Da nhạy cảm đang ngày càng trở thành một loại da phổ biến. Tại Việt Nam, việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng, cộng thêm việc thiếu kiến thức chăm sóc da gây nên những tác hại xấu. Da nhạy cảm có thể có những biểu hiện khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Điều này khiến loại da này đôi khi rất khó để nhận diện và tìm ra cách điều trị. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây, Mela sẽ chia sẻ một số thông tin có thể giúp bạn hiểu thế nào là da nhạy cảm? Da nhạy cảm nên dùng gì để kiểm soát tốt làn da và phương pháp chăm sóc da tốt nhất. Hãy cùng theo dõi nhé!
Da nhạy cảm là gì?
Da nhạy cảm được biết đến là làn da dễ bị viêm nhiễm hoặc phản ứng bất lợi. Ví dụ như ngứa, mẩn đỏ, châm chích sau khi tiếp xúc với các thành phần hóa chất, thuốc nhuộm, mỹ phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da. Tình trạng da mặt bị đỏ sau khi rửa mặt là một ví dụ điển hình.
Đây là một tình trạng khá phổ biến nhưng không phải là một bệnh lý.
Triệu chứng của da nhạy cảm
Các dấu hiệu nhận biết da thường gặp là da nhạy cảm có thể là:
- Da khô
- Căng, đặc biệt là sau khi rửa mặt
- Da có mụn đỏ hoặc tỳ vết
- Da dễ bị kích ứng. Trong một đợt phản ứng của da, các dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm và da bị kích ứng có thể bao gồm: ngứa, phát ban hoặc nổi mề đay dễ thấy (mẩn trên da), sưng và có cảm giác ngứa, da bị đỏ, đau nhói hoặc nóng rát.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da nhạy cảm
Do dị ứng
Nguyên nhân khiến da nhạy cảm có thể do phản ứng của da đối với các thành phần hoặc một số sản phẩm chăm sóc da nào đó. Đây chính là lý do khiến da mặt bị đỏ sau khi rửa mặt.
Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể bị dị ứng với một số thành phần có trong sản phẩm chăm sóc da. Ngay cả khi bạn đã dùng sản phẩm này hoàn toàn bình thường trước đó.
Chứng dị ứng có thể nặng dần theo thời gian. Vì vậy tốt nhất bạn nên tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ da liễu để được kiểm tra khi da xuất hiện dấu hiệu nhận biết da dễ bị dị ứng.
Bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn biết được nên tránh những thành phần nào. Giúp bạn chọn được loại sản phẩm chăm sóc da có thành phần phù hợp nhất.
Tình trạng bệnh lý và thuốc
Những bệnh liên quan đến da như viêm da dị ứng, mụn trứng cá, bệnh vẩy nến, bệnh rosacea (chứng đỏ mặt) và eczema làm tăng khả năng nhạy cảm của làn da.
Một khi bạn đã tìm được cho mình các sản phẩm chăm sóc da an toàn để sử dụng kết hợp với việc kiên trì và chăm chỉ duy trì thói quen chăm sóc da có thể sẽ giúp bạn kiểm soát được các triệu chứng dấu hiệu nhận biết.
Tác nhân phổ biến gây nên những tình trạng trên là do một số loại thành phần thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Vì vậy, hãy luôn đọc kỹ thông tin thành phần trên bao bì. Hoặc hãy hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.
Một số loại thuốc cũng có thể làm cho làn da trở nên nhạy cảm. Đặc biệt là khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bạn sẽ cần phải cẩn trọng hơn. Tránh ánh nắng mặt trời trong thời gian điều trị viêm da dị ứng hoặc các triệu chứng dị ứng.
Do môi trường
Da sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi phải đối mặt với môi trường xấu. Chẳng hạn như tình trạng ô nhiễm nặng hoặc quá nhiều ánh sáng, độ nóng, độ ẩm, máy điều hòa nhiệt độ, lạnh, gió, mưa hay tuyết. Điều này sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ da bị suy yếu.
Ví dụ, bạn có thể cảm nhận được dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm qua bàn tay và khuôn mặt. Khi bạn có cảm giác da khô hơn và nhạy cảm hơn trong mùa đông. Bạn cũng có thể nhận thấy triệu chứng da bị đỏ sau khi rửa mặt xong. Hoặc da trở nên khô căng khi thay đổi thời tiết.
Di truyền
Làn da nhạy cảm bẩm sinh thường là một đặc điểm do gen di truyền. Điều này cũng giống như các loại da khác (bao gồm da khô). Ví dụ, trong gia đình bạn có những người da bị đỏ sau khi rửa mặt thì rất có thể bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng trên.
Rất nhiều trong số những bệnh lý da được chẩn đoán nêu trên có liên quan đến di truyền.
Trong trường hợp da bị nhảy cảm trong một khoảng thời gian dài thì đã đến lúc bạn cần đi khám bác sĩ da liễu.
Lối sống
Một chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, sử dụng rượu bia, hút thuốc, căng thẳng tin thần, cơ thể mất nước và kể cả việc sử dụng các hóa chất mạnh như chất tẩy rửa gia dụng đều có thể khiến làn da trở nên nhạy cảm hơn theo thời gian.
Việc loại bỏ các yếu tố trên có thể giúp bạn xác định được nguyên nhân tác động gây cho da. Từ đó giúp hạn chế tình trạng da bị mẩn đỏ sau khi rửa mặt.
Trang phục, trang sức, vật dụng hàng ngày
Quần áo hay đồ trang sức có thể gây ảnh hưởng đến làn da. Các loại vải sợi thô, len. Hay các sản phẩm có các thành phần hóa chất có trong bột giặt và nước xả làm mềm vải cũng có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm.
Niken, một kim loại có trong đồ trang sức. Chúng được biết đến như một thành phần dễ gây phản ứng khi tiếp xúc với da mặt.
Việc thay đổi chất liệu vải sang các thành phần khác. Chẳng hạn như:
- Chuyển sang sợi tự nhiên như sợi bông (cotton) hay sợi tre
- Sử dụng các loại nước giặt dịu nhẹ
Tình trạng lão hóa
Lão hóa và những thay đổi trong mức độ hooc-môn có thể khiến da mặt trở nên mỏng và nhạy cảm. Khi các chức năng của da dần suy yếu, da mặt sẽ trở nên mỏng manh hơn, nhạy cảm hơn đối với những tác động bên ngoài.
Cách chăm sóc da mặt nhạy cảm
Làm sạch da
Cũng như các loại da khác, da nhạy cảm cũng cần được làm sạch và chăm sóc da bằng sữa rửa mặt.
Theo lời khuyên từ bác sĩ da liễu. Trong chu trình chăm sóc, dưỡng da nhạy cảm, bạn nên sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ với thành phần tự nhiên thiên nhiên,
Các thành phần dịu nhẹ sẽ giúp bảo vệ da mặt. Giúp da chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường. Tuy nhiên vẫn duy trì khả năng phòng vệ tự nhiên của làn da. Đây là cách phòng ngừa tình trạng da đỏ ửng sau khi rửa mặt.
Bạn cũng có thể tìm kiếm các loại sữa rửa mặt có độ pH cân bằng. Các sản phẩm này sẽ không làm phá vỡ hàng rào bảo vệ tự nhiên của da mặt. Bên cạnh đó còn giúp da luôn đủ ẩm tự nhiên. Độ pH sữa rửa mặt được khuyến nghị là từ 5 đến 5,5.
Cấp đủ nước cho cơ thể và da
Da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng, mẩn đỏ, ngứa hoặc phát ban. Vì vậy bạn cần chăm sóc da cẩn thận hơn.
Bạn nên tìm kiếm các loại kem dưỡng ẩm tự nhiên. Những sản phẩm có chứa các thành phần làm dịu da mặt tự nhiên. Chẳng hạn như hoa cúc hoặc lô hội. Hãy ưu tiên các sản phẩm có dán nhãn là “không gây dị ứng”, “không hương liệu” và “dành cho da nhạy cảm”.
Đồng thời, hãy tránh các sản phẩm có chứa thành phần axit. Vì thành phần này có thể khiến da bị kích ứng. Uống nhiều nước cũng là một bước quan trọng. Điều này giúp duy trì độ ẩm tự nhiên và hạn chế kích ứng da mặt.
Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da
Da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng bởi tia UV. Tuy nhiên nhiều loại kem chống nắng cũng chứa các thành phần có thể gây kích ứng cho da. Các chất ngăn chặn tia UV – thành phần được tìm thấy trong nhiều loại kem chống nắng hóa học có thể gây ra những vết:
- Sưng tấy
- Châm chích
- Mẩn đỏ
Thông thường, các thành phần có trong kem chống nắng vật lý như kẽm hoặc titanium dioxide là những lựa chọn tốt nhất dành cho da nhạy cảm.
Để chắc chắn rằng kem chống nắng bạn đang sử dụng không gây kích ứng. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ da liễu về việc da nhạy cảm nên lựa chọn kem chống nắng sao cho phù hợp.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Có rất nhiều vấn đề khác nhau khiến da mặt trở nên nhạy cảm. Một số người cần phải điều trị nghiêm túc và tích cực hơn so với những người khác mới có thể cải thiện được các vấn đề về da mặt.
Nếu bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu của da nhạy cảm do một phản ứng dị ứng với một thành phần nào đó. Bạn nên cân nhắc việc đặt lịch hẹn với bác sĩ da liễu để được tư vấn và xác định nguyên nhân.
Mặc dù hiếm gặp nhưng phản ứng dị ứng có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm. Thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Chúng được gọi là “phản vệ”. Bất cứ khi nào bạn có những phản ứng sau thì hãy liên hệ với trung tâm gần nhất để được hỗ trợ nhanh chóng:
- Khó thở
- Khó nuốt
- Sưng miệng, cổ họng hoặc mặt
Hỏi bác sĩ da liễu về việc da nhạy cảm nên dùng gì?
Bác sĩ da liễu có thể xác định sản phẩm có thành phần hoạt chất có thể gây kích ứng cho làn da hay không. Bởi da mặt bị đỏ sau khi rửa mặt cũng có thể do một thành phần nào đó không phù hợp trong sữa rửa mặt gây nên.
Bác sĩ da liễu có thể giúp bạn xác định được sản phẩm có thành phần hoạt chất có thể gây kích ứng da hay không. Bởi da mặt bị đỏ sau khi rửa mặt cũng có thể do một thành phần nào đó không phù hợp có trong sữa rửa mặt gây nên.
Bác sĩ sẽ xem xét các thành phần mỹ phẩm. Từ đó giúp bạn bắt đầu một thói quen chăm sóc da mặt phù hợp hơn.
Da nhạy cảm là loại da vô cùng “khó tính”. Chúng đòi hỏi bạn phải hiểu được làn da của mình cũng như hình thành quy trình chăm sóc da đúng cách.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về chăm sóc da. Hoặc đang muốn tìm hiểu cách cải thiện da mặt thì hãy mau chóng liên hệ với phòng khám để được bác sĩ da liễu tư vấn cụ thể hơn nhé.
Lời kết
Bài viết là toàn bộ những chia sẻ của Mela về cách chăm sóc da nhạy cảm đúng cách. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Và đừng quên theo dõi Mela mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết thú vị nào bạn nhé!