sâm ở chuột trưởng thành. Những con chuột được tiêm 150 miligam chiết xuất nhân sâm trên mỗi kg trọng lượng cơ thể trong 12 ngày.
Đến ngày thứ năm, những con chuột uống chiết xuất có lượng đường trong máu lúc đói thấp hơn đáng kể. Sau ngày thứ 12, khả năng dung nạp glucose ở chuột tăng lên và mức đường huyết tổng thể giảm 53%.
Những con chuột được điều trị cũng giảm cân, bắt đầu ở mức 51 gam và kết thúc điều trị ở mức 45 gam.
Một nghiên cứu tương tự được thực hiện vào năm 2009 cho thấy nhân sâm đóng vai trò quan trọng trong việc chống béo phì ở chuột. Điều này cho thấy tầm quan trọng lâm sàng của việc cải thiện việc quản lý bệnh béo phì và các hội chứng chuyển hóa liên quan tới loại thảo mộc này.
Điều trị rối loạn chức năng tình dục
Uống bột hồng sâm Hàn Quốc dường như cải thiện rối loạn chức năng tình dục và rối loạn cương dương ở nam giới. Một hệ thống nghiên cứu năm 2008 bao gồm 28 nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên đánh giá hiệu quả của hồng sâm trong điều trị rối loạn cương dương.
Đánh giá đã cung cấp bằng chứng gợi ý cho việc sử dụng loại thảo mộc này, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng cần có những nghiên cứu nghiêm ngặt hơn để đưa ra kết luận chính xác.
Trong số 28 nghiên cứu được xem xét, 6 báo cáo cho thấy hồng sâm cải thiện chức năng cương dương so với giả dược. Bốn nghiên cứu đã thử nghiệm tác dụng của hồng sâm đối với chức năng tình dục bằng cách sử dụng bảng câu hỏi so sánh và tất cả các thử nghiệm đều cho thấy tác dụng tích cực.
Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2002 tại Khoa Sinh lý học tại Trường Y thuộc Đại học Nam Illinois chỉ ra rằng các thành phần ginsenoside của nhân sâm tạo điều kiện cương dương bằng cách trực tiếp gây ra sự giãn mạch và thư giãn của các mô cương cứng. Đó là sự giải phóng oxit nitric từ các tế bào nội mô và dây thần kinh quanh mạch máu ảnh hưởng trực tiếp đến mô cương dương.
Nghiên cứu của trường đại học cũng chỉ ra rằng nhân sâm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và làm thay đổi đáng kể hoạt động trong não, tạo điều kiện cho hoạt động và bài tiết nội tiết tố.
Cải thiện chức năng phổi
Điều trị bằng nhân sâm đã làm giảm đáng kể vi khuẩn gây bệnh về phổi và các nghiên cứu liên quan đến chuột đã chỉ ra rằng nó có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh xơ nang, một bệnh nhiễm trùng phổi phổ biến. Trong một nghiên cứu năm 1997, những con chuột được tiêm nhân sâm sau hai tuần điều trị đã cho thấy sự thanh thải vi khuẩn khỏi phổi. Tình trạng bệnh về phổi đã được cải thiện đáng kể.
Nghiên cứu cũng cho thấy một lợi ích khác của nhân sâm là khả năng điều trị bệnh phổi, cụ thể là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Theo nghiên cứu, uống nhân sâm dường như cải thiện chức năng phổi và một số triệu chứng của COPD.
Giảm lượng đường trong máu
Một số nghiên cứu cho thấy nhân sâm Hoa Kỳ làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đơn vị khoa học thần kinh nhận thức của con người, Vương quốc Anh cho thấy nhân sâm làm giảm lượng đường trong máu một giờ sau khi tiêu thụ glucose, xác nhận rằng nhân sâm có đặc tính điều hòa đường.
Một trong những khó khăn chính của bệnh tiểu đường loại 2 là cơ thể không đáp ứng đủ insulin. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng hồng sâm Hàn Quốc cải thiện độ nhạy insulin, giải thích thêm về khả năng giúp giảm lượng đường trong máu của loại thảo mộc này và hỗ trợ những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Có thể giúp chống ung thư – Nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân sâm có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ nhờ khả năng ức chế sự phát triển của khối u. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn nữa về chủ đề này, nhưng các báo cáo kết luận rằng những cải thiện về khả năng miễn dịch của tế bào cùng với các cơ chế khác như stress oxy hóa mang lại cho loại thảo dược này đặc tính chống ung thư.
Các đánh giá khoa học cho rằng nhân sâm giảm nhẹ tình trạng ung thư thông qua cơ chế chống viêm, chống oxy hóa và apoptotic để tác động đến biểu hiện gen và ngăn chặn sự phát triển của khối u.
Điều này cho thấy loại nhân sâm này có thể ngăn ngừa ung thư tự nhiên. Một số nghiên cứu đã tập trung vào tác dụng đặc biệt của nhân sâm đối với bệnh ung thư đại trực tràng vì khoảng 1/21 người Hoa Kỳ bị ung thư đại trực tràng.
Các nhà nghiên cứu đã điều trị các tế bào ung thư đại trực tràng ở người bằng chiết xuất quả nhân sâm hấp và nhận thấy tác dụng chống tăng sinh là 98% đối với HCT-116 và 99% đối với tế bào SW-480. Khi các nhà nghiên cứu thử nghiệm rễ nhân sâm Hoa Kỳ hấp chín, họ đã tìm thấy kết quả tương đương với chiết xuất quả mọng hấp chín.
Tăng cường hệ thống miễn dịch – Nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe
Một lợi ích khác của nhân sâm là khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Rễ, thân và lá đã được sử dụng để duy trì cân bằng nội môi miễn dịch và tăng cường khả năng chống lại bệnh tật hoặc nhiễm trùng.
Một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng nhân sâm Hoa Kỳ cải thiện hiệu suất của các tế bào đóng vai trò miễn dịch. Nó điều chỉnh từng loại tế bào miễn dịch, bao gồm đại thực bào, tế bào giết người tự nhiên, tế bào đuôi gai, tế bào T và tế bào B.
Chiết xuất nhân sâm tạo ra các hợp chất kháng khuẩn hoạt động như một cơ chế bảo vệ chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Các nghiên cứu cho thấy các hợp chất polyacetylene của nó có hiệu quả chống nhiễm trùng do vi khuẩn.
Nghiên cứu liên quan đến chuột cho thấy nhân sâm làm giảm số lượng vi khuẩn có trong lá lách, thận và máu. Chất chiết xuất từ nhân sâm cũng bảo vệ chuột không bị nhiễm trùng. Các báo cáo cho thấy loại thảo mộc này cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi-rút, bao gồm cúm, HIV và rotavirus.
Giảm các triệu chứng mãn kinh – Nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe
Các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm, thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh, lo lắng, triệu chứng trầm cảm, khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục, tăng cân, mất ngủ và tóc mỏng, có xu hướng đi kèm với thời kỳ mãn kinh. Một số bằng chứng cho thấy rằng nhân sâm có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và sự xuất hiện của các triệu chứng này như là một phần của kế hoạch điều trị mãn kinh tự nhiên.
Đánh giá về các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên cho thấy trong ba thử nghiệm khác nhau, hồng sâm Hàn Quốc có hiệu quả tăng cường hưng phấn tình dục ở phụ nữ mãn kinh, tăng cường sức khỏe tình dục và sức khỏe nói chung. Đồng thời giảm các triệu chứng trầm cảm và cải thiện tốt các triệu chứng mãn kinh trên chỉ số kupperman và mãn kinh. Một nghiên cứu lại cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tần suất bốc hỏa giữa nhóm nhân sâm và nhóm giả dược.
Tác dụng của nhân sâm trong làm đẹp – Nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe
Ngoài công dụng như một vị thuốc quý, nhân sâm từ lâu đã được biết đến với khả năng phục hồi sinh lực, ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa, cung cấp độ ẩm, cân bằng da…
Chiết xuất nhân sâm (Panax Ginseng Extract) chứa nhiều khoáng chất, vitamin B, axit pantothenic, flavonoids, saponoids và đặc biệt là ginsenoside. Một số công dụng của chiết xuất nhân sâm trong làm đẹp.
- Chống lão hóa: Nhân sâm là chất cực kỳ tốt cho sức khỏe và giàu chất chống oxy hóa. Chất này sẽ giúp duy trì sự trẻ trung cho làn da. Chiết xuất nhân sâm kích thích sự trao đổi chất của tế bào, loại bỏ các gốc tự do sinh ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và các tác nhân gây lão hóa khác. Đồng thời nó kích thích tái tạo collagen khiến da trở nên săn chắc, mịn màng và đàn hồi. Ngoài ra, các thành phần phytonutrient giúp kích thích chuyển hóa ở da sẽ ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn mới và làm mờ các vết nhăn cũ.
- Tái tạo da: Chiết xuất nhân sâm giúp quá trình trao đổi và chuyển hóa các chất của tế bào thuận lợi hơn. Do đó, nó thúc đẩy việc loại bỏ các tế bào chết nhanh chóng hơn. Chiết xuất nhân sâm còn cải thiện lưu thông máu, góp phần làm da trông trẻ trung, tươi sáng, giúp cải thiện các vấn đề da thường gặp như mụn, da khô ráp, kích thích chuyển hóa trong da cũng như cung cấp các dưỡng chất cần thiết.
- Chiết xuất nhân sâm cũng giúp giảm tình trạng sưng phồng bọng mắt, làm sáng vùng da bị quầng thâm và cải thiện tuần hoàn máu.
- Chiết xuất nhân sâm cũng kích thích mọc tóc và ngăn ngừa rụng tóc.
Sử dụng nhân sâm – Nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe
Nhân sâm được thêm vào nước tăng lực hoặc trà thảo dược với số lượng nhỏ hoặc được bán dưới dạng thực phẩm chức năng.
Nhân sâm làm thực phẩm hoặc đồ uống – Nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe
Rễ nhân sâm được bán dưới dạng khô, nguyên củ hoặc thái lát. Lá nhân sâm mặc dù không được đánh giá cao nhưng đôi khi vẫn được sử dụng.
Trong ẩm thực Hàn Quốc, nhân sâm được sử dụng trong nhiều loại banchan (món phụ) và guk (súp), cũng như trà và đồ uống có cồn. Trà và rượu ngâm nhân sâm, được gọi là insam cha (nghĩa đen là “trà nhân sâm”) và insam-ju (“rượu nhân sâm”).
Bổ sung nhân sâm vào chế độ ăn uống – Nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe
Mặc dù nhân sâm thường được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung, nhưng đã có những lo ngại về các sản phẩm nhân sâm được sản xuất có chứa kim loại độc hại hoặc nguyên liệu phụ, chẳng hạn như gạo hoặc lúa mì.
Nhân sâm trong y học cổ truyền và hóa chất thực vật – Nhân sâm – Thần dược cho sức khỏe
Mặc dù nhân sâm được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền nhiều thế kỷ qua nhưng nghiên cứu hiện đại vẫn chưa có kết luận về tác dụng sinh học của nó. Nghiên cứu lâm sàng sơ bộ cho thấy những ảnh hưởng của nhân sâm đối với trí nhớ, sự mệt mỏi, các triệu chứng mãn kinh và phản ứng insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường nhẹ. Trong số 44 nghiên cứu được tiến hành từ năm 2005–2015, có 29 nghiên cứu cho thấy bằng chứng tích cực, hạn chế và 15 nghiên cứu cho thấy nhân sâm không có tác dụng. Kể từ năm 2021, không có đủ bằng chứng chỉ ra rằng nhân sâm có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Một đánh giá năm 2021 đã chỉ ra rằng nhân sâm “chỉ có tác dụng nhỏ đối với chức năng cương dương hoặc sự hài lòng khi quan hệ so với giả dược”.
Mặc dù rễ nhân sâm được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc, nhưng lá và thân chứa lượng chất phytochemical lớn hơn rễ và dễ thu hoạch hơn. Các thành phần như saponin steroid được gọi là ginsenosides có trong nhân sâm chưa được nghiên cứu lâm sàng chất lượng cao kể từ năm 2021. Do đó vẫn chưa có kết luận cụ thể.
Thư cảnh báo của FDA
Kể từ năm 2019, FDA Hoa Kỳ và Ủy ban Thương mại Liên bang đã ban hành nhiều thư cảnh báo tới các nhà sản xuất nhân sâm làm thực phẩm chức năng vì đã tuyên bố sai về lợi ích sức khỏe hoặc chống bệnh tật. Bức thư nói rằng “các sản phẩm này thường không được công nhận là an toàn và hiệu quả đối với tác dụng được ghi trên nhãn” và là bất hợp pháp dưới dạng “thuốc mới” trái phép theo luật liên bang.
Mức độ an toàn
Nhân sâm nói chung có tính an toàn và có tỷ lệ tác dụng phụ thấp khi sử dụng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn một số lo ngại khi sử dụng lâu dài. Nhân sâm có khả năng gây ra tác dụng phụ như đau đầu, mất ngủ và các vấn đề về tiêu hóa.
Rủi ro, tác dụng phụ, quá liều và tương tác với các loại thuốc
Các tác dụng phụ của nhân sâm nói chung là nhẹ ở người lớn khỏe mạnh. Nó hoạt động như một chất kích thích ở một số người. Vì vậy nó có thể gây căng thẳng và mất ngủ, đặc biệt là khi sử dụng với liều lượng lớn.
- Sử dụng lâu dài hoặc liều cao có thể gây đau đầu, chóng mặt và đau bụng. Phụ nữ sử dụng nhân sâm thường xuyên có thể bị thay đổi kinh nguyệt và chảy máu âm đạo. Một số báo cáo về phản ứng dị ứng với loại thảo mộc này cũng đã được ghi nhận.
- Do thiếu bằng chứng về sự an toàn của nó, nhân sâm không được khuyên dùng cho trẻ em, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Loại thảo mộc này có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, vì vậy những người dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường không nên sử dụng nó khi chưa nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhân sâm có thể tương tác với warfarin coumadin và một số loại thuốc trị trầm cảm.
- Caffeine cũng có thể khuếch đại tác dụng kích thích của nó.
- Có một số lo ngại rằng nhân sâm làm tăng các triệu chứng của các bệnh tự miễn, chẳng hạn như MS, lupus và viêm khớp dạng thấp. Vì vậy những bệnh nhân mắc các bệnh này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước và trong khi dùng chất bổ sung này. Nhân sâm cũng có thể cản trở quá trình đông máu và không nên dùng cho những người mắc bệnh chảy máu.
- Những người đã được cấy ghép nội tạng không nên sử dụng nhân sâm vì nó có thể làm tăng nguy cơ thải ghép nội tạng.
- Nhân sâm có thể tương tác với các bệnh nhạy cảm với nội tiết tố nữ, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung vì nó có tác dụng giống như estrogen.
- Các triệu chứng của việc sử dụng quá liều nhân sâm ở mức nhẹ có thể bao gồm khô miệng và môi, kích thích, bồn chồn, khó chịu, run, đánh trống ngực, mờ mắt, nhức đầu, mất ngủ, tăng nhiệt độ cơ thể, tăng huyết áp, phù nề, chán ăn, chóng mặt, ngứa, chàm, tiêu chảy vào sáng sớm , chảy máu và mệt mỏi.
- Các triệu chứng của quá liều nghiêm trọng với nhân sâm có thể bao gồm buồn nôn, khó chịu, bồn chồn, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ, sốt, tăng huyết áp, tăng hô hấp, giảm nhạy cảm và phản ứng với ánh sáng, giảm nhịp tim, da mặt tím tái (xanh lam), da mặt đỏ, co giật, co giật và mê sảng
- Nếu dùng chung với các chất bổ sung thảo dược khác, nhân sâm có thể tương tác với chúng hoặc với các loại thuốc hoặc thực phẩm kê đơn.
Nhân sâm cũng có thể tương tác với các loại thuốc sau:
- Thuốc trị tiểu đường
- Thuốc làm loãng máu (kể cả warfarin coumadin)
- Thuốc chống trầm cảm
- Thuốc chống loạn thần
- Chất kích thích
- Móccphin
Nghiên cứu cho thấy rằng việc sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến hội chứng lạm dụng nhân sâm và có liên quan đến:
- Rối loạn cảm xúc
- Dị ứng
- Độc tính tim mạch và thận
- Chảy máu cơ quan sinh dục
- Nữ hóa tuyến vú
- Nhiễm độc gan
- Huyết áp cao
- Độc tính sinh sản
Để tránh tác dụng phụ từ loại thảo mộc này, một số chuyên gia khuyên không nên dùng nó quá ba đến sáu tháng một lần. Nếu cần, bác sĩ có thể khuyên bạn nên nghỉ ngơi và sau đó bắt đầu dùng lại trong vài tuần hoặc vài tháng.
Các loại cây khác đôi khi được gọi là nhân sâm
Nhân sâm thật chỉ thuộc chi Panax. Một số loại cây khác đôi khi được gọi là nhân sâm, nhưng chúng thuộc chi hoặc thậm chí họ khác như
- Angelica sinensis
- Codonopsis pilosula
- Eleutherococcus senticosus
- Gynostemma pentaphyllum
- Lepidium meyenii
- Oplopanax horridus
- Pfaffia paniculata
- Pseudostellaria heterophylla
- Schisandra chinensis
- Withania somnifera
- Eurycoma longifolia
Trên đây là những thông tin về nhân sâm – một loại thần dược đối với sức khỏe con người. Mela hy vọng rằng với những thông tin trên bạn có thể yên tâm sử dụng nó để bồi bổ sức khỏe.
Mela – Tốt như mẹ làm