Tế bào chết là gì?
Da của chúng ta phải trải qua một chu kỳ thay thế tự nhiên mỗi 30 ngày hoặc lâu hơn nữa. Cơ thể tự động loại bỏ khoảng 30.000 – 40.000 tế bào da chết hằng ngày. Khi điều này xảy ra, những lớp trên của da (biểu bì) sẽ bong tróc ra, để lộ lớp da mới từ lớp giữa của da (phần hạ bì).
Tuy nhiên, chu kỳ luân chuyển tế bào không phải lúc nào cũng rõ ràng như vậy. Đôi khi, các tế bào da chết không được loại bỏ hết, khiến da sần sùi và lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn kết hợp với tế bào da chết, bụi bẩn, dầu nhờn trên da sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và nổi mụn trứng cá. Do vậy, nếu muốn da đẹp thì cần phải tẩy tế bào chết.
Tẩy tế bào chết là gì?
Tẩy da chết là quá trình loại bỏ những tế bào chết bằng cách chà xát lên da hoặc dùng những sản phẩm đặc thù. Có hai cách tẩy tế bào chết tại nhà, đó là:
- Tẩy tế bào chết hóa học
- Tẩy tế bào chết vật lý.
Tẩy da chết vật lý là phương pháp sử dụng một công cụ. Chẳng hạn như khăn, miếng bọt biển và các sản phẩm tầy da chết có chứa các hạt để loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da.
Tẩy da chết hóa học là phương pháp sử dụng các hóa chất. Chẳng hạn như axit hydroxy alpha và beta, để nhẹ nhàng hòa tan những tế bào da chết.
Tẩy da chết giúp cho da mềm mại và sáng mịn. Nhưng mỗi loại da lại phù hợp với một phương pháp riêng và các bạn có thể đan xen cả hai phương pháp để có được hiệu quả tốt nhất.
Tẩy tế bào chết với từng loại da khác nhau
Tẩy tế bào chết trên da mặt là gì và làm cách nào để tránh tình trạng da kích ứng, khô và mẩn đỏ? Trước hết, cần nhận biết, làn da của mình thuộc loại da nào.
Có 5 loại da là”
- Da nhạy cảm
- Da thường
- Da khô
- Da dầu
- Da hỗn hợp
Da nhạy cảm
Những người có làn da nhạy cảm dễ bị viêm hoặc phản ứng với hóa chất hoặc nước hoa. Thông thường, những người có làn da nhạy cảm thường có cảm giác ngứa, rát, châm chích, căng và khô khi dùng mỹ phẩm hoặc sau khi sửa mặt bằng sữa rửa mặt tạo nhiều bọt.
Những người có làn da nhạy cảm vẫn có thể tẩy tế bào chết nhưng nên lưu ý về sản phẩm mà mình sử dụng. Tẩy da chết vật lý có thể quá mạnh đối với da, do vậy nên sử dụng bông tẩy trang để tẩy tế bào chết hóa học.
Để tránh phản ứng bất lợi, hãy thử dùng axit mandelic sẽ giúp tẩy da chết một cách nhẹ nhàng.
Da thường
Da khô
Da khô thường có biểu hiện căng, thô ráp, ngứa, bong tróc và mẩn đỏ. Tẩy da chết cho loại da này nên được thực hiện một cách cẩn thận. Để tránh gia tăng tình trạng khô da, làm các triệu chứng xấu đi hoặc kích ứng da, hãy chọn các sản phẩm dịu nhẹ. Người có làn da khô cũng nên tẩy tế bào chết bằng khăn mặt và sản phẩm tẩy da chết hóa học nhẹ nhàng.
Khi chọn sản phẩm tẩy da chết, hãy tìm các thành phần như axit lactic. Các sản phẩm này có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết mà không gây kích ứng da.
Da dầu
Những người có làn da dầu có lượng bã nhờn dư thừa trên khắp mặt. Tẩy tế bào chết cho da dầu là công đoạn quan trọng trong quá trình chăm sóc da, giúp loại bỏ tế bào da chết và ngăn ngừa mụn trứng cá.
Những người có loại da này có thể lựa chọn tẩy da chết vật lý hoặc sử dụng sản phẩm tẩy da chết hóa học mạnh hơn, ví dụ như các sản phẩm có chứa axit salicylic.
Da hỗn hợp
Da hỗn hợp là da bị nhờn ở vùng chữ T, nhưng các vùng da khác lại khô hoặc nhạy cảm. Nếu da hỗn hợp thiên dầu, hãy tẩy da chết bằng axit salicylic. Nếu da hỗn hợp nhưng hơi nhạy cảm, hãy chọn axit lactic.
Các phương pháp tẩy tế bào chết da mặt
Tẩy tế bào chết hóa học
Sản phẩm tẩy da chết hóa học phù hợp với hầu hết các loại da. Nếu bạn sử dụng tẩy tế bào chết hóa học, hãy đổ một chút sản phẩm lên bông tẩy trang rồi thoa nhẹ nhàng lên da theo chuyển động tròn và nhỏ. Hãy xoa nhẹ khoảng 30 giây, sau đó rửa sạch bằng nước ấm, không dùng nước nóng.
Các chất hóa học thường có trong các sản phẩm tẩy da chết hóa học là:
AHA
AHA hòa tan lớp da trên cùng để lộ ra các tế bào da mới bên dưới. Sử dụng AHA để làm nhỏ lỗ chân lông hoặc giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Axit glycolic là loại AHA phổ biến nhất.
BHA
BHA thâm nhập vào các lỗ chân lông để làm thông thoáng chúng. BHA phù hợp hơn với các loại da dầu và da hỗn hợp. Axit salicylic là BHA phổ biến nhất. Các chuyên gia y tế cũng sử dụng chúng để điều trị mụn trứng cá.
Retinol
Retinol là một dạng vitamin A được mọi người sử dụng để chăm sóc da. Nó là một chất tẩy tế bào chết hóa học mạnh, có thể áp dụng để điều trị mụn trứng cá. Retinol có thể gây viêm, vì vậy những người bị bệnh chàm, bệnh vẩy nến hoặc bệnh rosacea nên tránh sử dụng.
Tẩy tế bào chết vật lý
Có thể dùng khăn mặt, miếng bọt biển hoặc các nguyên liệu tẩy da chết tự nhiên.
Khăn mặt
Sử dụng khăn mặt là một lựa chọn tốt cho những người có làn da nhạy cảm. Giặt khăn mặt bằng nước ấm, sau đó dùng khăn chà xát da nhẹ nhàng theo vòng tròn nhỏ.
Dùng miếng bọt biển
Làm ướt và vắt miếng bọt biển, sau đó xoa nhẹ miếng bọt biển theo chuyển động tròn nhỏ để tẩy tế bào chết trên mặt. Cố gắng không chà xát quá mạnh và quá nhiều lên da. Bởi vì điều này có thể gây kích ứng. Chỉ cần xoa nhẹ nhàng là loại bỏ các tế bào da chết vì chúng không bám chặt vào bề mặt da.
Các hạt nhỏ li ti
Tẩy da chết bằng các hạt nhỏ li ti là cách phổ biến nhất để loại bỏ các tế bào da chết trên khuôn mặt. Tuy nhiên, nếu nguyên liệu quá thô cứng thì có thể gây xước hoặc rát da.
Nên tránh dùng các sản phẩm có chứa các mảnh cứng không hòa tan, chẳng hạn như vỏ hạt. Nguyên liệu an toàn và được nhiều người sử dụng là hỗn hợp đường nâu và bột yến mạch.
Lưu ý khi tẩy tế bào chết da mặt
Tần suất tẩy da chết cũng tùy thuộc vào loại da và phương pháp tẩy da chết. Nhưng không nên tẩy tế bào chết quá nhiều, vì điều này có thể dẫn đến mỏng da, dẫn đến tình trạng mẩn đỏ và kích ứng.
Tẩy tế bào chết là bước cần thiết nhưng không phải là duy nhất nếu muốn có làn da đẹp và khỏe. Dù bạn áp dụng thói quen tẩy da chết hóa học hay vật lý, cũng đừng quên 3 bước chính, cơ bản nhất trong việc chăm sóc da, đó là:
- Làm sạch da
- Dùng toner cân bằng
- Dưỡng ẩm da
Từ 3 bước cơ bản này, bạn có thể thêm các bước chăm sóc da khác phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích của mình, như serum điều trị mụn, xóa nếp nhăn, nâng cơ, làm sáng da hay kem chống nắng…
Trong 3 bước chăm sóc da cơ bản, làm sạch da là bước quan trọng nhất giúp da khỏe đẹp, nhưng nhiều người chưa thực hiện đúng.
Làm sạch da như thế nào để da sạch và khỏe?
Để làm sạch da sâu hơn, các chuyên gia da liễu khuyên nên sử dụng sản phẩm làm sạch dịu nhẹ nhất, không chứa xà phòng, không tạo bọt quá nhiều, không có hương liệu và có độ pH trung tính, phù hợp với làn da.
Tại sao phải lưu ý những đặc tính này khi lựa chọn sữa rửa mặt? Bởi vì sản phẩm tạo bọt nhiều là chất tẩy rửa mạnh, sẽ gột rửa đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da. Hương liệu là nguyên nhân khiến da dễ bị kích ứng. Độ pH quá thấp hoặc quá cao cũng không tốt với làn da từ nhạy cảm đến da thường. Độ pH của sữa rửa mặt ở mức trung tính sẽ không phá vỡ pH bình thường của làn da, không làm mất cân bằng hệ vi sinh có lợi trên da.
Nếu tuân theo đúng các bước cơ bản nhất khi chăm sóc da, kết hợp tẩy da chết hàng tuần, làn da của bạn sẽ sáng mịn và khỏe đẹp hơn mỗi ngày. Hi vọng những chia sẻ trên đây của Mela đã cho các bạn thêm những kiến thức cần thiết trong quy trình chăm sóc da hằng ngày. Chúc các bạn thành công trong công cuộc chăm sóc da mỗi ngày nhé.