Nếu đọc kỹ nhãn của các sản phẩm chăm sóc cá nhân của mình thì bạn có thể đã thấy cụm từ “cocamidopropyl betaine” ở đâu đó. Bạn có thể không nhận ra nhưng cocamidopropyl betaine là một trong những thành phần phổ biến nhất trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân hiện nay. Bạn sẽ tìm thấy nó trong rất nhiều sản phẩm làm đẹp và sản phẩm tẩy rửa gia dụng nếu. Điều này có thể khiến bạn băn khoăn không biết cocamidopropyl betaine là gì? Nó đóng góp như thế nào vào quy trình chăm sóc da của mình. Nó có gây hại gì cho con người không hay nó có giống như coco-betain không? Hãy cùng Mela tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Cocamidopropyl Betaine là gì?
Cocamidopropyl betaine (viết tắt CAPB), hay còn được biết đến với tên gọi Coco Amido Propyl Betaine, là một hỗn hợp của các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ dầu dừa, dừa hoặc từ tổng hợp. Đây là một chất hoạt động bề mặt nhẹ, được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da, chủ yếu là sữa rửa mặt và sữa tắm.
Cocamidopropyl betaine tồn tại ở dạng lỏng, nhớt, có màu vàng, không có mùi đặc trưng. Cocamidopropyl betaine có thể tan trong nước và cũng có thể tan trong dầu. Đây là nguyên liệu phổ biến được dùng để sản xuất mỹ phẩm chất lượng.
Khi được sử dụng riêng làm chất tẩy rửa nó thường được sử dụng làm chất tẩy rửa trong các sản phẩm dành cho trẻ em vì độ nhẹ nhàng của nó. Trong bất kỳ công thức làm sạch nào, cocamidopropyl betaine cũng có tác dụng tạo bọt hiệu quả. Với hai dạng nguồn gốc là từ thực vật hoặc tổng hợp nên cocamidopropyl betaine được coi là một chất an toàn trong các sản phẩm mỹ phẩm. Nó cũng được coi là có nguy cơ thấp đối với da nhạy cảm dù những nguy cơ này gây nên do các tạp chất có trong sản phẩm chứ không phải bản thân nó. Cocamidopropyl betaine được phép sử dụng tới 3% trong các sản phẩm lưu lại trên cơ thể. Đối với các công thức tẩy rửa, phạm vi nồng độ lớn hơn nhiều, thường là từ 4-40% tùy thuộc vào đặc điểm của công thức.
Nhờ mức giá hợp lý và khả năng làm sạch hiệu quả mà cocamidopropyl betaine đã trở thành một chất thay thế phổ biến cho sulfat. Những chất hoạt động bề mặt này phá vỡ sức căng bề mặt trong nước, làm bong vết bẩn và sau đó rửa sạch.
Điều chế
Quá trình sản xuất cocamidopropyl betaine thường cần hai bước: Đầu tiên, dầu dừa (hoặc axit béo từ dừa) phản ứng với dimethylaminopropylamine, tạo ra thành phần axit lauric chiếm ưu thế. Tiếp theo, dung dịch này được phản ứng với natri monochloroacetate tạo thành C19H38N2O3, hay chính là Cocamidopropyl betaine.
Cơ chế hoạt động
Cocamidopropyl betaine có khả năng hòa tan và tạo bọt tuyệt vời. Ngoài ra, nó còn có khả năng chịu nước tốt, chống tĩnh điện và có khả năng phân hủy sinh học cao. Cocamidopropyl betaine khi kết hợp với các chất hoạt động bề mặt khác sẽ phá vỡ sức căng bề mặt của nước, làm vết bẩn bong ra dễ dàng. Nó cũng cho phép nước và dầu — hai chất thường đẩy nhau — tương tác qua lại với nhau. Điều này giúp nước đưa dầu nhờn, chất bẩn ra khỏi da hoặc tóc.
Các sản phẩm có thể chứa cocamidopropyl betaine
Một số sản phẩm có thể chứa Cocamidopropyl Betaine gồm:
- sữa tắm
- sữa rửa mặt
- dầu gội đầu
- điều hòa
- sản phẩm tạo kiểu tóc
- bộ dụng cụ nhuộm tóc
- kem cạo râu
- nước súc miệng
- tẩy trang
- xà phòng lỏng
- kem đánh răng
- chất tẩy rửa gia dụng
- bột giặt
Độ an toàn
Năm 1991, Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) kết luận rằng cocamidopropyl betaine an toàn khi được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm làm sạch ở một mức độ cho phép. Đối với các sản phẩm lưu lại trên da, nồng độ cocamidopropyl betaine không được vượt quá 3%.
Năm 2004, Hiệp hội viêm da tiếp xúc Hoa Kỳ cho rằng cocamidopropyl betaine là chất gây dị ứng của năm bởi một số người đã bị dị ứng khi sử dụng các sản phẩm có thành phần là nó. Tuy nhiên, đến năm 2012 các nghiên cứu khoa học cho thấy không phải cocamidopropyl betaine không phải là nguyên nhân gây ra dị ứng mà là hai tạp chất được tạo ra trong quá trình sản xuất.
Công dụng
Là một nguyên liệu gần như không thể thiếu trong sản xuất mỹ phẩm. Đặc biệt khi nhu cầu làm mỹ phẩm handmade của các chị em ngày một tăng cao, những sản phẩm handmade này khá được ưa chuộng vì độ an toàn mà nó mang lại. Ngoài ra ní còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho mắt, môi và làn da của bạn.
Nhờ vào đặc tính sát khuẩn, tạo bọt, giữ ẩm cho làn da, điều chỉnh độ mềm của bề mặt và hỗ trợ các chất tẩy rửa dễ dàng nên cocamidopropyl betaine được dùng làm nguyên liệu phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Các sản phẩm sử dụng cocamidopropyl betaine có thể kể đến như dầu gội đầu, sữa tắm, bọt cạo râu. Ngoài ra chất này cũng phù hợp đối với trẻ nhỏ do tính nhẹ dịu của nó nên thường có mặt trong các sản phẩm chăm sóc em bé.
Trong các công thức chăm sóc da và tóc, cocamidopropyl betaine là thành phần quan trọng có vai trò làm mềm. Cocamidopropyl betaine sẽ rửa trôi tế bào chết trên da đầu và cơ thể một cách dễ dàng và nhanh chóng do trong đó có chất làm ướt, làm đặc, chống tĩnh điện,…
Ngoài ứng dụng trong làm đẹp và chăm sóc da, cocamidopropyl betaine còn là chất phụ gia được sử dụng trong cả ngành công nghiệp. Điển hình là sản xuất các chất tẩy rửa, xà phòng giặt, nước lau sàn, kính,… nhờ thành phần lành tính và độ hiệu quả cao. Nó sẽ tạo đặc cho sản phẩm và tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất lỏng khó hòa tan vào nhau.
Tỷ lệ cocamidopropyl betaine được sử dụng sẽ tùy thuộc vào mức độ tạo bọt và làm sạch của từng sản phẩm. Thông thường tỉ lệ cocamidopropyl betaine trong dầu gội đầu là 2-12% còn trong mỹ phẩm là 1-2%.
Mức độ sử dụng được đề xuất của Cocamidopropyl betaine
Cocamidopropyl Betaine lành tính và có hiệu quả cao nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tỷ lệ Cocamidopropyl Betaine trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như sau:
- Sản phẩm tẩy rửa: 2%–40%;
- Mỹ phẩm: 1%–2%;
- Sữa rửa mặt: 20%;
- Dầu gội: 40%.
- Mức sử dụng tối đa: 40%
Cách nhận biết các sản phẩm có chứa cocamidopropyl betaine
Ngoài tên gọi cocamidopropyl betaine thông thường, chất này còn được liệt kê trong bảng thành phần với một số tên gọi thay thế như:
- 1-propanaminium
- Hydroxide inner salt
Trong các sản phẩm làm sạch, cocamidopropyl betaine được liệt kê với tên:
- CADG
- Cocamidopropyl dimethyl glycine
- Disodium cocoamphodipropionate
Lưu ý khi sử dụng
Mặc dù cocamidopropyl betaine có hiệu quả tốt và lành tính nhưng một số người có cơ địa dễ dị ứng có thể gặp phải một vài tác dụng phụ.
Gây khó chịu về da
Một số người nhạy cảm với cocamidopropyl betaine và có thể gặp các triệu chứng liên quan đến da sau khi sử dụng như ngứa ngáy, viêm nhiễm, phát ban. Thông thường, các triệu chứng này sẽ tự hết khi ngừng sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Một số bằng chứng cho thấy những người bị viêm da dị ứng, viêm da cơ địa có thể nhạy cảm với cocamidopropyl betaine. Do đó, những người bị viêm da cơ thể có thể tránh sử dụng các sản phẩm chứa cocamidopropyl betaine.
Kích ứng mắt
Một số sản phẩm chứa cocamidopropyl betaine có thể tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với mắt, chẳng hạn như dung dịch kính áp tròng. Những người nhạy cảm với cocamidopropyl betaine có thể nhận thấy mắt đau, ngứa hoặc đỏ khi sử dụng các sản phẩm này. Nếu những triệu chứng này xảy ra, trước hết bạn phải rửa mắt và vùng da xung quanh dưới vòi nước sạch. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ nếu tình trạng kích ứng không thuyên giảm.
Dị ứng
Theo một đánh giá năm 2012, các tạp chất từ quá trình sản xuất có thể gây ra phản ứng. Những chất gây kích ứng này là amidoamine và 3,3-dimethylaminopropylamine. Các sản phẩm không chứa các tạp chất này dường như không gây ra các phản ứng dị ứng tương tự. Tuy nhiên, rất khó để biết sản phẩm nào có và không có những tạp chất này. Do đó, tốt nhất là những người bị dị ứng này nên tránh cocamidopropyl betaine. Và để hạn chế tình trạng kích ứng da, bạn nên dùng thử sản phẩm trước khi dùng trực tiếp lên da.
Tác động đến môi trường
Cocamidopropyl betaine có thể tác động tiêu cực đến môi trường. Nhóm Công tác Môi trường (EWG) lưu ý rằng cocamidopropyl betaine có thể gây độc cho đời sống thủy sinh. Tương tự, Thư viện Y khoa Quốc gia liệt kê nó là chất rất độc đối với đời sống thủy sinh.
Tuy nhiên, vào năm 2013, một nhà khoa học đã tiến hành đánh giá rủi ro dưới nước và phát hiện ra rằng cocamidopropyl betaine an toàn với môi trường nước. Ngoài ra, do các nhà máy đã xử lý nước thải và cocamidopropyl betaine phân hủy rộng rãi nên nó không tích tụ trong môi trường.
Nhìn chung, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu liệu cocamidopropyl betaine có gây hại cho môi trường hay không và nếu có thì mức độ nguy hại của nó nằm ở mức nào.
Các biện pháp phòng ngừa khi sử dụng
Khi sử dụng cocamidopropyl betaine nguyên chất, nó có thể gây kích ứng cho da. Khi trộn hỗn hợp, hãy chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Sử dụng găng tay (găng tay dùng một lần là lý tưởng nhất)
- Cẩn thận khi xử lý dầu nóng
- Mang kính bảo vệ mắt
- Làm việc trong phòng thông gió tốt
- Giữ nguyên liệu và dầu nóng tránh xa tầm tay trẻ em
- Nếu nuốt phải, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức
- Nếu tiếp xúc với mắt, rửa ngay bằng nước ấm sạch và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề gì
Ngoài các biện pháp phòng ngừa thông thường này, Mela luôn khuyên bạn nên mang theo một bộ sơ cứu bên cạnh. Vì bạn đang làm việc với nước nóng và dầu nên tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng bạn nhé!
Các lựa chọn thay thế
Vì cocamidopropyl betaine có chứa axit béo từ dừa nên đôi khi nó xuất hiện trong các sản phẩm chạy theo xu hướng “greenwashing”. Thuật ngữ này mô tả việc một công ty đang cố gắng thể hiện bản thân hoặc các sản phẩm của mình thân thiện với môi trường hơn so với thực tế.
Nhãn sản phẩm có thể chứa các cụm từ như “tự nhiên” hoặc “thân thiện với môi trường”. Tuy nhiên, điều bạn cần nhớ là cocamidopropyl betaine vẫn chứa propylene glycol, một hợp chất tổng hợp.
Nếu một người muốn tránh cocamidopropyl betaine, họ có thể tìm kiếm các sản phẩm thay thế có chứa coco betaine dịu nhẹ trên da.
Coco betaine cũng là một chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc từ dừa. Tuy nhiên, không giống như cocamidopropyl betaine, nó có nguồn gốc từ thực vật và kết hợp axit béo từ dầu dừa với betaine từ củ cải đường.
Bảo quản cocamidopropyl betaine
Với những loại mỹ phẩm có chứa cocamidopropyl betaine, tốt nhất bạn nên bảo quản chúng ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Coco betaine và cocamidopropyl betaine
Đôi khi bạn có thể thấy danh sách thành phần có ghi coco betaine thay vì cocamidopropyl betaine. Đây không phải là một lỗi đánh máy hoặc viết tắt. Coco betaine là một thành phần khác, mặc dù nó có chức năng tương tự.
Nếu cocamidopropyl betaine chứa cả nguyên tố tự nhiên và tổng hợp thì coco betaine là nguyên tố tự nhiên. Coco trong tên đề cập đến dầu dừa. Betaine hoàn toàn tự nhiên là một axit amin có nguồn gốc từ củ cải đường. Hai chất này có tác dụng tương tự như cocamidopropyl betaine.
Giống như cocamidopropyl betaine, coco betaine cũng là một chất hoạt động bề mặt. Nó hoạt động để tăng hiệu quả làm sạch. Nó cũng có tác dụng tạo bọt và dưỡng ẩm tương tự như cocamidopropyl betaine.
Các thành phần trong coco betaine hoàn toàn có nguồn gốc từ thực vật và không chứa bất kỳ thành phần tổng hợp nào. Nó gần như không phổ biến như phiên bản tổng hợp, nhưng bạn có thể thấy nó ở các sản phẩm hữu cơ hoặc hoàn toàn tự nhiên.
Trên đây là tất cả những thông tin về cocamidopropyl betaine cũng như vai trò của nó trong các sản phẩm chăm sóc da. Mela hy vọng những thông tin này đã giúp bạn biết rõ về một chất được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân hiện nay. Nếu bạn quan tâm đến làm đẹp hãy theo dõi Mela để đón đọc những bài viết hữu ích khác nhé!