Làn da là bộ phận rất quan trọng của chúng ta. Nó là “lá chắn” bảo vệ cơ thể trước các tác động từ môi trường như khói bụi, thời tiết và ánh nắng. Chính vì vậy bảo vệ làn da là điều ai cũng phải làm. Nhưng bạn đã thực sự thấu hiểu làn da để chăm sóc và nuôi dưỡng nó cho phù hợp? Hôm nay, hãy cùng Mela tìm hiểu kĩ hơn về làn da của chúng ta bạn nhé!
Bạn biết gì về làn da của mình?
Da ở mỗi bộ phận khác nhau của cơ thể sẽ cấu trúc giải phẫu và sinh lí khác nhau. Nhưng thông thường da sẽ có cấu tạo gồm 3 phần chính là biểu bì, trung bì và hạ bì.
Ngoại trừ bộ phận sinh dục, lớp biểu bì trên mặt thường mỏng hơn so với các phần khác của cơ thể. Tuy các các tế bào sừng ở mặt có kích thước nhỏ nhưng nó lại có số lượng khá nhiều. Sự di chuyển da từ đáy lên bề mặt sừng thường diễn ra nhanh hơn so với da ở những vùng khác trên cơ thể. Thông thường, da cơ thể có 11-17 lớp tế bào sừng, da lòng bàn tay, bàn chân có 23-71 lớp tế bào sừng, nhưng da mặt và da vùng sinh dục chỉ có 4-8 lớp.
Sự khác nhau giữa da mặt và da cơ thể
Da cơ thể
Ngoài lòng bàn tay và bàn chân, tuyến bã nhờn cũng phân bố trên khắp cơ thể. Đặc biệt vùng lưng là nơi tuyến bã nhờn phân bố nhiều nhất. Nếu tuyến mồ hôi ở mặt là tuyến mồ hôi bài tiết nước thì tuyến mồ hôi ở vùng nách, quầng vú, đáy chậu sẽ là nơi tiết dầu tạo mùi cơ thể.
Lòng bàn tay, bàn chân, hai bên má và trán là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nhất. Lông trên mặt chủ yếu là lông tơ, nhưng ở nam giới, do sự tác động của hormone mà lông tơ ở một số vùng trên da mặt chuyển hóa thành râu. Khi đến tuổi dậy thì, lông tơ ở một số vùng như nách, bộ phận sinh dục, tay và chân sẽ chuyển hóa thành lông trưởng thành.
Sự khác biệt ở lớp hạ bì của da dựa trên sự phân bố mỡ trên cơ thể. Nếu trên cơ thể lớp mỡ ở vùng bụng và đùi dày thì ở da mặt, lớp mỡ thường tập trung nhiều tại hai bên má.
Da mặt
Sự khác nhau giữa da mặt và các vị trí khác cũng được thể hiện ở lớp bì. Để điều hòa nhiệt độ cho các cơ quan quan trọng, da mặt thường có nhiều mạch máu hơn. Mặt cũng là nơi tuyến bã nhờn tập trung nhiều, khoảng 900 tuyến/cm2.
Sự khác biệt về cấu trúc da giữa các bộ phận khác nhau trên cơ thể cũng dẫn đến sự khác biệt về màu sắc và tính thẩm mỹ của da. Da mặt là nơi tiếp xúc nhiều với ánh sáng và các tác nhân gây lão hóa nên nó thường gặp một số vấn đề như:
- Lỗ chân lông to
- Mụn
- Thâm
- Rỗ
- Khô da
- Nếp nhăn
Đặc biệt sau độ tuổi 35, nội tiết tố ở phụ nữ suy giảm sẽ làm da rơi vào tình trạng nám. Da được quần áo che phủ sẽ thường mềm mịn, tráng sáng và ít lão hóa hơn. Cũng do tác động của ánh nắng mặt trời mà các vùng như da tay, da chân, vùng cổ… sẽ gặp các vấn đề như nhăn, đốm nâu, đồi mồi và lão hóa.
Da mặt mỏng manh, nhạy cảm và có nhiều tuyến bã nhờn hơn những vùng da khác trên cơ thể nên các sản phẩm dùng cho mặt thường có tính dịu nhẹ cao, kiềm dầu và cấp ẩm tốt để tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông gây mụn.
Da lòng bàn tay, bàn chân thường khô nên các sản phẩm dành cho vùng da này thường có tác dụng dưỡng ẩm tốt để da được mềm mại, tránh tình trạng bong tróc da.
Kích ứng và dị ứng có giống nhau không?
Nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa hai hiện tượng là dị ứng và kích ứng da. Do hai tình trạng này có biểu hiện khá tương đồng nên chúng ta thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tình trạng và xử lý. Chính vì thế việc khắc phục và phục hồi da bằng mỹ phẩm sẽ trở nên khó khăn hơn.
Dị ứng da có thể xem làm một phản ứng quá mẫn của cơ thể