Tinh dầu Citronellol là chất gì? Bạn có thích mùi hương trong các sản phẩm mỹ phẩm mình đang sử dụng không? Bạn có biết mùi hương đó được tạo ra như thế nào không? Mùi hương đó được tạo ra từ một thành phần có nguồn gốc tự nhiên có tên là Citronellol. Đây là một chất chống muỗi hiệu quả và từ lâu đã được sử dụng trong nước hoa và các sản phẩm làm đẹp. Nghiên cứu về ứng dụng y học của nó đang phát triển. Nó cho thấy tiềm năng chống viêm, chống khối u và điều hòa tim mạch hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về thành phần tạo hương thơm này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Mela nhé.
Citronellol là gì?
Citronellol (cồn thơm) hay còn được biết đến cái tên dihydro geraniol. Đây là một monoterpenoid acyclic tự nhiên có trong nhiều loại thực vật. Chúng thường có mùi hương mạnh mẽ và có thể bảo vệ các loài thực vật chứa chúng. Với mùi hương của mình, chúng ngăn chặn động vật ăn cỏ tàn phá thực vật. Citronellol tinh chế là chất lỏng không màu, rất ít hòa tan trong nước. Chúng có thể hòa tan trong rượu và có thể trộn với nước hoa hoặc dầu hương liệu. Citronellol hòa tan trong propylene glycol nhưng không hòa tan trong glycerin.
Citronellol (+) – được tìm thấy trong các loại sả như Cymbopogon nardus (50%). Có hai loại sả có chứa citronellol là thành phần hoạt động là Java và Ceylon. Cả hai đều có nguồn gốc ban đầu là từ các vùng của châu Á. Đặc biệt là ở các khu vực đồng cỏ của Sri Lanka. Loại Java chứa 10,45% citronellol và có mùi hương tương tự như chanh và sả. Loại Ceylon chứa 11,85% citronellol và có mùi hương tương tự như trái cây họ cam quýt, gỗ và quế. Citronellol (-) – được tìm thấy trong các loại dầu của hoa hồng (18-55%) và hoa phong lữ Pelargonium. Theo hệ thống dữ liệu độc tính, Citronellol được tìm thấy trong khoảng 70 loại tinh dầu gồm:
- Sả
- Hoa hồng
- Hoa phong lữ
- Dầu hoa cam
- Hoa cúc
- Cúc vạn thọ
- Sả
- Húng quế
- Hoa oải hương
Những loại thực vật có nồng độ Tinh dầu Citronellol cao
Sả Java
Đây là một loại cây cỏ nhiệt đới, được sử dụng phổ biến trong nấu ăn và làm thảo dược. Sả Java là loại thực vật có nồng độ Citronellol cao (có chứa 32–45% Citronellol). Chúng được sử dụng phổ biến để sản xuất tinh dầu. Thân sả Java thường có màu tím nhạt, lá dài màu xanh nhạt, mép lá nhám. Các bẹ lá thường có màu trắng và rộng.
Lá và thân của cây sả Java thường được dùng để chiết xuất tinh dầu nguyên chất. Nó có rất nhiều công dụng trong việc:
- Kháng khuẩn
- Giảm stress
- Giảm viêm
- Khử mùi hôi
Do đó, tinh dầu sả thường được tìm thấy trong xà phòng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác.
Hầu hết các nghiên cứu khoa học về tinh dầu sả không được thực hiện trên người. Thay vào đó, nó được thực hiện trên động vật hoặc trong ống nghiệm. Chính vì thế mà liều lượng dành cho động vật không chắc mang đến tác dụng tương tự đối với con người.
Lưu ý
Tinh dầu sả khi dùng bằng đường ăn uống có thể an toàn cho hầu hết mọi người nếu dùng với một lượng nhỏ trong thực phẩm. Nhưng nó không an toàn khi dùng với một lượng lớn. Khi thoa lên da nó là một loại thuốc chống côn trùng an toàn. Tuy nhiên có thể gây ra phản ứng hoặc kích ứng ở một số người. Khi hít phải tinh dầu sả, phổi có thể bị tổn thương.
Nếu bạn muốn dùng tinh dầu sả để tạo hương cho căn phòng, hãy sử dụng bộ khuếch tán để phân tán mùi hương. Bộ khuếch tán thường đi kèm với một bộ hướng dẫn cụ thể. Để sử dụng tinh dầu sả một cách an toàn trong máy khuếch tán, hãy nhớ làm theo hướng dẫn của sản phẩm một cách cẩn thận.
Hoa hồng
Tinh dầu hoa hồng là loại tinh dầu được chiết xuất từ cánh hoa hồng bằng phương pháp chưng cất để đạt được mùi hương nồng đặc trưng. Khi pha loãng tinh dầu hoa hồng cho hương thơm nhẹ nhàng rất dễ chịu. Geraniol và Citronellol là hai hoạt chất chính tạo mùi thơm cho tinh dầu hoa hồng. Ngoài việc tạo ra mùi quyến rũ, chúng cũng có tác dụng:
- làm sáng da
- diệt khuẩn
- kháng viêm
- kích thích tuần hoàn máu
Từ tính chất của 2 hoạt chất chính này tinh dầu hoa hồng được ứng dụng trong mỹ phẩm làm đẹp.
Bạn có thể dùng tinh dầu hoa hồng pha để tắm trực tiếp cùng sữa tắm nhằm tăng mùi hương cho cơ thể.
Cây phong lữ
Tinh dầu phong lữ là tinh dầu được chiết xuất từ thân, lá và hoa của cây phong lữ thông qua quá trình chưng cất hơi nước. Hiện nay có hơn 200 loài phong lữ khác nhau. Các loài phong lữ graveolens được biết đến là loại cho tinh dầu có chất lượng cao nhất.
Các thành phần chính là:
- citronellol
- geraniol
- nerol
- citronellyl formate
- Isomenthone
Dầu phong lữ có vị ngọt, hương thơm. Mùi hương này giúp:
- tinh thần bớt căng thẳng
- thư giãn cơ thể
- thư giãntâm trí
Nó cũng được phụ nữ Ai Cập sử dụng để thúc đẩy làn da sáng đẹp rạng rỡ.
Vì Citronellol có khả năng kháng viêm nên tinh dầu phong lữ có thể dùng để:
- chống lại vi khuẩn
- loại bỏ độc tố trong cơ thể
- ngăn chặn sự xâm nhập của ô nhiễm bên ngoài
Pha loãng 3 giọt tinh dầu phong lữ với 1 muỗng canh dầu dừa rồi mát xa vào vùng cơ bị đau có thể mang lại hiệu quả tốt. Hỗn hợp này có thể giải quyết các vấn đề về:
- viêm khớp
- căng cơ
- đau dây thần kinh
Mức độ an toàn của Tinh dầu Citronellol
Theo FDA
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công nhận citronellol là chất an toàn (GRAS) trong thực phẩm và có thể bổ sung trực tiếp vào thực phẩm. Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đã nhường lại việc đánh giá các thành phần hương thơm riêng lẻ cho chương trình Hiệp hội nước hoa quốc tế (IFRA). Hội đồng chuyên gia CIR chỉ đánh giá khi thành phần này có công dụng quan trọng khác ngoài mùi hương.
Mức độ an toàn của Citronellol đã được Hội đồng chuyên gia về nghiên cứu vật liệu tạo mùi thơm (REXPAN) đánh giá. Dựa trên đánh giá này, một Tiêu chuẩn IFRA đã được thiết lập nhằm hạn chế việc sử dụng citronellol trong nước hoa vì khả năng nhạy cảm. Tuy nhiên, mức độ mà citronellol có thể gây ra phản ứng dị ứng ở người vẫn đang gây tranh cãi.
Bí trên da
Như đã đề cập ở trên, Citronellol có độ thấm thấp khi thoa lên da. Điều đó có nghĩa là nó không được hấp thụ vào các lớp da ở sâu. Tuy nhiên, chuyên gia chăm sóc da Paula Begoun đã giải thích rằng khi các sản phẩm có chứa Citronellol được áp dụng cho da, có một vấn đề đã phát sinh khi citronellol tiếp xúc với không khí. Sự tiếp xúc này làm cho phân tử Citronellol không ổn định và bị oxy hóa, từ đó gây ra tình trạng nặng, bí trên da.
Theo Nhóm Công tác Môi trường – Environmental Working Group (EWG), Citronellol được đánh giá 5 trên thang điểm từ 1 đến 10. Trong đó 1 là mức độ nguy cơ thấp nhất đối với sức khỏe và 10 là mức độ cao nhất. Mối quan tâm chính được EWG nhắc đến có liên quan đến Citronellol là chất gây độc cho hệ thống miễn dịch ở người hoặc chất gây dị ứng.
Do khả năng phản ứng dị ứng, những người có làn da nhạy cảm nên cố gắng tránh xa chất này hoặc thực hiện kiểm tra lượng nhỏ với bất kỳ sản phẩm nào có chứa thành phần này.
Tên gọi khác của Citronellol
Một số tên gọi khác của Citronellol là:
- C10H20O
- Beta-Citronellol
- 3,7-dimethyloct-6-en-1-ol
Tác dụng của Citronellol
Citronellol thường được thêm vào mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân như một loại hương liệu để khử mùi, tạo hương thơm dễ chịu. Tuy nhiên, nó được cho là dễ gây kích ứng da, đặc biệt với làn da nhạy cảm. Bởi khi tiếp xúc với không khí, Citronellol không ổn định, rất dễ bị oxy hóa. Bởi vậy hãy cẩn trọng và tránh xa chúng nếu bạn bị dị ứng với mùi hương.
Tuy nhiên Citronellol là một trong những thành phần hoạt động của dầu sả và nến sả chống côn trùng. Trong thực tế, sả đã được xác nhận là một loại thuốc chống côn trùng hiệu quả có nguồn gốc thực vật ở Hoa Kỳ từ năm 1948.
Citronellol là một thành phần hương liệu phổ biến có hương hoa hồng. Ở Anh, nó được xếp thứ 3 trong danh sách những thành phần phổ biến nhất trên bảng thành phần.
Citronellol cũng có thể được tìm thấy trong:
- Dầu phong lữ (khoảng 30%)
- Dầu hoa hồng (khoảng 25%).
Tất cả chức năng của citronellol chỉ là tạo mùi chứ không có tác dụng chống lão hóa hay bất cứ tác dụng tích cực nào cho da.
Tinh dầu Citronellol trong mỹ phẩm có vai trò gì?
Citronellol có chức năng như một thành phần hương liệu và thuốc chống côn trùng khi được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Trong nước hoa, Citronellol có chức năng tăng cường hương thơm. Trong ngành chăm sóc da, nó được sử dụng nổi bật như một thành phần tạo hương thơm cho mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Các nghiên cứu cho thấy ứng dụng tại chỗ của citronellol có tính thấm và hiệu lực thấp, chứng tỏ khả năng dung nạp da tốt.
Vì lý do này, đây là một thành phần chăm sóc da được nhiều người trông đợi khi bổ sung vào các sản phẩm như:
- dầu gội đầu
- lotion
- kem dưỡng ẩm
- kem cạo râu
- các loại sữa tắm nhằm tạo một mùi hương ngọt ngào
Tại sao Citronellol có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân?
Citronellol là một thành phần tự nhiên được sử dụng trong các công thức chăm sóc da và mỹ phẩm để cải thiện mùi hương của sản phẩm. Nó cũng thường được sử dụng trong công thức nước hoa để giúp tăng cường các thành phần mùi hương khác.
TInh dầu Citronellol tạo mùi hương
Trong nước hoa, Citronellol có chức năng làm tăng hương thơm vì nó có khả năng làm tăng hương thơm của các loại hoa, đặc biệt là hoa hồng. Trong ngành công nghiệp chăm sóc da, Citronellol được sử dụng để tạo hương thơm cho:
- mỹ phẩm
- các sản phẩm chăm sóc da
Citronellol ít gây kích ứng da
Nghiên cứu cho thấy ứng dụng tại chỗ của Citronellol là có tính thấm và hiệu lực thấp. Nghĩa là nó không thấm sâu vào da hoặc không hấp thụ sâu vào da. Không giống như nhiều thành phần tinh dầu khác, Citronellol ít gây kích ứng. Nó chỉ nhạy cảm và kích ứng ở một số loại da. Khả năng gây kích ứng thấp khiến Citronellol trở thành một thành phần lý tưởng để cải thiện mùi hương của các sản phẩm, chẳng hạn như:
- Dầu gội
- Nước thơm
- Kem
- Kem cạo râu
- Các sản phẩm tắm
Tinh dầu Citronellol được dùng trong thuốc đuổi côn trùng
Bạn có thể quen thuộc với Citronellol vì nó là một trong những thành phần của thuốc đuổi côn trùng mang lại hiệu quả rất lớn. Trên thực tế, Citronellol có trong sả đã được xem là một chất chống côn trùng nhẹ nhàng từ năm 1948 ở Mỹ. Citronellol hoạt động như một chất đuổi muỗi ở khoảng cách ngắn. Thuốc chống côn trùng này thậm chí đã được chứng minh là có tác dụng đuổi muỗi Aedes aegypti nguy hiểm. Loài muỗi có khả năng truyền bệnh sốt xuất huyết và virus Zika.
Tác dụng tiềm ẩn của tinh dầu Citronellol đối với sức khỏe
Bên cạnh việc sử dụng rộng rãi trong thuốc đuổi muỗi và hương liệu, Citronellol cũng có thể ức chế khối u và chống viêm. Tuy nhiên mỗi tác dụng này đều cần nghiên cứu sâu hơn để có những nhận định chính xác nhất.
Citronellol có tác dụng tiềm ẩn trong chống viêm
Viêm thường là một dấu hiệu phổ biến đi kèm với các cơn đau. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng Citronellol có thể giảm đau bằng một số cơ chế chống viêm khác nhau. Cơ thể con người có nhiều phản ứng và con đường gây viêm khác nhau. Do vật các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên các tế bào nuôi cấy đã chỉ ra rằng Citronellol cũng có thể chống viêm bằng một số cơ chế khác nhau.
Tinh dầu Citronellol có tác dụng tiềm ẩn trong chống khối u
Hoạt động chống viêm của Citronellol cũng có thể hỗ trợ khả năng chống lại các khối u vì tình trạng viêm góp phần hình thành các tế bào ung thư. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Citronellol có thể là một phương pháp điều trị ung thư phổi khả thi vì nó rất dễ bay hơi và có thể được phổi hấp thụ bằng ống hít. Các nghiên cứu bổ sung trên người sẽ làm rõ liệu Citronellol hoặc các thành phần đi kèm của nó như geraniol có thể đóng vai trò nhất định trong việc chống lại các khối u và ung thư hay không.
Tinh dầu Citronellol có tác dụng tiềm ẩn trong điều chỉnh huyết áp
Citronellol dường như có tác dụng ức chế rõ rệt đối với hệ thống tim mạch bằng cách ức chế sự co bóp của các tế bào cơ trơn.
Hiệu ứng này có khả năng được tận dụng để làm:
- Giãn mạch máu
- Hạ huyết áp
Tuy nhiên các thử nghiệm lâm sàng ở người vẫn rất cần thiết để đưa ra đáp án chính xác nhất.
Trên đây là tất cả những thông tin về Citronellol cũng như vai trò của nó trong các sản phẩm mỹ phẩm có mùi hương. Nếu bạn quan tâm đến làm đẹp hãy theo dõi Mela để đón đọc những bài viết hữu ích khác nhé!