Glucose xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “ngọt”. Đây là một loại đường có trong thực phẩm mà cơ thể sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng. Khi glucose đi qua dòng máu đến các tế bào, thì được gọi là đường huyết hoặc đường trong máu. Cùng MELA đi vào tìm hiểu xem Glucose tốt cho sức khoẻ như thế nào nhé!
Glucose là gì?.
Glucose còn được biết với tên khác là đường huyết, đây chính là chìa khóa để giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt. Khi glucose đạt mức tối ưu thì thường không được chú ý. Nhưng khi chúng lệch khỏi giới hạn được khuyến nghị, bạn sẽ nhận thấy những tác động bất thường lên các hoạt động hàng ngày của mình.
Nói một cách chính xác, glucose là đơn vị cơ bản của carbohydrate, hay còn gọi là một monosaccarit. Không chỉ có riêng glucose, các monosaccarit khác còn bao gồm fructose, galactose và ribose.
Giống như chất béo, glucose cũng là một nguồn nhiên liệu ưa thích của cơ thể dưới dạng carbohydrate. Con người có thể nhận được glucose từ:
- Bánh mì và tinh bột nói chung;
- Trái cây và rau củ;
- Các sản phẩm từ sữa.
Những thực phẩm này sẽ tạo ra năng lượng giúp chúng ta sống và sinh hoạt bình thường. Mặc dù glucose rất quan trọng, nhưng nồng độ glucose trong cơ thể nằm ở chừng mực cho phép vẫn là tốt. Mức glucose quá thấp hoặc cao ngoài tầm kiểm soát có thể dẫn đến nhiều tác động vĩnh viễn và nghiêm trọng.
Công thức hoá học
Glucose (còn gọi là dextrose) là một loại monosaccharide với công thức phân tử C6H12O6 và phổ biến nhất. Glucose chủ yếu được tạo ra bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Ở đó, nó được sử dụng để tạo ra cellulose trong thành tế bào và tinh bột. Trong chuyển hóa năng lượng, glucose là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất trong tất cả các sinh vật để tạo ra năng lượng trong quá trình hô hấp tế bào. Trong thực vật nó được lưu trữ chủ yếu ở dạng cellulose và tinh bột (hỗn hợp gồm thành phần chính là amilose mạch đơn và amylopectin ở dạng mạch phân nhánh), còn ở động vật nó được lưu trữ trong glycogen. Dạng glucose xuất hiện trong tự nhiên là D-glucose, trong khi đó L-glucose được sản xuất tổng hợp với số lượng tương đối nhỏ và có tầm quan trọng thấp hơn.
Dung dịch Glucose 5% là dung dịch đường tiêm tĩnh mạch, nằm trong Danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và là loại thuốc quan trọng nhất cần thiết trong hệ thống y tế cơ bản. Tên glucose bắt nguồn từ tiếng Pháp từ tiếng Hy Lạp (‘glukos’), có nghĩa là “ngọt” từ rượu chưa lên men, giai đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất rượu vang. Hậu tố ” -ose ” là một phân loại hóa học, biểu thị nó là một loại đường.Ngoài ra nó còn phân cực
Lịch sử
Glucose lần đầu tiên được phân lập từ nho khô vào năm 1747 bởi nhà hóa học người Đức Andreas Marggraf. Glucose được phát hiện trong nho bởi Johann Tobias Lowitz vào năm 1792 và được công nhận là khác với đường mía (saccarozo). Glucose là thuật ngữ được đặt ra bởi Jean Baptiste Dumas vào năm 1838, đã chiếm ưu thế trong các tài liệu hóa học. Friedrich August Kekulé đã đề xuất thuật ngữ dextrose (từ Latin: dexter = bên phải), bởi vì trong dung dịch D-glucose của nước, mặt phẳng của ánh sáng phân cực tuyến tính được quay sang phải, còn L-glucose chuyển ánh sáng phân cực tuyến tính sang trái.
Glucose là một trong những nhu cầu cầu thiết yếu của nhiều sinh vật, nên sự hiểu biết chính xác về công thức phân tử và cấu trúc hóa học của nó đã góp phần rất lớn vào sự tiến bộ chung trong hóa học hữu cơ. Sự hiểu biết này phần lớn là nhờ vào kết quả các nghiên cứu của Emil Fischer, một nhà hóa học người Đức đã nhận được giải thưởng Nobel về hóa học năm 1902 cho những phát hiện của ông. Từ năm 1891 đến 1894, Fischer đã thiết lập cấu hình hóa học lập thể của tất cả các loại đường đã biết và dự đoán chính xác các đồng phân có thể có của chúng, áp dụng lý thuyết về các nguyên tử carbon không đối xứng của van ‘t Hoff.
Nhờ vào phát hiện ra sự chuyển hóa glucose, Otto Meyerhof đã nhận được giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học năm 1922. Hans von Euler-Chelpin đã được trao giải thưởng Nobel về hóa học cùng với Arthur Harden năm 1929 do “Nghiên cứu về quá trình lên men của họ đường và các enzyme trong quá trình này “. Năm 1947, Bernardo Houssay (phát hiện ra vai trò của tuyến yên trong quá trình chuyển hóa glucose và carbohydrate) cũng như Carl và Gerty Cori (phát hiện ra sự chuyển đổi glycogen từ glucose) đã nhận được giải thưởng Nobel về sinh lý học hoặc y học. Năm 1970, Luis Leloir đã được trao giải thưởng Nobel về hóa học nhờ khám phá về các nucleotite đường và vai trò của chúng trong tổng hợp các cacbonhidrat.
Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
Tính chất vật lý
Glucose là chất kết tinh không màu, vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 146 °C (dạng α của vòng pyranose) và 150 °C (dạng β của vòng pyranose).
Trạng thái tự nhiên
Glucose có trong hầu hết các bộ phận của cây như hoa, lá, rễ,…và nhất là trong quả chín. Đặc biệt có nhiều trong quả nho chín (khoảng 18.33%) nên cũng có thể gọi là đường nho. Trong mật ong có nhiều glucose (khoảng 30%). Glucose cũng có trong cơ thể người và động vật. Trong máu người có một lượng nhỏ glucose với nồng độ hầu như không đổi khoảng 0,1%.
Cấu trúc phân tử
Glucose có công thức phân tử là C6H12O6, tồn tại ở cả hai dạng: mạch hở và mạch vòng.
Dạng mạch hở
Các dữ kiện thực nghiệm
- Khử hoàn toàn glucose thì thu được hexan. Vậy 6 nguyên tử Carbon của phân tử glucose tạo thành mạch hở không phân nhánh.
- Glucose có phản ứng tráng bạc, khi tác dụng với nước brom tạo thành acid gluconic, chứng tỏ trong phân tử có nhóm CH=O
{\displaystyle {\ce {HOCH2(CHOH)4CHO + 2[Ag(NH3)2]NO3 -> HOCH2(CHOH)4COONH4 + 2Ag + NH3 + 2NH4NO3}}}{\displaystyle {\ce {HOCH2(CHOH)4CHO + Br2 +H2O -> HOCH2(CHOH)4COOH + 2HBr}}}
- Glucose tạo este chứa 5 gốc acid chứng tỏ phân tử có 5 nhóm hydroxil -OH.
{\displaystyle {\ce {HOCH2(CHOH)4CHO + 5Ac2O-> AcOCH2(CHOAc)4CHO + 5CH3COOH}}} (Ac2O là (CH3CO)2O)
- Glucose tác dụng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam, chứng tỏ phân tử glucose có nhiều nhóm OH kề nhau.
Kết luận
Glucose là hợp chất hữu cơ tạp chức, ở dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của một aldehyde đơn chức và alcohol 5 chức. Công thức cấu tạo của glucose mạch hở như sau:
{\displaystyle {\ce {CH2OH – CHOH – CHOH – CHOH – CHOH – CH=O}}}
Hoặc viết gọn hơn là: {\displaystyle {\ce {CH2OH [CHOH]4 CHO}}}
Dạng mạch vòng
Việc xem xét các cấu trúc của glucose ở trên là các hợp chất mạch hở không phù hợp với một số tính chất hóa học và vật lý của glucose. Thí dụ như sự xuất hiện tính chất đặc biệt của một trong nhiều nhóm hydroxyl, nhóm cacbonyl không cho tính chất điển hình của một andehit như không cộng hợp NaHSO4, phản ứng màu với acid fuchsinsunfurous (thuốc thử Sip) không xảy ra, dải hấp thụ trên phổ hồng ngoại của dao động hóa trị C=O của D-glucose không xuất hiện, các monosacrit được ester hóa hoàn toàn (thí dụ tạo các acetate), độ quay cực của các dung dịch mới điều chế của các monosacarit tinh thể bị thay đổi theo thời gian. Một hiện tượng đáng ngạc nhiên hơn là các monosacarit và một số dẫn xuất của chúng (các acetal và các ester) tồn tại ít nhất ở hai dạng đồng phân lập thể.
Hemiacetal và lý giải mạch vòng
Khi cho andehit tác dụng với alcohol ta có thể thu được hemiacetal. Phản ứng này có ý nghĩa rất quan trọng trong trường hợp của glucose, khi cả hai nhóm CH=O và OH cùng thuộc về một phân tử. Nhóm OH tham gia vào phản ứng này với nhóm CH=O trên cùng một phân tử glucose có thể là nhóm OH ở carbon vị trí số 4 (tạo vòng furanose-5 cạnh) hoặc nhóm OH ở carbon vị trí số 5 (tạo vòng pyranose-6 cạnh). Trong đó tạo vòng pyranose chiếm ưu thế hơn cả. Việc tạo từ dạng mạch hở sang dạng mạch vòng sẽ giải phóng bớt năng lượng giúp phân tử glucose trở nên bền hơn.
Dạng mạch hở và các dạng mạch vòng của của glucose trong cân bằng tồn tại với lượng không bằng nhau, mà đồng phân nào bền hơn thì sẽ chiếm ưu thế. Như vậy, theo nguyên tắc thì các vòng chiếm ưu thế sẽ là vòng pyranose. Thí dụ, D-glucose trong nước trung hòa ở nhiệt độ phòng được biểu hiện chủ yếu ở dạng pyranose (α-D-glucopyranose: 36%, β-D-glucopyranose: 64%). Các dạng hở và vòng furanose tồn tại với lượng rất nhỏ (mạch hở: <0,03%, α-D-glucofuranose: <0,1%, β-D-glucofuranose:<0,1%), không đáng kể, nhưng quan trọng là phải chú ý rằng sự chuyển hóa lẫn nhau ở các dạng mạch vòng đều được thực hiện qua dạng hở.
Điều chế và ứng dụng
Điều chế
Trong công nghiệp, glucose được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác acid chlohidric (HCl) loãng, hoặc enzim. Người ta cũng thủy phân cellulose (có trong vỏ bào, mùn cưa) nhờ xúc tác acid chlohidric đặc thành glucose để làm nguyên liệu sản xuất ethanol. Hai phương pháp đó đều được tóm tắt bằng phương trình phản ứng như sau:
{\displaystyle {\ce {(C6H10O5)n ->[{H+}][{t°}] nC6H12O6}}}
Trong tự nhiên, glucose được tổng hợp trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp phức tạp có thể được viết đơn giản bằng phương trình hóa học sau:
{\displaystyle {\ce {6CO2 + 12H2O ->[{chlorophyll}][{sunlight}] C6H12O6 + 6O2 + 6H2O}}}
Ứng dụng và chức năng của glucose trong cơ thể
Glucose là chất dinh dưỡng có giá trị của con người, nhất là đối với trẻ em, người già. Trong y học, glucose được dùng làm thuốc tăng lực. Trong công nghiệp, glucose được dùng để tráng gương, tráng ruột phích và là sản phẩm trung gian trong sản xuất ethanol từ các nguyên liệu có chứa tinh bột và cellulose.
Glucose giúp các hỗn hợp có pha đường không bị hiện lên những hạt đường nhỏ khi để lâu (hiện tượng hồi đường hay lại đường). Đồng thời nó cũng giúp bánh kẹo lâu bị khô và giữ được độ mềm. Nó cũng được sử dụng trong quá trình làm kem để giữ hỗn hợp nước và đường mịn, không bị hồi đường. Nó còn giúp chúng ta sản xuất Vitamin C và pha huyết thanh. Nói chung, trong công nghiệp thực phẩm, glucose được sử dụng làm chất bảo quản
Glucose là nguồn năng lượng chủ yếu và trực tiếp của cơ thể, được dự trữ ở gan dưới dạng glycogen.
Thành phần tham gia vào cấu trúc của tế bào (RNA và DNA) và một số chất đặc biệt khác (Mucopolysaccharid, héparin, acid hyaluronic,chondroitin …).
Glucose được sử dụng để tạo năng lượng cần thiết cho sự sống, quá trình này diễn ra trong tế bào. Việc sử dụng glucose của tế bào phụ thuộc vào hoạt động của màng tế bào dưới tác dụng của Insuline (ngoại trừ các tế bào não, tổ chức thần kinh, tế bào máu, tủy thận và thủy tinh thể).
Sinh học và sự liên quan
Có liên quan
Glucose hoạt động như thế nào?
Thông thường, cơ thể chúng ta phải xử lý glucose nhiều lần trong ngày. Cụ thể là mỗi khi ăn, cơ thể sẽ ngay lập tức làm việc và enzyme bắt đầu quá trình phá vỡ glucose. Tuyến tụy sẽ giúp đỡ bằng cách sản xuất hormone insulin – một nhân tố không thể thiếu để đối phó với glucose. Nói cách khác, mỗi khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ điều khiển tuyến tụy tiết ra insulin để giải quyết lượng đường trong máu đang gia tăng.
Tuy nhiên, tuyến tụy của một số người có thể hoạt động sai cách và không thực hiện đúng nhiệm vụ phải làm. Bệnh tiểu đường xảy ra là khi tuyến tụy không sản xuất insulin theo như bình thường. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần sự hỗ trợ từ bên ngoài (ví dụ như tiêm insulin) để xử lý và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể.
Một nguyên nhân khác gây bệnh tiểu đường là tình trạng kháng insulin. Khi đó gan không nhận ra insulin hiện có trong cơ thể và tiếp tục tạo ra thêm lượng glucose không phù hợp. Gan là một cơ quan quan trọng giúp kiểm soát đường, giúp lưu trữ glucose cũng như sản sinh glucose khi cần thiết.
Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin sẽ làm giải phóng các axit béo tự do từ nơi dự trữ chất béo. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng gọi là ketoacidosis. Ketones – chất thải được tạo ra khi gan phân hủy chất béo, có thể gây độc với số lượng lớn.
Kiểm tra nồng độ glucose như thế nào?
Kiểm tra nồng độ glucose đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Hầu hết bệnh nhân đều phải kiểm tra lượng đường trong máu như một thói quen hàng ngày.
Việc xét nghiệm máu để kiểm tra glucose tại nhà hiện nay rất phổ biến và đơn giản. Bệnh nhân sẽ dùng một cây kim nhỏ – gọi là lưỡi trích (lancet), để chích vào ngón tay, sau đó nhỏ một giọt máu vào que thử. Đưa que thử vào máy theo hướng dẫn để đo lượng đường trong máu. Kết quả thường hiển thị trên màn hình điện tử trong khoảng thời gian dưới 20 giây.
Mức glucose bình thường
Duy trì nồng độ glucose gần mức bình thường là một phần quan trọng để giữ cho cơ thể hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh.
Những người mắc bệnh tiểu đường phải đặc biệt chú ý đến mức glucose máu. Trước khi ăn, giới hạn tối ưu là 90 – 130 miligam trên mỗi decilit (mg / dL). Sau 1 – 2 giờ tiếp theo, chỉ số đường huyết nên nằm dưới 180 mg / dL.
Có nhiều lý do khác nhau làm kích hoạt lượng đường trong máu tăng lên, chẳng hạn như:
- Một bữa ăn thịnh soạn
- Căng thẳng (stress)
- Các bệnh lý khác
- Ít hoạt động thể chất
- Quên liều thuốc trị tiểu đường.
Chỉ số glucose máu quá cao
Trong trường hợp mức glucose của bạn quá cao, insulin sẽ giúp hạ xuống trong giới hạn trung bình. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu quá cao là một dấu hiệu cho thấy họ cần phải sử dụng insulin tổng hợp. Trong các tình huống ít nghiêm trọng hơn, hoạt động thể chất có thể giúp giảm chỉ số đường huyết của bạn.
Chỉ số glucose máu quá thấp
Mức glucose được coi là quá thấp khi tuột xuống dưới 70 mg / dL. Tình trạng này còn được gọi là hạ đường huyết và có nguy cơ diễn biến rất nghiêm trọng. Hạ đường huyết có thể xảy ra khi:
- Bệnh nhân tiểu đường không dùng thuốc đúng chỉ định;
- Hoặc người bình thường đột ngột ăn ít hơn mọi ngày và tập thể dục quá mức.
Bổ sung thức ăn hoặc uống nước trái cây có thể giúp tăng mức glucose. Những bệnh nhân tiểu đường cũng thường uống thuốc hạ glucose, thuốc có thể mua không cần toa tại nhà thuốc. Tuy nhiên thuốc cũng có nguy cơ làm cho lượng đường trong máu xuống cực thấp dẫn đến mất ý thức. Nếu tình huống này xảy ra, người bệnh cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Biến chứng khi không kiểm soát glucose máu
Nếu nồng độ glucose không được kiểm soát, có thể dẫn đến một loạt hậu quả lâu dài, bao gồm:
- Bệnh thần kinh;
- Bệnh tim;
- Mù lòa;
- Nhiễm trùng da
- Các vấn đề về khớp và tứ chi, đặc biệt là bàn chân;
- Mất nước nghiêm trọng;
- Hôn mê.
Các biến chứng nghiêm trọng hơn liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm:
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA): Tình trạng nồng độ ceton trong máu tăng lên gây nhiễm toan máu (hay còn gọi là acid máu). Có thể dẫn đến hôn mê, bất tỉnh trong một thời gian dài hoặc thậm chí tử vong.;
- Tình trạng tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu (HHS): Còn được gọi là tình trạng quá ưu trương do tăng glucose máu. Là một hội chứng của tăng glucose rất cao, gây rối loạn tri giác, tăng thẩm thấu, mất nước tế bào với tỷ lệ tử vong cao.
Cũng như nhiều rối loạn y tế khác, các vấn đề về glucose sẽ dễ dàng được xử lý trước khi chuyển biến quá nghiêm trọng. Nồng độ glucose máu khỏe mạnh là một yếu tố quan trọng để cơ thể luôn hoạt động tốt. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ và tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết đối với người bình thường. Tuy nhiên những bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì mức glucose phù hợp. Do đó họ cần tuân thủ liệu trình điều trị và theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose hàng ngày để tránh nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng.
Chỉ số Glucose máu bao nhiêu là an toàn
Xác định chỉ số Glucose máu góp phần chẩn đoán tình trạng sức khỏe để xem cơ thể có mắc các bệnh lý liên quan hay không. Tùy vào thời gian xét nghiệm hay thể trạng hiện tại mà lượng đường huyết sẽ thay đổi khác nhau. Một số yếu tố cần lưu ý như: tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, thời gian mắc bệnh (nếu có),… Nồng độ Glucose máu được đánh giá là an toàn như sau (đơn vị sử dụng phổ biến là mmol/l hoặc mg/dL):
-
Lúc đói (trước bữa ăn): 90 – 130 mg/dL (5 – 7,2 mmol/L).
-
Sau khi ăn: dưới 180 mg/dL (xét nghiệm tiến hành 1 – 2 tiếng sau ăn).
-
Trước khi ngủ: 100 – 150 mg/dL (6 – 8,3 mmol/L).
Thời điểm kiểm tra nên tiến hành vào lúc sáng sớm, bụng đói, lượng đường huyết ít bị tác động sẽ cho kết quả chính xác hơn. Nếu bạn muốn kiểm tra sau bữa ăn cần đợi khoảng 2 tiếng để lượng đường máu ổn định, chỉ số ở mức trên 11,1 mmol/L nguy cơ cao là bạn đã mắc bệnh.
Một số căn bệnh nguy hiểm do lượng đường huyết bất thường
Tăng đường huyết
Ở giai đoạn sớm, hội chứng tăng đường huyết chưa có dấu hiệu rõ ràng. Bệnh chỉ biểu hiện qua một số dấu hiệu như:
-
Uống nước nhiều: từ 3 – 4 l/ngày.
-
Thèm ăn: các tế bào thiếu hụt đường do bị tăng tính thấm thành mạch, nhưng càng ăn thì lượng đường huyết càng cao.
-
Tiểu nhiều: tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là vào ban đêm.
Với tình trạng Glucose máu tăng kéo dài có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây nên một số bệnh lý như:
-
Các bệnh về tim: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
-
Suy thận: bởi lượng Glucose quá cao làm làm tổn thương cầu thận, dần dần gây viêm cầu thận mạn dẫn tới suy thận.
-
Các bệnh lý về mắt: suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, các bệnh về giác mạc, võng mạc,…
-
Các bệnh lý về da: viêm nhiễm, tróc da, lở loét, mụn nhọt,…
-
Thần kinh: viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác,…
-
Một số biến chứng khác: thấp khớp, viêm phổi, hôn mê,…
Hạ đường huyết
Tình trạng này thường xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường. Số ít trường hợp có thể bị do tác dụng phụ của thuốc, người bệnh sau phẫu thuật dạ dày, hoạt động gắng sức,… Các triệu chứng chung thường gặp như:
-
Rối loạn hệ thần kinh tự động: chóng mặt, tay chân nặng nề, run tay, mệt đột ngột, đau đầu, vã mồ hôi, ớn lạnh,…
-
Rối loạn hệ thần kinh trung ương; hôn mê, co giật, rối loạn cảm giác, vận động,…
Một số biểu hiện khác: đau bụng, buồn nôn, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt, trường hợp nặng có thể xuất hiện động kinh, liệt nửa người,…
Các phương pháp xét nghiệm
Nghiệm pháp Glucose
Đây là phương pháp được khuyên dùng cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ (tầm 24 – 28 tuần), nhằm phát hiện sớm các căn bệnh nguy hiểm nhất là đái tháo đường thai kỳ. Bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm vào buổi sáng, sau khi nhịn đói khoảng 10 – 14 tiếng. Tuy nhiên, những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng mãn tính không thể sử dụng liệu pháp này. Chống chỉ định với một số người đang dùng các loại thuốc lợi tiểu, corticoid,… trong vòng 3 ngày gần nhất.
Xét nghiệm nước tiểu (glucose niệu)
Trong quá trình chuyển hóa thông thường, Glucose niệu sẽ cho kết quả âm tính. Thế nhưng vì một số các yếu tố ảnh hưởng như lượng đường huyết cao, thận bị tổn thương dẫn đến sự hiện diện của đường ở trong nước tiểu. Một số loại thuốc hoặc tình trạng căng thẳng cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Quá trình tiến hành diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, bạn không cần nhịn đói vẫn có thể xét nghiệm.
Xét nghiệm glucose máu (tĩnh mạch)
-
Lúc đói: bệnh nhân phải nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi tiến hành, chỉ có thể uống nước lọc. Mức chỉ số sẽ biểu hiện như sau:
+ Bình thường: <100 mg/dL.
+ Tiền tiểu đường: 100 – 125 mg/dL.
+ Tiểu đường: >126 mg/dL.
-
Ngẫu nhiên: có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không buộc phải nhịn ăn.
Xét nghiệm HbA1c
HbA1c là loại hemoglobin kết hợp với Glucose. Nồng độ đường huyết tăng cao tương đương với lượng Glucose và hemoglobin gắn kết nhiều hơn. Không cần nhịn ăn trước khi tiến hành xét nghiệm và có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể sử dụng với bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường với điều kiện không dùng thuốc trước khi xét nghiệm khoảng 1 giờ. Các mức độ định lượng HbA1c như sau:
-
Bình thường: 5,7% (tổng sống hemoglobin).
-
Tiều tiểu đường: 5,7 – 6,4%.
-
Tiểu đường: trên 6,5 %.
Vai trò của Glucose đối với cơ thể
Có thể khẳng định được rằng Glucose đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Điển hình nhất là:
Cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể: Glucose trong thực phẩm và đồ uống khi đi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa được thành nguồn năng lượng, dưỡng chất cần thiết. Song song với đó đường Glucose còn kích thích sản sinh insulin để cơ thể tăng cảm giác thèm ăn, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn.
Thêm vào đó khi hấp thu vào trong cơ thể thì đường Glucose được dự trữ tại gan, trở thành một nguồn năng lượng dạng Glycogen. Sử dụng cho những lúc cần thiết và lúc cơ thể thiếu hụt năng lượng trầm trọng.
Tốt cho não
Hầu hết các tế bào thần kinh đều cần có glucose để hoạt động. Một bộ não khỏe mạnh cần có nguồn năng lượng cao, vì vậy cơ thể cần được liên tục cung cấp glucose vào máu.
Glucose theo máu được chuyển lên não giúp cung cấp năng lượng để duy trì các hoạt động ghi nhớ, học tập, suy nghĩ, làm việc… Nếu không được cung cấp đủ glucose, các tế bào thần kinh không thể kết nối với các tế bào khác của cơ thể để làm nhiệm vụ của mình.
Duy trì sức mạnh cơ bắp
Sau khi cơ thể đã đủ nguồn năng lượng cần thiết, lượng glucose còn lại sẽ được lưu giữ dưới dạng glycogen và dự trữ ở gan và các cơ bắp. Phần lớn glycogen dự trữ ở đây để cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất.
Khi tập thể dục kéo dài, gây cạn kiệt glucose có thể làm cơ thể mệt mỏi, mất sức và suy nhược đột ngột.
Cung cấp năng lượng tức thì
Glucose là đường đơn, có khả năng hấp thụ trực tiếp qua ruột non vào trong máu và đặc biệt giúp tăng nồng độ đường trong máu nhanh hơn các loại đường khác như sucrose, fructose.
Carbohydrate cũng phải phân hủy thành glucose sau đó mới hấp thụ vào cơ thể. Chính vì vậy, khi cơ thể mất năng lượng, mệt mỏi có thể ăn uống các loại thực phẩm chứa nhiều glucose như mật ong, nước đường, nước ép trái cây,… để cung cấp năng lượng tức thì.
Duy trì nhiệt độ cơ thể
Glucose cung cấp năng lượng cho chuyển hoá cơ bản, giúp duy trì thân nhiệt của cơ thể, đặc biệt là quá trình tăng thân nhiệt khi bị mất nhiệt hoặc gặp lạnh. Quá trình điều hoà giảm nhiệt do các cơ chế khác như đổ mồ hôi, giãn mạch,…
Duy trì sức khỏe tổng thể
Glucose đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Không có glucose sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của da, mô, cơ, xương. Không chỉ vậy, Glucose còn giúp duy trì hoạt động của các tế bào cơ thể, điều hòa nhịp tim và hô hấp.