Làn da không đều màu chắc chắn là nỗi lo của mọi chị em phụ nữ. Một trong những vấn đề về da phổ biến hiện nay khiến nhiều chị em lo lắng bên cạnh nám, tàn nhang, đó chính là da sạm màu. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sạm da và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng MELA giải đáp trong bài viết này nhé.
Sạm da là gì?
Sạm da (tiếng Anh là Hyperpigmentation hay Darkened skin) là tình trạng tăng sắc tố trên da. Điều đó khiến trên da xuất hiện các mảng da sậm màu hơn. Tình trạng tăng sắc tố da này cũng có thể xuất hiện trên toàn bộ vùng da trên cơ thể.
Da sạm màu có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng, giới tính nào, không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên, phần lớn tình trạng tăng sắc tố da thường gặp ở những chị em từ 30-40 tuổi, trong thời gian mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh và những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Da sạm màu có thể xuất hiện trên cả toàn thân hoặc những vị trí mà da xù xì, tập trung thành từng mảng hoặc lan ra. Bên cạnh đó, màu sắc khi da bị sạm cũng khác nhau tùy theo cơ địa của từng người, ví dụ như màu nâu vàng, màu cà phê sữa, đen hoặc kèm theo hiện tượng ngứa cũng như những triệu chứng của bệnh lý khác.
Nguyên nhân dẫn đến sạm da
Da bị sạm hình thành do sự tăng sắc tố melanin – sắc tố quy định màu da. Nếu Melanin ở trạng thái bình thường và ổn định thì da sẽ đều màu và khỏe mạnh. Khi có những tác động tiêu cực, melanin tăng sinh sẽ xuất hiện những mảng màu hoặc nốt sẫm màu. Điều đó hình thành sạm, các vấn đề tăng sắc tố như nám, tàn nhang, đồi mồi. Những nguyên nhân chính gây nên tình trạng sạm da bao gồm:
Nội tiết tố thay đổi
Rối loạn nội tiết tố là tình trạng lên xuống thất thường của hormone, đặc biệt là những hormone có tính chất đối kháng với hắc sắc tố melanin. Nếu tình trạng này kéo dài, nồng độ melanin vượt ngưỡng bình thường làn da sẽ xuất hiện. Các vị trí thường thấy như ở sống mũi, gò má, bàn tay, da cổ.
Tác động của ánh nắng mặt trời
Tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể xuyên thấu vào da và tới lớp hạ bì. Điều này gây ra sự biến đổi sắc tố, phá hủy cấu trúc da. Điều đó khiến cho sắc tố melanin phát triển mạnh. Làn da sẽ có biểu hiện ửng đỏ, lâu dần sẽ chuyển sang nâu sẫm và cuối cùng là sạm da được hình thành.
Quá trình lão hóa
Sạm da cũng là một biểu hiện của lão hóa tự nhiên. Khi bạn càng lớn tuổi, tính đàn hồi của da càng trở nên kém đi. Bên cạnh những dấu hiệu lão hóa như da nhăn nheo, chảy xệ thì nám da, tàn nhang vậy.
Tác động vật lý
Làn da bị tổn thương từ chấn thương cơ học do nóng, bỏng, tia tử ngoại… cũng là yếu tố khiến da bị sạm màu.
Do bệnh lý
Người bị nhiễm sắc tố sắt do ứ đọng quá mức chất sắt trong cơ thể, đặc biệt là ở gan và da cũng khiến da trở nên sạm màu. Những người bị xơ gan, tiểu đường cũng có nguy cơ cao hơn. Một số bệnh lý có liên quan như u ác tính giai đoạn cuối, viêm gan, viêm da cục bộ, thiếu máu, viêm tuyến giáp, mất độ đàn hồi, chảy xệ, phù nề, nổi mụn…
Thức khuya thường xuyên
Có tới 90% người làm việc văn phòng, thức khuya có dấu hiệu của sạm da. Do làm việc trong môi trường kín, không khí kém lưu thông, tác động của máy điều hòa khiến da bị mất nước là những lý do thường gặp. Bên cạnh đó, da sạm màu có thể xuất hiện do chế độ ăn uống, lạm dụng các loại hóa mỹ phẩm, thuốc chống sốt rét, dùng thuốc tránh thai.
Sạm da có nguy hiểm không?
Đây không phải một tình trạng da nguy hiểm tới tính mạng. Những mảng da sậm màu trên gương mặt, dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những vùng da hở khiến cho nhiều người cảm thấy thiếu tự tin. Điều đó cũng khiến họ thu mình trước những mối quan hệ ngoài xã hội vì mặc cảm ngoại hình.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp da sạm màu có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Lúc đó bạn sẽ cần được kiểm tra và can thiệp các biện pháp điều trị để đảm bảo cho sức khỏe. Đặc biệt là một số rối loạn liên quan đến tăng sắc tố da dẫn đến một số biến chứng tác động tiêu cực nặng nề như suy tuyến thượng thận và ứ sắt.
Bên cạnh đó, da sạm màu còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý bên trong cơ thể cần lưu ý và điều trị đúng phương pháp như: tăng tuyết giáp, bệnh thận, tăng huyết áp, ung thư, nhiễm độc giáp, loãng xương…
Một số phương pháp điều trị sạm da
Sạm da không chỉ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, mà còn cả tâm lý. Việc tìm ra và áp dụng những biện pháp khắc phục mảng da sạm màu là điều rất nhiều người quan tâm. Để giải quyết sạm da bạn có thể áp dụng những cách dưới đây và kiên trì thực hiện, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và lựa chọn đúng phương pháp để có đạt được hiệu quả mong muốn.
Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên
Tự điều trị sạm da tại nhà là lựa chọn lý tưởng cho rất nhiều người. Nếu tình trạng sạm da ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những nguyên liệu thiên nhiên này. Ưu điểm là an toàn, dễ tìm kiếm nguyên liệu và tiết kiệm chi phí. Một số cách điều trị phổ biến như:
- Chanh và dầu dừa: Trộn 50ml nước cốt chanh cùng 100ml dầu dừa với 1 thìa cà phê muối. Sau đó dùng viên mặt nạ nén thấm đẫm hỗn hợp vừa tạo đắp lên mặt, lấy tay massage khu vực bị sạm trong 20 phút rồi rửa mặt với nước ấm.
- Cà chua: Thái cà chua thành những lát dày từ 1-2cm, rửa sạch mặt rồi đắp lên vùng da bị sạm, thư giãn trong 20 phút đến khi cà chua khô lại và rửa lại với nước mát.
- Ngoài ra, đu đủ xanh, nha đam, dứa… cũng là những nguyên liệu được sử dụng để khắc phục da bị sạm màu.
Tuy được đánh giá an toàn, lành tính nhưng để trị sạm da hiệu qủa thì các nguyên liệu kể trên vẫn chưa thể giải quyết triệt để được. Với tác động bên ngoài, sạm da chỉ mới được xử lý triệu chứng. Nguy cơ vẫn phát triển nếu bạn không chăm sóc da cẩn thận.
Điều trị tại chỗ với các loại thuốc bôi
Áp dụng biện pháp điều trị với các loại thuốc bôi là giải pháp giúp làm mờ các mảng da sẫm màu hiệu quả. Để khắc phục sạm da, bạn có thể sử dụng các loại kem với nhiều chủng loại trên thị trường hoặc thuốc trị sạm da được bác sĩ khuyên dùng. Trong những sản phẩm này sẽ chứa một số thành phần giúp điều trị tốt như:
- Hydroquinone (2%): làm giảm mảng da sậm màu, đốm đen. Bên cạnh đó giúp da sáng và đều màu.
- Axit salicylic/ axit glycolic: Dùng trong lột da bằng hóa chất và sử dụng để điều trị sạm da mặt.
- Retinol hay Retin-A: Dùng ở dạng chiết xuất/ serum để giúp loại bỏ sạm da hiệu quả.
Điều trị tại chỗ bằng các loại:
- Kem sạm da
- Thuốc bôi
- Serum…
Mang lại các ưu điểm tiện lợi để cải thiện làn da, làm trắng da. Tuy nhiên các sản phẩm này có thể gây ra một số phản ứng phụ không tốt cho da như kích ứng, sưng đỏ, bào mòn da. Đặc biệt khi dùng các sản phẩm kem bôi kém chất lượng và chứa thành phần corticoid có thể khiến làn da mỏng, yếu đi và nổi mụn li ti.
Liệu pháp vật lý và công nghệ cao
Bên cạnh sử dụng các mẹo dân gian và kem trị sạm, bạn cũng có thể sử dụng những liệu pháp vật lý và công nghệ cao để khắc phục tình trạng này. Hiện nay, nhiều giải pháp được đánh giá cao bởi tính hiệu quả chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Một số cách phổ biến như:
Lột da hóa học (peel da)
Giải pháp này có thể sử dụng một mình hoặc kết hợp với phương pháp khác. Lột da hóa học sử dụng hóa chất:
- Axit lactic
- Axit glycolic
- Axit salicylic
- Axit trichloroacetic
Nhằm loại bỏ sạm, nám, thúc đẩy tái tạo tế bào da mới.Ví dụ như Peel da là liệu pháp vật lý được dùng trị sạm da.
Mài da vi điểm
Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để loại bỏ lớp da trên cùng và kích thích tế bào tự chữa lành, giúp làn da sẽ sản sinh collagen giúp cải thiện bề mặt da, da sáng và mịn hơn.
Sử dụng laser trị sạm
Chiếu tia laser trị sạm mang lại hiệu quả nhanh chóng sau vài buổi trị liệu. Nhưng giải pháp này có thể gây tình trạng sưng đỏ, da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời…
Các biện pháp vật lý và công nghệ cao để đạt hiệu quả tốt, bạn nên đến cơ sở uy tín bởi các kỹ thuật này đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao và kinh nghiệm trong thực hành. Những cơ sở uy tín cũng sẽ có trang thiết bị hiện đại và đạt chuẩn, đảm bảo an toàn cho bạn.
Giải pháp y học cổ truyền
Sạm da cũng có thể đượckhắc phục được bằng biện pháp Y học cổ truyền với các thành phần chủ yếu là thảo dược thiên nhiên. Theo kiến thức Y học cổ truyền, sạm da hình thành là do:
- Thận âm bất túc
- Can khí uất kết lâu ngày gây ra tổn thương âm huyết
- Phong tà khí bên ngoài
- Hỏa khí uất kết
- Tích tụ tại phần tiểu mạch da ở bì phu
Để khắc phục tình trạng này, Y học cổ truyền sẽ tập trung vào việc cân bằng cơ thể, thanh lọc, giải độc, thải độc tố ra ngoài. Đồng thời với đó là bổ huyết, bổ khí, dưỡng thận, tăng cường lưu thông khí huyết và ổn định nội tiết tố.
Lời kết
Mong rằng những thông tin mà MELA cung cấp vê nguyên nhân dẫn đến sạm da và cách điều trị sẽ hữu ích cho bạn, và đừng quên theo dõi chúng mình để đọc thêm nhiều thông tin khác nhé!