Bảng thành phần của các loại mỹ phẩm thường có rất nhiều chất hóa học mà chúng ta không thể biết hết tác dụng. Mỗi thành phần sẽ có công dụng riêng, khi kết hợp sẽ tạo thành một sản phẩm hoàn hảo. Đối với các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt thì thành phần có chức năng tẩy rửa, tạo bọt được sử dụng khá nhiều. Một trong những thành phần đó chính là Sodium Lauryl Ether Sulfate. Vậy bạn biết gì về chất này? Dù được sử dụng phổ biến nhưng liệu nó có an toàn với da? Hãy cùng Mela khám phá trong bài viết này nhé!
Sodium Lauryl Ether Sulfate là gì?
Khái niệm
Sodium Lauryl Ether Sulfate, viết tắt là SLES có tên gọi khác là Sodium Laureth Sulfate. Đây là một chất tẩy rửa anion và chất hoạt động bề mặt được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Sodium Lauryl Ether Sulfate có tác dụng làm sạch da và tóc hiệu quả nên được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt chính trong các sản phẩm tẩy rửa như sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội,…. Trong thuốc diệt cỏ, Sodium Lauryl Ether Sulfate được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt để cải thiện khả năng hấp thụ các hóa chất diệt cỏ.
Hoạt tính hóa học
SLES có hoạt tính hóa học nhẹ hơn với SLS (Sodium Lauryl Sulfate) do nó trải qua quá trình ethoxylate hóa. Ngoài ra nó cũng có giá thành rẻ hơn nhiều so với SLS. Chính vì thế nó là thành phần thay thế phù hợp và hiệu quả nhất cho SLS.
Tuy nhiên, SLES với khả năng làm sạch mạnh mẽ có thể phá vỡ lớp dầu tự nhiên của da, có khả năng gây ra một số vấn đề về da như khô da, đỏ da, bong da, ngứa,… Tỷ lệ sử dụng SLES được nhà sản xuất khuyến cáo là nhỏ hơn 27% trong các sản phẩm làm sạch da và tóc. Đối với Sodium Lauryl Ether Sulphate 70, hoạt chất SLES là 70% nên lượng sử dụng tối đa là 38% trong các sản phẩm.
Công thức hóa học của SLES là CH3(CH2)10CH2(OCH2CH2)nOSO3Na. Số mà n đại diện được chỉ định trong tên, ví dụ laureth-2 sulfate. Laureth-3 sulfate là loại phổ biến nhất trong các sản phẩm thương mại.
Sản xuất SLES
SLES được điều chế bằng cách ethoxyl hóa rượu dodecyl được sản xuất công nghiệp từ dầu hạt cọ hoặc dầu dừa. Ethoxylate thu được được chuyển thành một nửa este của axit sunfuric, sau đó được trung hòa bằng cách chuyển đổi thành muối natri .
Đặc điểm nổi bật của SLES
- Sodium lauryl ether sulfate (SLES) có dạng sệt, màu trắng trong hoặc vàng nhạt với độ nhớt cao. Nó có nguồn gốc từ dầu hạt cọ hoặc dầu dừa.
- SLES là chất làm sạch bụi bẩn tuyệt vời, giúp hòa tan dầu vào nước để loại bỏ dầu thừa trên da, làm sạch da và tóc.
- Sodium Lauryl Ether Sulfate N70 có dạng đặc sánh, có màu trắng, trắng ngà và không mùi.
- Khối lượng phân tử của Sodium Lauryl Ether Sulfate N70 là 288,372 g/mol, nhiệt độ nóng chảy là 206°C, khối lượng riêng là 1,05 g/cm³, khối lượng mol là khoảng 420 g/mol.
Một số tên gọi khác của Sodium Lauryl Ether Sulfate
- Sodium laureth sulfate
- Sodium laureth sulphate
- Sodium lauryl ether sulphat
- SLES
Cách nhận biết sản phẩm có SLES hay không?
Sodium lauryl ether sulfate được liệt kê trên nhãn dưới các tên khác nhau bao gồm:
- Alpha-sulfo-omega-(dodecyloxy) poly (oxy-1,2-ethanediyl)
- dodecyl sodium sulfate
- sodium salt
- PEG-(1,4) lauryl ether sulfate
- sodium salt
- poly (oxy-1,2-ethanediyl)
- sodium polyoxyethylene lauryl sulfate
- sodium salt
- poly (oxy-1,2 ethanediyl)
- A-sulfo-W (dodecyloxy)
- sodium salt
- poly (oxy1,2 ethanediyl)
- polyethylene glycol (1,4) lauryl ether sulfate
- sodium salt
- polyoxyethylene (1,4) lauryl ether sulfate
- sodium salt
- sodium PEG lauryl ether sulfate
- sodium polyoxyethylene lauryl ether sulfate
Ứng dụng của SLES
Sodium Lauryl Ether Sulfate là chất dùng để tạo bọt cho một số sản phẩm chăm sóc cá nhân, phổ biến nhất là dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng.. Mục đích chính của thành phần này là hoạt động như một chất tẩy rửa nhằm làm sạch bụi bẩn, bã nhờn trên da với hiệu suất cao. Một số sản phẩm sử dụng Sodium Lauryl Ether Sulfate:
- Các sản phẩm chăm sóc tóc: SLES được các nhà sản xuất sản phẩm về tóc sử dụng nhiều. Họ sử dụng để sản xuất:
- Dầu gội
- Thuốc nhuộm
- Gel tạo kiểu tóc
- Dược liệu trị giàu
- Các sản phẩm chăm sóc cá nhân: SLES cũng được sử dụng rất nhiều nhưng chủ yếu tập trung trong các loại sản phẩm tẩy rửa như:
- Kem cạo râu
- Sữa rửa mặt
- Nước tẩy trang
- Nước rửa tay
- Tẩy tế bào chết
- Các sản phẩm chăm sóc răng miệng:
- Kem đánh răng
- Nước súc miệng
- Thuốc tẩy trắng răng
- Kem và sữa dưỡng thể:
- Kem chống nắng
- Mặt nạ
- Kem trị rụng lông
- Kem chống ngứa
- Các sản phẩm sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày:
- Bột giặt
- Nước rửa chén
- Ngoài ra, SLES còn được tìm thấy trong những chất tẩy rửa công nghiệp trong ngành công nghiệp in và nhuộm, dầu khí, da với nồng độ cao. Nó cũng được dùng trong những dung dịch phun xịt khử khuẩn, chất bôi trơn, chất tẩy dầu mỡ. Thành phần này tạo ra kết cấu tạo bọt là kết cấu chính trong các sản phẩm làm sạch giúp loại bỏ bụi bẩn và dầu.
SLES có an toàn không?
Các thử nghiệm ở Hoa Kỳ cho thấy SLES an toàn cho người tiêu dùng. Bộ Y tế và Người cao tuổi của chính phủ Úc và Chương trình Đánh giá Hóa chất Công nghiệp Quốc gia (NICNAS) đã xác định rằng SLES không gây ung thư. Vấn đề chính với hóa chất này là nó thường bị nhiễm ethylene oxide và 1,4 dioxane – sản phẩm phụ phổ biến của quá trình sản xuất SLES. Những chất này có thể gây ung thư. Có thể loại bỏ 1,4-dioxane ra khỏi mỹ phẩm trong quá trình sản xuất bằng cách hút chân không, nhưng không có cách nào để người tiêu dùng biết liệu các sản phẩm có chứa Sodium Lauryl Ether Sulfate có trải qua quá trình này hay không.
Kích ứng
Tuy nhiên SLES có thể gây nên tình trạng kích ứng.
Kích ứng dễ gặp phải khi sử dụng các sản phẩm có chứa SLES:
- mắt
- da
- miệng
- phổi
Đối với những người có làn da nhạy cảm, SLES cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó gây mụn.
Một số sản phẩm chăm sóc da có nồng độ SLES khá thấp chỉ từ 1 đến 2%. Dầu gội có nồng độ SLES cao hơn, từ 10 đến 25%, nhưng vẫn nằm trong mức an toàn. Các sản phẩm này tiếp xúc càng lâu với da và mắt thì nguy cơ kích ứng càng cao. Do đó, bạn nên rửa sạch sản phẩm ngay sau khi sử dụng để giảm nguy cơ kích ứng.
Nồng độ SLES trong các sản phẩm tẩy rửa cũng tương đối cao. Vậy nên dù có tiếp xúc với Sodium Lauryl Ether Sulfate lâu dài hay không thì bạn cũng có thể bị kích ứng. Cách tốt nhất là bạn nên mở cửa sổ hoặc có nguồn thông gió để tránh kích ứng phổi.
Có nên sử dụng SLES cho da đầu không?
Không có câu trả lời cụ thể cho vấn đề này bởi nó còn tùy thuộc vào vấn đề da đầu bạn đang gặp phải. Nếu bạn lo lắng về các kích ứng có thể xảy đến và biết rằng các sản phẩm chứa sulfate có thể là nguyên nhân thì bạn có thể tìm các sản phẩm thay thế không chứa sulfate. Việc nó ảnh hưởng đến da đầu như thế nào cũng có thể phụ thuộc vào thương hiệu và nhà sản xuất. Không phải tất cả các nguồn nguyên liệu đều giống nhau.
Đối với tóc khô hoặc mỏng bạn nên tránh sử dụng SLES bởi chất tóc này dễ bị tổn thương dưới tác động của sulfate. Nó sẽ rửa trôi và làm mất đi lượng dầu tự nhiên để nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.
Ngoài ra, sulfate còn khiến tóc yếu dễ bị xoăn rối. Khi tiếp xúc với tóc, nó sẽ tạo ra điện tích âm khiến tóc xoăn hơn ngay sau khi gội. Vì thế bạn nên cân nhắc khi sử dụng sản phẩm dầu gội có chứa SLES.
Các khu vực sản xuất Sodium Lauryl Ether Sulfate chính
Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc,… là những thị trường chính sản xuất chất này. Lượng tiêu thụ Sodium Lauryl Ether Sulfate tăng lên mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các nước phát triển, đã thúc đẩy nguồn cung toàn cầu cho các ngành công nghiệp trên thế giới.
Thị trường SLES
Quy mô thị trường của Sodium Lauryl Ether Sulfate dự kiến sẽ vượt 1,5 tỷ USD vào năm 2024. Điều này được cho là do nhu cầu ngày càng tăng của thị trường đối với các sản phẩm chăm sóc cá nhân trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Nó đã thúc đẩy thị trường SLES toàn cầu gia tăng. Ô nhiễm gia tăng và những lo ngại về ngoại hình và sức khỏe cá nhân sẽ ảnh hưởng tích cực đến thị trường chăm sóc cá nhân toàn cầu. Thị trường này đã tạo ra hơn 500 tỷ USD vào năm 2015 và sẽ có tốc độ tăng trưởng khá trong những năm tới.
Hơn nữa, việc thường xuyên phát triển và thương mại hóa các sản phẩm chăm sóc cá nhân mới để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng khách hàng cũng sẽ thúc đẩy thị trường Sodium Lauryl Ether Sulfate toàn cầu trong thời gian tới.
Cách làm dầu gội dưỡng ẩm với Sodium Lauryl Ether Sulfate
- Bước 1: Chọn một cốc thuỷ tinh lớn, cân 50g nước cất 2 lần, EDTA, Glycerin. Sau đó đổ từ từ Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) vào cốc. Có 2 cách hòa tan Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES):
- Cách 1: Dùng máy khuấy có tốc độ cao. Lúc này SLES sẽ tạo bọt mạnh. Bạn chỉ cần để yên hỗn hợp trong 3 đến 8 tiếng là nó sẽ trong suốt và không còn bọt.
- Cách 2: Nếu không có máy khuấy, bạn hãy gia nhiệt nhẹ đến 70 độ C. Nhiệt độ từ 90 đến 100 độ C sẽ làm cho SLES không tạo đặc được. Hãy khuấy đều tay để Sodium Lauryl Ether Sulfate hòa tan và không tạo bọt.
- Bước 2: Cân 0.5g Polyquaternium 10 và 12g nước cất 2 lần vào cốc thủy tinh thứ 2 rồi đun nóng đến 70 độ C. Khuấy đều để Polyquaternium 10 hoàn tan hoàn toàn. Tác dụng của Polyquaternium 10 là làm đặc pha nước.
Các bước tiếp theo
- Bước 3: Sau khi hòa tan Sodium Lauryl Ether Sulfate và Polyquaternium 10 xong, cân Decyl glucoside, Coco Betaine (CAB) và hỗn hợp Polyquaternium 10 trong cốc thứ 2 vào cốc thứ nhất. Khuấy nhẹ để được hỗn hợp được đồng nhất.
- Bước 4: Từ từ rắc NaCl vào cốc thứ nhất để điều chỉnh độ đặc của sản phẩm. Khuấy nhẹ và đều tay cho đến khi NaCl đạt độ đặc ưng ý thì dừng lại.
- Bước 5: Thêm Provitamin B5, chất bảo quản Phenoxyethanol, Tinh dầu vỏ bưởi và một số chiết xuất khác để tạo hương thơm tự nhiên.
- Lưu ý: Hỗn hợp vừa trộn xong sẽ có nhiều bọt và đục màu. Bạn chỉ cần để yên trong 12 tiếng cho hỗn hợp ổn định lại. Sản phẩm sẽ hết bọt và trong suốt.
- Bước 6: Kiểm tra độ pH của sản phẩm bằng giấy pH. Độ pH phù hợp cho tóc là 5-6. Để điều chỉnh độ pH tăng, hãy sử dụng TEA. Nếu muốn độ pH giảm, hãy sử dụng acid citric.
- Bước 7: Cho sản phẩm vào chai để bảo quản và sử dụng dần
Cách bảo quản Sodium Lauryl Ether Sulfate
Cũng giống như các chất hóa học khác, hãy bảo quản Sodium Lauryl Ether Sulfate ở nơi khô ráo thoáng mát và tránh xa tầm tay trẻ em.
Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Lauryl Ether Sulfate
Nếu bạn đã từng kiểm tra danh sách thành phần trên nhãn xà phòng hoặc dầu gội đầu của mình thì có lẽ bạn đã nghe nói đến thuật ngữ Sodium Lauryl SulfatE (SLS) và Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES). Đây đều là chất hoạt động bề mặt tổng hợp được sử dụng để làm sạch và tăng cường bọt.
Chúng thường được tìm thấy trong nhiều loại sản phẩm gia dụng, mỹ phẩm, kem đánh răng cho đến xà phòng lỏng. Chúng loại bỏ bụi bẩn ra khỏi quần áo, bát đĩa và các bề mặt gia dụng. Hai chất này cũng là một thành phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Nhưng chúng ta hãy cùng sẽ xem xét những điểm khác biệt chính giữa Sodium Lauryl Sulfate và Sodium Lauryl Ether Sulfate.
Khác biệt chính
SLS nổi tiếng là chất gây kích ứng da khi để trên da trong thời gian dài. Nó có thể dẫn đến tình trạng:
- da nứt nẻ
- da khô
- da bong tróc
Trong những năm gần đây, nó đã thu hút rất nhiều sự chú ý trên Internet với những tin đồn về việc nó có liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy SLS có liên quan đến điều này.
Mặt khác, SLES thực hiện công việc làm sạch và nhũ hóa tương tự SLS. Nhưng nó ít có khả năng làm trầm trọng các vấn đề về da. SLES nhẹ nhàng hơn SLS và ít rửa trôi độ ẩm dư thừa của lớp biểu bì. Do đó, nó mang lại cảm giác mềm mại, mịn màng và được nuôi dưỡng.
Sodium Lauryl Sulfate là hóa chất gốc được biến đổi để tạo ra Sodium Lauryl Ether Sulfate. Nó được tạo ra thông qua một quá trình gọi là ethoxyl hóa, làm thay đổi thành phần của hợp chất. Quá trình này rất quan trọng vì nó biến SLES thành một hóa chất an toàn hơn, ít mạnh mẽ hơn so với người tiền nhiệm của nó là SLS.
Trong bài viết trên, Mela đã chia sẻ đến các bạn một vài thông tin về Sodium Lauryl Ether Sulfate cũng như những công dụng của nó đối với ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về thành phần này và biết cách sử dụng sao cho phù hợp.