Cỏ nhọ nồi là một loại thảo dược rất dễ kiếm, mọc hoang ở nhiều nơi của nước ta nhưng lại mang đến vô vàn công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Nếu đang băn khoăn cây nhọ nồi có tác dụng gì thì bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây của Mela nhé.
Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) là cây gì?
Cỏ nhọ nồi còn có nhiều tên gọi khác như kim lăng thảo, hạn liên thảo, mặc hán liên, cỏ mực… với danh pháp khoa học là Eclipta prostrata, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây cỏ mực được tìm thấy phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Pakistan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ và một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cỏ mực mọc hoang dại rất nhiều ở ven đường tại các vùng nông thôn. Loài cây này ưa sống ở những vùng ẩm ướt, sinh trưởng và phát triển tốt.
Đặc điểm
Cây cỏ mực hay nhọ nồi thuộc loài cây cỏ, chiều cao từ 30 – 40cm. Dựa vào hình ảnh cây nhọ nồi, có thể thấy thân cây thường có màu đỏ tía hoặc màu lục, mọc lông cứng, ở các mấu phình to hơn. Lá nhọ nồi mọc đối, gần như không có cuống lá, có lông bao phủ hai mặt lá và mép lá có khía răng rất nhỏ. Hoa nhọ nồi nhỏ, màu trắng, thường mọc trên ngọn cây hoặc giữa các kẽ lá. Quả của cây nhọ nồi khá nhỏ, từ 2 – 3mm, có 3 cạnh.
Phân bố
Loài này mọc phổ biến ở những nơi ẩm ướt, từ khu vực ôn đới ấm đến nhiệt đới trên toàn thế giới. Theo Barkley et al. (2006) thì nó được cho là có nguồn gốc tại châu Mỹ nhưng đã du nhập rộng khắp vào miền nam châu Âu, châu Phi, miền nam châu Á và Australasia.
Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế, bảo quản
Toàn bộ các phần mọc trên mặt đất của cây nhọ nồi đều có thể được dùng làm thuốc. Cây có thể được sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng khô đều được. Nếu dùng khô cần thu hoạch trước khi cây ra hoa, lấy toàn bộ các bộ phận của cây mọc lộ thiên trên mặt đất rồi đem phơi khô. Khi cần dùng thì rửa lại với nước và để ráo, cắt thành từng đoạn từ 3 – 5cm và phơi khô. Tùy vào từng bài thuốc mà có thể sao cháy hoặc sao qua để tối ưu công dụng cầm máu của cây nhọ nồi.
Thành phần hóa học của cỏ nhọ nồi
Trong cây cỏ mực, người ta tìm thấy nhiều thành phần hóa học có tác dụng dược lý quan trọng như Alcaloid (ecliptin, nicotin và coumartin lacton), caroten và wedelolacton – một chất curmarin lacton từ đó tách ra được một flavonozit và chất demetylwedelacton. Ngoài ra còn có chất đắng, tannin và một ít tinh dầu.
Sử dụng cỏ nhọ nồi
Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, vào 2 kinh Can và Thận; có tác dụng bổ thận âm, lương huyết (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu), thanh can nhiệt, làm đen râu tóc,…Trong dân gian thường dùng cỏ mực giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, chảy máu cam…
Loài này có công dụng truyền thống ở Ayurveda. Ở Ấn Độ, nó được gọi là bhangra hoặc bhringaraj. Sài đất được biết đến với những cái tên giống nhau, vì vậy hoa trắng E. alba được gọi là bhangra trắng và hoa vàng W. calendulacea được gọi là bhangra vàng.
Ở Đông Nam Á, toàn cây khô được dùng trong y học cổ truyền, mặc dù không có nghiên cứu lâm sàng chất lượng cao nào chỉ ra rằng những cách sử dụng trên có tác dụng.
Nó có thể được dùng để chữa chảy máu bên trong và bên ngoài, rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, trĩ, đại tiểu tiện ra máu, nôn và ho ra máu, chảy máu dưới da; còn chữa ban sởi, ho, hen, viêm họng, bỏng, nấm da, tưa lưỡi. Ngày 12-20 g cây khô sắc hoặc 30-50 g cây tươi ép nước uống.
Tác dụng của cây cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi chứa tinh dầu, tanin, chất đắng, alcaloid, các dẫn chất thiophen, như dithienyl acetylen ester, α terthienyl, terthienyl aldehyd ecliptal, các chất wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, daucosterol; saponin: ecliptasaponin A, B, C.
Cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu do tăng tổng lượng prothrombin trong máu. Với liều 3g/kg chuột, tăng thời gian Quick rõ rệt, tăng trương lực của tử cung cô lập, tăng prothrombin, không làm tăng huyết áp, không giãn mạch, còn tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn than, trực khuẩn đại tràng.
Theo Y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có tác dụng lương huyết chỉ huyết, tư âm bổ thận. Dùng trị các chứng xuất huyết, thổ huyết, khái huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, băng huyết, ngoài ra cây nhọ nồi chữa đau dạ dày, lá nhọ nồi hạ sốt, …
Liều dùng, ngày 6 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc tán, dùng tươi, lượng 50 – 100g, vò lấy dịch uống.
Người đại tiện lỏng, tỳ vị hư hàn không nên dùng.
Tác dụng dược lý của cỏ nhọ nồi
Mặc dù nhọ nồi chỉ là loài cây nhỏ bé mọc hoang, nhưng lại có rất nhiều tác dụng tốt. Chính vì vậy dã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện, phát hiện ra các hoạt tính sinh học bất ngờ của loại cây này.
Tác dụng cầm máu
Trong dân gian, nhọ nồi thường được sử dụng như loại thuốc bổ máu, chữa ho ra máu, chảy máu cam… Cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu vì khả năng làm tăng tổng lượng prothrombin (yếu tố giúp đông máu), có cơ chế giống với vitamin K (là thành phần quan trọng giúp tổng hợp ra các yếu tố đông máu). Hoạt tính cầm máu của 1g bột nhọ nồi khô tương đương với 1,33 mg vitamin K.
Tác dụng kháng khuẩn
Thảo dược này được nghiên cứu có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu, Bacillus anthracis, Bacillus subtilis.
Nghiên cứu về tác dụng chiết suất cỏ nhọ nồi, được thực hiện trên nhóm chuột bị gây nhiễm trùng bằng đường tiêm. Kết quả cho thấy cỏ nhọ nồi có thể cải thiện được quá trình điều trị chuột nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm khuẩn tại nồng độ 20mg/ml.
Tác dụng kháng viêm
Viêm là các phản ứng sinh học xảy ra trong cơ thể, có tác dụng bảo vệ khi cơ thể bị tấn công bởi các yếu tố gây hại. Viêm được coi là phản ứng tốt cho cơ thể trong những trường hợp bình thường. Tuy nhiên khi các tế bào miễn dịch hoạt động quá mức, thì tình trạng viêm lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất Wedelolactone trong cỏ nhọ nồi có tác dụng ức chế quá trình sinh các yếu tố tiền viêm như cytokine TNF, IL-6, IL12p40. Từ đó làm giảm quá trình gây viêm.
Và các tác dụng khác
Nhọ nồi có tác dụng làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin. Còn có thể làm co thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu. Vì tác dụng ấy nên cỏ nhọ nồi khi sử dụng trên thỏ có thai có thể gây sẩy thai.
Cao lỏng lá nhọ nồi đã được áp để điều trị 70 bệnh nhân bị viêm âm đạo (23 người do tạp khuẩn, 26 do nấm và 21 do Trichomonas). Tẩm cao lỏng lá nhọ nồi vào bấc, bôi khắp diện âm đạo. Sau 6 – 8 giờ, bệnh nhân rút bấc ra. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ đối với viêm âm đạo do tạp khuẩn: 86.3%, đối với nấm: 73%, đối với Trichomonas là 61.9%.
Nghiên cứu trên chuột bị gây tổn thương gan bằng paracetamol, cỏ nhọ nồi với liều 4g/kg có tác dụng bảo vệ gan biểu hiện qua hoạt độ của AST, ALT, hạn chế được một phần tổn thương trên giải phẫu vi thể gan.
10 tác dụng của cây cỏ nhọ nồi
Tác dụng đối với gan
Tác dụng cây nhọ nồi đối với gan nằm ở hàm lượng flavonoid cao cùng một số hoạt chất sinh học khác, ví dụ như wedelolactone. Nhờ vậy mà từ lâu, cỏ nhọ nồi đã được các bác sĩ y học cổ truyền Ấn Độ dùng để cải thiện chức năng gan và điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan vàng da.
Năm 2015, thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu về tác dụng của dịch chiết ethanol có trong cỏ mực. Theo đó, dịch chiết này đã được chứng minh là có khả năng tăng cường hoạt động của các enzyme chống oxy hóa gan, tăng trọng lượng gan. Ngoài ra, cỏ mực còn có công dụng tái tạo tế bào gan, bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, chất độc trong thực phẩm.
Tác dụng kháng khuẩn
Cây cỏ mực cũng được dùng với mục đích chống nhiễm trùng. Ví dụ như điều trị chứng tưa lưỡi (nấm lưỡi), mụn nhọt đầu đinh, nhiễm trùng đường tiết niệu…
Năm 2011, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về khả năng kháng khuẩn của nhiều loại dược liệu, bao gồm cả cây nhọ nồi. Kết quả cho thấy loại dược liệu này có thể kháng lại 9 loại vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là khuẩn E.coli và tụ cầu khuẩn vàng.
Công dụng giảm đau
Một tác dụng của cây nhọ nồi khác cũng rất quan trọng đó là giảm đau. Cỏ nhọ nồi tươi là thành phần quan trọng trong các bài thuốc cổ Ấn Độ điều trị các bệnh như đau lưng, viêm nha chu, đau răng, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Người ta cũng thực hiện nhiều thí nghiệm trên chuột và nhận thấy khả năng giảm đau của cây nhọ nồi ngang bằng với các loại thuốc giảm đau như aspirin hay codein. Một số nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng, công dụng giảm đau của cây nhọ nồi đến từ hợp chất alkaloid và dịch chiết ethanol của cây.
Điều trị rối loạn tiêu hóa
Cũng theo y học cổ truyền Ấn Độ, ăn cỏ nhọ nồi tươi là bài thuốc hữu hiệu để trị chứng khó chịu ở dạ dày, khó tiêu, táo bón, rối loạn tiêu hóa. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, trong cây nhọ nồi có hàm lượng dồi dào các hoạt chất có khả năng trung hòa axit. Ví dụ như tannin, vitamin K, flavonozit, carotene…
Điều trị viêm đường hô hấp
Các thành phần có trong cây cỏ mực có khả năng kháng viêm, làm tan đờm. Từ đó giúp điều trị các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, cúm, ho có đờm do cảm lạnh, ho khan…
Chống nhiễm trùng bàng quang
Có đến 80% các ca nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra bởi vi khuẩn E.coli. Cỏ mực có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn vô cùng tuyệt vời, kể cả E.coli. Đồng thời giúp hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra do nhiễm khuẩn huyết khi mắc viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu.
Tốt cho tóc
Dịch chiết của cây cỏ mực có chứa methanol – một thành phần có khả năng kích thích các nang tóc, có tiềm năng rất lớn trong việc cải thiện chứng rụng tóc, hói đầu. Ngoài ra, cỏ nhọ nhồi cũng được cho là có công dụng phòng chống tóc bạc sớm.
Để dưỡng tóc với cỏ mực, bạn chỉ cần pha trộn loại thảo dược này với dầu dưỡng tóc, sau đó massage da đầu và tóc để kích thích tóc mọc dày hơn, hạn chế tóc rụng. Nếu muốn ngăn tóc bạc sớm thì dùng kết hợp cây nhọ nồi, rượu gạo và mật ong.
Tốt cho mắt
Trong cây nhọ nồi có hàm lượng dồi dào carotene. Đây là chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp nâng cao sức khỏe đôi mắt. Nhiều người còn cho rằng cây nhọ nồi còn có khả năng ức chế các gốc tự do, ngăn chặn quá trình gây ra bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa mắt.
Tốt cho tim mạch
Cây nhọ nồi là phương thuốc hỗ trợ kiểm soát huyết áp, giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó duy trì sức khỏe tim mạch. Theo các nhà khoa học, sở dĩ cỏ mực có công dụng giảm huyết áp là nhờ tính lợi tiểu của dược liệu này.
Một nghiên cứu công bố trên thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ công bố kết quả thử nghiệm dịch chiết ethanol của cây nhọ nồi lên chuột bị tăng mỡ máu. Kết quả cho thấy dịch chiết giúp làm giảm mỡ máu, tăng khối lượng gan và giảm cân ở chuột.
Phòng chống ung thư
Các nhà khoa học Ấn Độ vào năm 2011 đã phát hiện ra công dụng của cây nhọ nồi trong việc loại bỏ và ức chế sự phát triển tế bào ung thư, giúp ích rất nhiều khi điều trị ung thư gan. Một nghiên cứu cũng cho thấy, cây nhọ nồi chứa các hoạt chất làm mất kết nối giữa các phân đoạn DNA, tiêu diệt các tế bào ung thư.
Điều trị sốt
Cỏ nhọ nồi cũng là vị thuốc điều trị sốt hiệu quả theo y học cổ truyền. Bên cạnh đó, loài cây này cũng có công dụng điều trị sốt phát ban, sốt xuất huyết, trúng thử.
Cỏ nhọ nồi trị được bệnh gì?
Theo Đông y, Nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính mát có tác dụng bổ thận, mạnh xương, đen tóc, mát huyết, cầm máu, giải độc.
Ngoài tác dụng cầm máu, nhọ nồi còn được sử dụng để chữa các bệnh như: sởi, ho, viêm họng, lao phổi, bỏng, bệnh nấm ở da, di mộng tinh. Dân gian còn dùng nước ép lá nhọ nồi đun nóng với dầu dừa hoặc dầu vừng giúp làm mọc tóc.
Liều dùng:
- Mỗi ngày dùng 20g cây khô, dưới dạng thuốc sắc uống.
- Dùng tươi từ 30 – 50g, giã vắt lấy nước uống, còn bã đắp vết thương.
Một số chứng bệnh thường dùng cỏ nhọ nồi
Sốt cao, trúng thử
Dùng 50 – 100g lá tươi cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã vắt lấy dịch uống hoặc sắc uống.
Cam thảo đất 16g, cây cối xay 16g, ké đầu ngựa 12g, sài đất 20g, củ sắn dây 20g, cỏ mực 20g. Sắc lấy nước uống 1 thang/ngày.
Sốt xuất huyết, sốt phát ban
Thành phần: cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống.
Rong kinh, rong huyết
Cỏ nhọ nồi, sinh địa, hoài sơn, mỗi vị 16g, đương quy, thỏ ty tử, bạch thược, ích mẫu, mỗi vị 12g, hương phụ 10g, sắc uống, ngày một thang.
Chảy máu cam, đại, tiểu tiện ra máu
Cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, huyết dụ, đều sao cháy, đồng lượng 12g, sắc uống, ngày một thang.
Chữa động thai ra máu
Cỏ nhọ nồi, ngải cứu, trắc bách diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 16g, củ gai , cành tía tô, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.
Chữa tóc bạc sớm
Rửa sạch một nắm cỏ nhọ nồi vừa đủ, nấu cô đặc thành cao rồi cho thêm một lượng vừa phải nước gừng và mật ong. Nấu cho cô đặc lại lần nữa. Cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi dùng lấy 1 – 2 muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày.
Chữa chứng tưa lưỡi ở trẻ
Giã nát một ít lá nhọ nồi và lá hẹ, lấy nước cốt hòa với chút mật ong sau đó chấm lên lưỡi của bé. Làm 2 giờ/ lần sẽ giảm tưa lưỡi ở trẻ.
Chữa đau dạ dày
Rửa sạch 200-300 gr cỏ nhọ nồi, xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Mỗi sáng nên uống 1 ly 200-250ml.
Ngoài dùng nhọ nồi, nghệ cũng được coi là thần dược chữa đau dạ dày. Người bệnh có thể dùng nghệ chữa đau dạ dày rất hiệu quả.
Vị thuốc chữa chảy máu cam
16g cam thảo đất, 20g hoa hòe sao đen, 20g cây cỏ mực. Sắc uống 1 thang/ngày.
Vị thuốc chữa bệnh gan
20g nữ trinh tử, 15g đương quy, 15g trạch tả, 30g cây cỏ mực. Nếu mắc gan nhiễm mỡ do uống nhiều rượu bia thì thêm 15g chỉ củ tử, 15g bồ công anh, 30g cát căn. Người mắc gan nhiễm mỡ do béo phì thì thêm 15g lá sen, 6g đại hoàng. Sắc lấy nước uống 1 thang/ngày.
Vị thuốc trị viêm họng
Cam thảo 16g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 20g, củ rẻ quạt 12g, cây cỏ mực 20g. Sắc uống 1 thang/ngày, uống trong 3 – 5 ngày.
Trị eczema ở trẻ
50g cỏ nhọ nồi sắc lấy nước cô đặc, thoa trực tiếp vào vết eczema trong 2 – 3 ngày.
Trị tiểu đường
10g nữ trinh tử, 10g nam sa sâm, 10g ngọc trúc, 10g mạch môn đông, 5 quả ô mai, 30g lư căn tươi, 10g cỏ mực. Sắc lấy nước uống 1 thang/ngày.
Trị nhức đầu, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc ở phụ nữ mãn kinh
9g nữ trinh tử, 9g ngưu tất, 9g lá dâu, 12g sinh địa, 12g bạch thược, 9g hoa cúc, 6g xuyên khung, 9g đương quy, 6g hồng hoa, 9g hoàng cầm, 9g cỏ mực. Sắc lấy nước uống 1 thang/ngày.
Trị đái dắt, tiểu tiện khó, đau lưng, viêm cầu thận
15g bồ hoàng, 15g xích thược, 15g bạch thược, 10g đương quy, 10g thục địa, 30g tiểu kế, 10g xuyên khung, 30 cỏ mực. Sắc uống 1 thang/ngày.
Bổ âm điều kinh
10g đan sâm, 10 bạch thược, 15g sinh địa, 10g nguyên sâm, 10g thanh hao, 12g cỏ mực. Sắc uống 1 thang/ngày.
Trị viêm tuyến tiền liệt
10g vương bất lưu hành, 6g đương quy, 24g thổ phục linh, 12g nữ trinh tử, 10 tỏa dương, 15g hoàng kỳ, 15g đẳng sâm, 12g thỏ ty tử, 10g ích trí nhân, 15g thục địa, 15g câu kỷ tử, 15g cỏ mực. Sắc uống 1 thang/ngày.
Trị xuất huyết tử cung, ích khí bổ thận
15g phúc bồn tử, 6g thăng ma, 15g nữ trinh tử, 10g kinh giới sao, 15g sinh địa, 15g thục địa, 15g bạch thược, 60g hoàng kỳ, 30g cỏ mực. Sắc uống 1 thang/ngày.
Trị viêm dạ dày
10 quả táo tàu, 12g cỏ mực, sắc uống 1 thang/ngày chia làm 2 lần sáng và tối.
Thuốc giảm cân
15g cỏ mực, hãm nước sôi và uống thay trà.
Chiết xuất cỏ nhọ nồi là gì?
Một loại thực vật phổ biến ở Hàn Quốc, cỏ nhọ nồi có đặc tính chống oxy hóa và làm dịu da mạnh mẽ. Còn được gọi là cây cỏ mực hay hàn liên thảo, loại thực vật không hương liệu này là một thành viên của gia đình hướng dương.
Chiết xuất cỏ nhọ nồi được điều chế để sử dụng trong nhiều trường hợp. Có tác dụng trong cả cải thiện sức khỏe và làm đẹp.
Công dụng của cỏ nhọ nồi (cỏ mực) trong làm đẹp
Tác dụng của cây cỏ nhọ nồi trong làm đẹp da
Trong dân gian, cỏ mực còn được gọi bằng nhiều cái tên quen thuộc khác như cỏ nhọ nồi, kim lăng thảo, hạ liên thảo, mặc hạn liên,…
Cỏ mực chứa hàng loạt dưỡng chất qúy có thể kể đến là vitamin A, vitamin K, vitamin E, Carotene, và tinh dầu giúp bổ sung độ ẩm và đẩy lùi quá trình lão hóa da.
Bên cạnh đó, hoạt chất Saponin trong cỏ mực có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt, giúp ngăn ngừa mụn xuất hiện.
Với những hoạt chất kể trên có thể dễ dàng lý giải tại sao cỏ mực lại có công dụng làm da hiệu quả đến như vậy.
Chà trực tiếp lên da trị mụn
Đây là một trong những cách làm đẹp da bằng cỏ mực vô cùng đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả trị mụn khiến bạn ngỡ ngàng.
Nguyên liệu:
- 50g lá cỏ mực.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem rửa sạch lá cỏ mực và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra, để ráo nước.
- Bước 2: Đem giã nát bằng cối hoặc bỏ vào máy xay.
- Bước 3: Làm sạch mặt bằng sữa rửa mặt rồi chà nhẹ nhàng phần lá cỏ mực đã giã nát lên vùng da bị mụn.
- Bước 4: Lặp lại động tác này trong khoảng 15 phút rồi rửa lại mặt bằng nước sạch.
Sau khi chà trực tiếp cỏ mực lên vùng da bị mụn, làn da của bạn sẽ lưu lại những vệt đen. Chính vì vậy, bạn chỉ nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.
Thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần sẽ giúp tình trạng mụn được cải thiện rõ rệt.
Uống nước cây cỏ nhọ nồi
Nếu bạn đang tìm kiếm thức uống vừa đẹp trong khỏe ngoài thì không nên bỏ lỡ nước uống từ cây cỏ mực.
Bạn có thể rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt uống hoặc dùng cỏ mực khô sắc thuốc để uống.
Nguyên liệu:
- 15 – 20g cỏ mực khô.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa qua cỏ mực khô bằng nước sạch.
- Bước 2: Đem sắc với khoảng 500ml nước, đun đến khi còn khoảng 200ml thì tắt bếp.
Bạn nên thực hiện cách này mỗi tuần 3 – 4 lần.
Nấu canh cỏ nhọ nồi thanh nhiệt giải độc
Canh cỏ mực không chỉ là món canh bổ dưỡng mà còn giúp thanh nhiệt, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Nguyên liệu:
- 2 – 3 nắm lá cỏ mực non.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch và ngâm với nước muối để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh.
- Bước 2: Đun sôi nước rồi thả lá cỏ mực vào, sau đó thêm gia vị cho vừa ăn.
- Bước 3: Tiếp tục đun trong khoảng 3 – 4 phút rồi bắc ra và thưởng thức.
Khi dùng cỏ mực để nấu canh, bạn chỉ nên chọn lá cỏ mực non, xanh và không bị sâu hoặc úa vàng, đặc biệt không chọn những phần có chứa hoa.
Mặc dù, cỏ mực rất hữu hiệu trong quá trình làm đẹp da nhưng bạn không nên lạm dụng, sử dụng hàng ngày. Thực hiện 1 lần/tuần kết hợp với biện pháp thoa trực tiếp lên da sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu làn da căng mịn, chắc khỏe.
Lưu ý làm đẹp da bằng cây cỏ nhọ nồi
Bạn tham khảo một số lưu ý sau để hành trình làm đẹp da bằng cỏ mực đạt hiệu quả tối ưu:
- Cỏ mực có tính hàn. Do đó, những người bị tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, rối loạn chức năng đại tràng,… không nên sử dụng cỏ mực để nấu canh hoặc sắc nước uống.
- Làm đẹp da bằng cỏ mực là phương pháp làm đẹp da từ thiên nhiên nên có tác dụng khá chậm. Vì vậy, bạn cần kiên trì thực hiện trong uống ngoài thoa để đạt hiệu quả làm đẹp da như mong muốn.
- Cỏ mực chỉ có tác dụng trị mụn trong trường hợp mụn nhẹ còn trong trường hợp mụn mủ, sưng viêm nhiều thì bạn cần tham khảo ý kiến các chuyên gia da liễu trước khi sử dụng.
- Cỏ mực khá lành tính nhưng để tránh trường hợp da bị kích ứng, bạn nên thử một chút ra tay trước khi thoa lên mặt.
- Để tránh tình trạng mụn nặng thêm, bạn nên ngâm cỏ mực với nước muối trước khi sử dụng để loại bỏ hết bụi bẩn, vi sinh vật gây bệnh.
- Làm sạch mặt trước khi chà cỏ mực lên vùng da bị mụn giúp các dưỡng chất có thể dễ dàng thấm vào da.
Cách chữa tóc bạc sớm từ cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực, cây nhỏ, thân có lông mọc hoang ở khắp nơi nước ta.
Theo đông y, cỏ mực có tính mát, vị ngọt vào các kinh can và thận với tác dụng tư âm, bổ thận, chắc răng, lương huyết, hoa mắt, chóng mặt, nôn ra máu, can thận âm.
Theo nghiên cứu từ Viện Dược liệu, nhọ nồi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ức chế ung thư, cải thiện quá trình tuần hoàn máu giúp da dẻ mịn màng, râu tóc đen mượt.
Để chữa tóc bạc sớm bằng cỏ nhọ nồi, bạn cần thực hiện theo 2 sau đây:
Cách 1: Sắc nước uống
Nguyên liệu: 15g cỏ nhọ nồi, 15g hà thủ ô, 15g nữ trinh tử, 10g thục địa.
Cách thực hiện:
Bước 1: Đem tất cả các vị thuốc trên rửa sạch cho vào ấm sắc cùng với 2-3 bát nước.
Bước 2: Sắc đến khi cạn chỉ còn một bát nước.
Cách sử dụng: Sử dụng bài thuốc này uống hàng này, mỗi ngày 1 lần và liên tục trong 30 ngày. Đây là cách chữa tóc bạc sớm từ cỏ nhọ nồi khá hiệu quả, tóc sẽ chắc khỏe hơn, giảm thiểu tình trạng gãy rụng.
Cách 2: Nhuộm tóc đen bằng nhọ nồi
Nhuộm tóc đen bằng cỏ nhọ nồi là một phương pháp tự nhiên an toàn cho sức khỏe. Thay vì sử dụng thuốc nhuộm có chứa hóa chất bạn nên thực hiện theo cách này để sở hữu một mái tóc đen dài như ý.
Nguyên liệu: 1 nắm lá nhọ nồi
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá nhọ nồi, để ráo nước cho vào cối giã lấy nước.
Bước 2: Chắt lấy nước nhọ nồi cho vào nồi trộn với dầu vừng và dầu dừa đun nóng. Dùng hỗn hợp này để gội đầu nên kết hợp với massage để hỗn hợp thẩm thấu tốt hơn vào tóc và da đầu.
Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng cây cỏ nhọ nồi
Uống nước cỏ nhọ nồi nhiều có sao không?
Bất kỳ loại cây cỏ hay dược liệu nào khi sử dụng quá nhiều đều không tốt cho cơ thể. Chính vì thế, bạn nên sử dụng cỏ mực với tần suất vừa phải để phát huy tối đa công dụng làm đẹp mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Cây cỏ nhọ nồi có tác hại gì không?
Nếu được sử dụng đúng cách với mức độ vừa phải, cây cỏ mực không gây ra bất kỳ tác hại nào đối với cơ thể. Tuy nhiên, những người có bệnh lý nền hoặc thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,… nên cân nhắc trước khi sử dụng cỏ mực.
Bà bầu có được uống nước cây cỏ nhọ nồi hay không?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng bà bầu không nên uống nước cây cỏ mực. Cỏ mực được chứng minh là có khả năng gây rối loạn đông máu và hạ huyết áp ở bà bầu. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai.
Một trong những tác động của rối loạn đông máu đến thai nhi đó là ngăn cản quá trình phát triển của thai nhi, khiến trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân, gầy yếu.
Đồng thời, hạ huyết áp có thể khiến bà bầu hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, thiếu máu, oxy lên não và thiếu máu chứa oxy để nuôi dưỡng thai nhi.
Thêm vào đó, bà bầu khi sử dụng cỏ mực còn đối diện với nguy cơ bị tiền sản giật, đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Hy vọng bài viết trên của Mela đã giúp bạn biết được công dụng thần kỳ của chiết xuất cỏ nhọ nồi đối với sức khỏe con người nói chung và làm đẹp. Nếu bạn đang muốn mua chiết xuất cỏ nhọ nồi hoặc các loại sản phẩm liên quan thì hãy lưu ý tìm tới các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ uy tín, đáng tin cậy.
Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm, hãy tham khảo thông tin chi tiết và đặt mua TẠI ĐÂY!!!!