Bạn đã nghe nói nhiều về Canxi, liệu bạn đã biết Canxi là gì và có vai trò gì đối với sức khoẻ? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn. Chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến vai trò của canxi đối với sức khỏe xương khớp cả người lớn và trẻ em. Vậy thực chất Canxi là gì và có vai trò nhưng thế nào đối với cơ thể? Hãy cùng MELA tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Canxi là gì?
Canxi (bắt nguồn từ tiếng Pháp calcium) là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Ca. Nó đứng ở vị trí số 20 trong bảng tuần hoàn. Đây là một kim loại kiềm có nguyên tử khối là 40.
Canxi là một nguyên tố thiết yếu cho các sinh vật sống, đặc biệt là trong sinh lý tế bào. Chúng thường tồn tại dưới 3 dạng trong máu: 50% dưới dạng ion Ca2+, gần 50% kết hợp với protein huyết tương, chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít là ở dưới dạng phức hợp với photphat, citrat, cacbonat. Ở đây có sự di chuyển của ion Ca2+ vào và ra khỏi tế bào chất, có vai trò mang tín hiệu cho nhiều quá trình trong tế bào.
Canxi là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người. Trong cơ thể Canxi chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể người, 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Canxi kết hợp với phospho là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe.
Canxi tồn tại trong cơ thể dưới hai dạng:
- Canxi trong xương: cấu tạo thành phần hoá học của xương bao gồm: 25% nước, 20% protein, 5% lipit, một lượng nhỏ glycosaminoglycan và gần 50% là chất khoáng, trong đó hầu hết chất khoáng là muối canxi.
- Canxi ngoài xương: Lượng canxi trong dịch ngoài tế bào và tổ chức mềm ở người bình thường không quá 10 g. Canxi ngoài xương cần thiết cho các hoạt động thần kinh cơ và quá trình đông máu.
Vai trò của canxi đối với sức khỏe
Xương và răng là những cơ quan đóng vai trò như một kho dự trữ canxi vì chứa tới 99% lượng canxi trong cơ thể, giải phóng nhiều khoáng chất hơn khi cần thiết.
Chỉ 1% canxi cơ thể được tìm thấy bên ngoài hệ thống xương, trong máu, cơ và các mô khác, lượng này được cơ thể điều chỉnh và duy trì ổn định.
Canxi có nhiệm vụ quan trọng trong sự hình thành xương và phát triển của trẻ nhỏ. Sau khi một người ngừng phát triển, canxi tiếp tục giúp duy trì xương và làm chậm quá trình giảm mật độ xương, đây là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa.
Phụ nữ ở sau độ tuổi mãn kinh thường được khuyến cáo nên bổ sung thêm canxi. Ở độ tuổi này, phụ nữ có thể suy giảm canxi ở mức độ cao hơn so với đàn ông và người trẻ nên họ sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương hơn.
Canxi đóng vai trò là thành phần liên kết các sợi myosin và actin (2 thành phần chủ yếu cấu tạo thành cơ). Khi cơ được dây thần kinh kích thích, cơ thể sẽ giải phóng ra canxi giúp các protein trong cơ thực hiện công việc co lại. Khi cơ thể bơm canxi ra khỏi cơ, cơ sẽ giãn ra.
Tim là một máy bơm đưa máu đến mọi bộ phận của cơ thể và canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điện và chức năng bơm máu của bộ máy này.
Các hạt canxi đi vào tế bào cơ tim trong mỗi nhịp tim và đóng góp vào tín hiệu điện điều phối chức năng của tim. Các hạt canxi cũng liên kết với máy móc bên trong tế bào để giúp tế bào co bóp lại với nhau, giúp tim bơm máu.
Trong một số trường hợp, khi các kênh vận chuyển canxi bị trục trặc dẫn đến các tín hiệu điện bất thường sẽ có thể gây ra một tình trạng bệnh lý là rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, sự điều tiết bất thường của canxi có thể trực tiếp làm suy giảm chức năng bơm hoặc thư giãn của tim.
Theo một nghiên cứu về tác động của lượng canxi trong chế độ ăn uống đối với bệnh ung thư đại trực tràng. Họ kết luận rằng, khi tăng 100mg canxi trong chế độ ăn uống mỗi ngày làm giảm 5% nguy cơ ung thư đại trực tràng, tăng 1.000 mg/ngày tiêu thụ canxi trong chế độ ăn uống làm giảm tỷ lệ mắc bệnh 37% ung thư đại trực tràng và 50% nguy cơ ung thư ruột kết.
Điều này được giải thích rằng, đây là khả năng canxi kết hợp với axit mật trong ruột, làm giảm tỷ lệ tăng sinh biểu mô rực tràng.
Một nghiên cứu khác cho thấy, cung cấp canxi từ các sản phẩm từ sữa và chất bổ sung có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết, đồng thời đánh giá trước đó về 10 nghiên cứu cũng cho thấy kết quả tương tự.
Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa lượng canxi ăn vào và mức độ oxalat trong nước tiểu. Họ kết luận rằng ăn nhiều canxi trong chế độ ăn uống hoặc bổ sung thêm canxi (> 500 mg/ngày) có thể làm giảm nồng độ oxalat trong nước tiểu, do đó làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận.
Một nghiên cứu năm 2016 đã xem xét tác động của việc bổ sung canxi hàng ngày cho sinh viên đại học thừa cân và béo phì có lượng canxi hấp thụ rất thấp.
Nghiên cứu cho thấy những người được bổ sung 600 mg canxi và 125 IU vitamin D sẽ giảm được nhiều chất béo hơn trong chế độ ăn hạn chế calo so với những người không được bổ sung.
Ngoài những vai trò, lợi ích trên thì canxi còn được sử dụng trong điều trị suy tuyến cận giáp và loãng xương. Thuốc bổ sung canxi được coi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho chứng hạ canxi huyết liên quan đến suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật và đã đạt được kết quả lâm sàng tốt.
Nếu không có canxi có thể dẫn đến việc một số enzyme quan trọng không thể hoạt động hiệu quả.
Tiêu thụ đủ canxi có tác dụng:
- Giảm nguy cơ phát triển các tình trạng liên quan đến huyết áp cao khi mang thai.
- Hạ huyết áp ở người trẻ.
- Giảm huyết áp ở những người có mẹ tiêu thụ đủ canxi trong thai kỳ.
- Cải thiện cholesterol.
- Giảm nguy cơ mắc u tuyến đại trực tràng, một loại khối u không phải ung thư.
Công dụng của Canxi
Canxi là một trong những nguyên tố thiết yếu cho sự sống của con người. Mức canxi trong các loài động vật có vú thường được kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Trong cơ thể con người, thì có đến 98% canxi nằm trong xương và răng, còn 2% còn lại là các ion nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ và đông máu.
Canxi là một khoáng chất giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người .Trong cơ thể người, thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng là canxi kết hợp với phospho, làm cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của thế bào và quá trình đông máu.
Nếu tuyến cận giáp bị kích thích do thiếu canxi thì sẽ phải liên tục tiết ra quá nhiều hormone. Điều này sẽ khiến cho chức năng của tuyến giáp làm việc quá mức và không còn kiểm soát được nồng độ canxi trong máu nữa. Nồng độ canxi tăng cao trong máu sẽ dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim. Khi tim bị loạn nhịp, tuyến giáp lại phải tiết ra hormone để làm giảm nồng độ canxi trong máu, chuyển lượng chất thừa đó ra ngoài tới các tổ chức khác để duy trì sự ổn định nồng độ canxi trong máu.
- Hệ cơ bắp: Ion canxi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn của cơ bắp. Nếu thiếu canxi, khả năng đàn hồi của cơ bắp cũng sẽ bị kém hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng cơ mau bị mỏi mệt, thể lực yếu hoặc làm tăng kích thích thần kinh cơ.
- Hệ thần kinh: Ion canxi đóng vai trò thiết yếu trong việc dẫn truyền thần kinh. Nếu thiếu canxi, các hoạt động dẫn truyền thần kinh sẽ gặp tình trạng bị ức chế.
- Hệ miễn dịch: Canxi đóng vai trò như một sĩ quan chỉ huy của quá trình phản ứng miễn dịch và phát hiện sớm những tác nhân gây bệnh.
Ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động của các cơ quan, canxi còn tham gia vào quá trình đông máu, làm giảm thiểu lượng máu thấm ra ngoài mạch. Canxi có tác dụng bổ trợ với các chứng xuất huyết và các bệnh dị ứng, chúng có khả năng làm cho các tế bào tăng khả năng kết nối với nhau. Ngoài ram canxi còn có tác dụng bảo vệ đường hô hấp nhờ việc làm tăng sự chuyển động của hàng tế bào lông giúp đẩy bụi và các dị vật ra ngoài khỏi đường hô hấp.
Đối với người lớn
- Canxi giúp xây dựng nên một hệ xương khớp chắc khỏe. Phòng ngừa các bệnh như loãng xương, làm giảm tình trạng đau nhức, khó khăn trong vận động và làm lành nhanh các vết nứt gãy do chấn thương trên xương.
- Canxi cần thiết cho sự hoạt động của hệ tim mạch. Nếu cơ thể bị thiếu canxi trong thời gian dài, xơ tim sẽ hoạt động yếu. Khi làm việc sẽ mau mệt và hay vã mồ hôi.
- Ngoài ra, canxi còn đóng vai trò quan trọng cho hệ thần kinh. Ở những người lớn tuổi, nếu cơ thể bị thiếu canxi sẽ dễ dẫn đến suy nhược thần kinh, trí nhớ kém, tinh thần không ổn định, đau đầu,…
Đối với trẻ em
- Canxi sẽ giúp trẻ phát triển cao lớn hơn đồng thời giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe trẻ khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
- Đối với những trẻ bị thiếu canxi, xương của trẻ sẽ bị nhỏ và yếu, trẻ bị chậm lớn. Dễ dẫn đến bệnh còi xương, sức khỏe răng kém, dễ sâu răng và răng mọc không đều.
- Bên cạnh đó, canxi còn đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ. Những trẻ bị thiếu canxi thường có hiện tượng khóc đêm, hay giật mình và dễ cáu gắt.
Đối với phụ nữ mang thai
- Canxi ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ xương của thai nhi trong thai kỳ.
- Nếu thai phụ không bổ sung canxi đầy đủ và đúng liều lượng, mẹ sẽ rất dễ bị loãng xương và mắc các bệnh về răng miệng.
Các loại canxi
Canxi hữu cơ là canxi tự nhiên được cấu thành từ ion Canxi được chiết xuất hoàn toàn từ các chế phẩm thiên nhiên đảm bảo an toàn với sức khỏe cũng như khả năng hấp thu tối đa. Canxi hữu cơ lại dễ uống, không mùi hoặc có mùi thơm nhẹ chứ không như canxi vô cơ.
Do canxi hữu cơ hoàn toàn là tự nhiên và dễ uống. Chính vì thế, các chuyên gia y tế khuyên người tiêu dùng hãy lựa chọn canxi hữu cơ để bổ sung canxi tốt nhất.
Canxi vô cơ được cấu thành từ ion canxi với hợp chất vô cơ, có thể tạo ra bởi các phản ứng hóa học trong quá trình sản xuất, hoặc lấy từ sinh vật tự nhiên như vỏ sò, vỏ trai…
Canxi vô cơ rất khó uống và có mùi rất ngái, tanh và khó hấp thu, chính vì thế lượng canxi dư thừa còn sót lại khá nhiều. Phần canxi dư thừa này sẽ lắng đọng tại các thành mạch, thận, gan… gây vôi hóa thành mạch, sỏi thận, táo bón. Đó là những tác dụng phụ đầu tiên khi chúng ta sử dụng canxi vô cơ lâu ngày.
Cách bổ sung canxi cho cơ thể
Canxi có trong những thực phẩm nào?
- Ăn các loại rau giàu canxi như cải ngọt hay rau dền, chúng đều chứa rất nhiều canxi.
Yến mạch: đây là loại thực phẩm rất hữu ích cho việc phòng chống bệnh thiếu hụt canxi.
Các loại sữa bổ sung canxi: Cơ thể con người có thể dễ dàng hấp thu lượng canxi có trong sữa. Một vài sản phẩm sữa chứa nhiều canxi như: Sữa Vinamilk Canxi Pro, sữa đậu nành Fami Canxi.
Ngoài các ăn nhiều thực phẩm giàu canxi thì có thể bổ sung Canxi cho cơ thể bằng các viên uống chức năng.
Hải sản chính là nguồn canxi dồi dào để bổ sung giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh
Rau củ cũng là nguồn thực phẩm rất giàu canxi mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của mình
Uống canxi đúng cách
Có chế độ ăn uống khoa học là cách tốt nhất để bổ sung canxi cho cơ thể nhưng thuốc bổ sung canxi cũng có thể là một lựa chọn nếu chế độ ăn uống bị thiếu hụt.
Tuy vậy, trước khi uống thuốc bổ sung canxi thì mỗi người nên chắc chắn rằng cơ thể cần bao nhiêu canxi hay nên uống khi nào, liều lượng bao nhiêu để việc bổ sung đạt hiệu quả và an toàn.
Theo như các chuyên gia dinh dưỡng, canxi nên uống vào buổi sáng (khoảng từ 7h- 8h) sẽ dễ dàng hấp thu vào cơ thể nhất, giảm nguy cơ tích tụ canxi ở thận, đường tiết niệu. Đồng thời, không nên uống canxi trước khi ăn để tránh việc ảnh hưởng tới dạ dày.
Vì vậy nên uống canxi sau ăn sáng khoảng một tiếng đồng hồ. Kết hợp với việc ăn sáng, các bạn có thể vừa ăn, vừa ngồi tắm nắng ngoài hiên, vitamin D từ ánh mặt trời sẽ giúp hỗ trợ tổng hợp canxi, hấp thu vào cơ thể tối đa.
Tùy từng cơ thể của mỗi người mà có lượng canxi cần bổ sung cho cơ thể khác nhau. Đối với phụ nữ mang thai và sau sinh, người già thì sẽ cần canxi nhiều hơn các đối tượng khác, nhu cầu canxi của bà bầu trung bình khoảng 1000 -1200mg canxi mỗi ngày.
Còn đối với trẻ nhỏ khi uống canxi thì cần chú ý tới liều lượng vì nhu cầu mỗi lứa tuổi là không giống nhau, tránh thiếu hụt hay dư thừa canxi đều không tốt cho sức khỏe. Bổ sung cho trẻ mỗi năm từ 2 đến 3 đợt, khoảng cách từ 3 đến 4 tuần. Ngoài ra, bạn cần cho trẻ hoạt động ngoài trời để có được vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Nhu cầu Canxi
Nhu cầu canxi của cơ thể được xác định dựa vào mối tương quan với Phospho. Đối với mọi lứa tuổi, tỷ số Ca/P mong muốn là tối thiểu là > 0,8, tuy nhiên tỷ số này tốt nhất là 1-1,5, đặc biệt đối với trẻ em. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về canxi (mg/ngày) theo tuổi, giới và tình trạng sinh lý như sau:
BẢNG NHU CẦU CANXI THEO KHUYẾN NGHỊ
(Theo sách nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2007)
Nhóm tuổi/tình trạng sinh lý | Nhu cầu canxi (mg/ ngày) | |
Trẻ em (Tháng tuổi) | < 6 tháng tuổi | 300 |
6 – 11 tháng tuổi | 400 | |
Trẻ nhỏ (Năm tuổi) | 1 – 3 tuổi | 500 |
4 – 6 tuổi | 600 | |
6 – 9 tuổi | 700 | |
Nam vị thành niên (Tuổi) | 10 -18 tuổi | 1000 |
Nữ vị thành niên (Tuổi) | 10 – 18 tuổi | 1000 |
Nam giới trưởng thành (Tuổi ) | 19 – 49 tuổi | 700 |
từ 50 tuổi trở lên | 1000 | |
Nữ giới trưởng thành (tuổi) | 19 – 49 tuổi | 700 |
từ 50 tuổi trở lên | 1000 | |
Phụ nữ mang thai (trong suốt thời kỳ mang thai) | 1000 | |
Phụ nữ đang cho con bú (Trong suốt thời kỳ cho con bú) | 1000 |
Các vấn đề thường gặp khi sử dụng Canxi
Canxi là một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Khi thiếu hoặc thừa canxi đều có thể gây ra những bệnh lý phức tạp.
- Thiếu canxi
Có thể do lượng ăn vào không đủ hoặc do hấp thu từ đường ruột kém gây ra tình trạng thiếu canxi. Khi cơ thể bị thiếu canxi mạn tính, để duy trì nồng độ canxi trong máu cơ thể sẽ tự huy động canxi từ trong xương ra, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Chính vì vậy việc thiếu hụt canxi mạn tính là một trong những nguyên nhân quan trọng của việc giảm khối lượng xương và loãng xương. Ảnh hưởng của của thiếu canxi sẽ dẫn đến những nguy cơ sau:
- Thiếu xương (mật độ khoáng của xương thấp hơn bình thường)
- Loãng xưỡng (mật độ xương rất thấp)
- Tăng nguy cơ gãy xương
Thiếu canxi lâu dài trong khẩu phần có dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng như: bệnh cao huyết áp và ung thư ruột. Lượng canxi (dưới 600 mg/ngày) và áp lực máu có mối liên quan ngược chiều (khi lượng canxi giảm, tỉ lệ mắc bệnh cao huyến áp tăng).
- Thừa canxi
Rất hiếm gặp các trường hợp thừa canxi trong máu hay tích trữ thừa trong mô do tiêu thụ quá nhiều canxi do lượng canxi khi ăn vào dư thừa, canxi sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên khi dùng thuốc canxi liều cao, kéo dài có thể dẫn đến một số tác dụng phụ thường thấy như sau:
- Sỏi thận
- Tăng canxi huyết và suy thận
- Giảm hấp thu các khoáng chất cần thiết khác như sắt, kẽm, magiê và phospho.
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Canxi
Để phòng chống thiếu Canxi cần thực hiện một số biện pháp như sau:
- Chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm, sử dụng thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, ốc, vừng, đậu nành, mộc nhĩ, rau ngót, các loại sữa và chế phẩm từ sữa… Sữa và những chế phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin và các chất khoáng với chất lượng cao và dễ hấp thu. Sử dụng các thực phẩm có bổ sung canxi.
- Thay đổi những thói quen ăn uống có lợi cho hấp thu canxi như hạn chế cafe, rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.
- Chế độ ăn cần đáp ứng đủ protein so với nhu cầu protein theo khuyến nghị. Nếu chế độ ăn có quá nhiều protein so với nhu cầu khuyến nghị sẽ làm cho cơ thể tăng nguy cơ thiếu canxi. Khẩu phần ăn có quá nhiều protein sẽ tăng đào thải canxi qua đường tiết niệu và làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Hàng ngày nên dành ít nhất 10 đến 20 phút để tắm nắng vào buổi sáng (vào 9h – 9h30 sáng mỗi ngày) để giúp cơ thể hấp thụ được nhiều Vitamin D qua da, đồng thời khẩu phần ăn có đủ dầu mỡ để Vitamin D được hấp thu qua đường tiêu hóa tốt hơn.
- Không nên nhịn đói làm phophate trong cơ thể không bị giảm, gây hạ canxi.
- Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.