Nám da mặt thực sự không phải là một căn bệnh nguy hiểm hay đau đớn gì nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sự tự tin của chị em phụ nữ rất nhiều. Vậy nám da mặt là gì, nguyên nhân gây ra nám da mặt, cách nào để trị nám da mặt hiệu quả và nhanh nhất, hãy cùng Mela tìm hiểu ở bài viết này nhé.
Nám da mặt là gì?
Nám là một tình trạng tăng sắc tố da. Theo nghiên cứu gần đây, nám da mặt thường xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ so với nam giới và riêng tại Việt Nam, có tới 80% phụ nữ sau sinh phải đối mặt với tình trạng nám da mặt.
Nám da mặt là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ khi bước qua tuổi 30. Khi môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn cũng như nhiều tác động đến từ công việc, gia đình cũng như cuộc sống, độ tuổi của phụ nữ bị những đốm nám da mặt càng ngày càng trẻ hơn.
Nám da mặt rất dễ nhận dạng, nó là tình trạng trên khuôn mặt xuất hiện những đốm tròn nhỏ, sậm màu, có màu vàng, nâu vàng, nâu sáng nhưng phần lớn là màu nâu đen,… ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt con người.
Nám thường mọc tập trung thành từng mảng, phân bố chủ yếu ở:
- Hai bên gò má
- Mũi
- Trán
- Cằm,…
Càng để lâu nám da mặt càng có xu hướng lan rộng, đậm màu lên và khó chữa trị hơn.
Nguyên nhân gây ra nám da mặt là gì?
Như đã đề cập ở trên, nám da mặt là một tình trạng của tăng sắc tố da phổ biến. Do đó để tìm hiểu nguyên nhân gây ra nám da mặt, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân gây nên tăng sắc tố da. Tăng sắc tố xuất hiện khi lượng sắc tố melanin được sản sinh quá nhiều tại những điểm nhất định trên da.
Vậy Melanin là gì?
Melanin là sắc tố tạo màu sắc tự nhiên do da, tóc và mắt của chúng ta. Bình thường sau khi quy định các sắc tố màu sắc của da, mắt và tóc thì Melanin sẽ không được tạo ra nữa – nếu không có sự tác động nào. Tuy nhiên, nếu có tác động từ các tác nhân khác đến làn da, melanin sẽ được sản sinh nhiều hơn để bảo vệ các nhân tế bào. Từ đó sẽ có sự rối loạn quá trình tổng hợp sắc tố melanin à tăng sắc tố.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sản sinh dư thừa hoặc rối loạn melanin nhưng có thể tổng hợp thành: nguyên nhân từ bên trong và bên ngoài cơ thể.
Các nguyên nhân nám da mặt từ bên trong cơ thể
Do di truyền, với một số người là do di truyền từ bố mẹ mà dễ mắc bệnh nám da mặt.
Do rối loạn sắc tố: là khi quá trình sinh hóa của chất amin-tyro-sine trong máu tăng hoặc giảm đột ngột đều sẽ khiến các sắc tố gây nám phát triển mạnh mẽ hơn.
Nám da do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như : mang thai, mãn kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Mắc các bệnh phụ khoa mãn tính như viêm tử cung, viêm phần phụ, các bệnh về gan, giun sán, sốt rét. Di chứng sau điều trị các bệnh ngoài da vùng mặt để lại.
Nguyên nhân gây ra nám mặt do tâm trạng, tâm lý tinh thần, trạng thái tinh thần căng thẳng kéo dài.
Các nguyên nhân gây nám da mặt từ bên ngoài
- Do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt không hợp lý.
- Do sử dụng thuốc, mỹ phẩm không đúng cách dễ gây ra bệnh nám da mặt.
- Do tác động của môi trường bên ngoài như ánh nắng mặt trời, khói bụi, ô nhiễm,…
Ánh nắng là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng da tăng sắc tố, nám da mặt. Vì ánh nắng mặt trời có thể kích thích sản sinh melanin.
Có thể hiểu đơn giản là Melanin đóng vai trò như một lớp kem chống nắng cho da và bảo vệ làn da của bạn khỏi tia cực tím có hại, làm cho da bạn trở nên rám nắng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây rối loạn quá trình này, dẫn đến chứng tăng sắc tố da.
Rồi khi các đốm màu đã xuất hiện, việc phơi nắng cũng kích thích các đốm này nhiều hơn qua việc làm cho các đốm tàn nhang, đốm lão hóa, vết nám,… càng sẫm màu hơn.
Nám da mặt có bao nhiêu loại
Thông thường, có 3 loại nám da sau:
Nám da từng mảng hay còn gọi là nám nông
Đây là loại có “chân nám” nông (tầng đáy của lớp biểu bì) và dễ điều trị dứt điểm nhất. Nám xuất hiện theo từng mảng màu khá nhạt, nguyên nhân là do:
- Các nhân tố khách quan từ môi trường
- Nắng nóng
- Ô nhiễm
- Việc dùng các loại mỹ phẩm kém chất lượng
- Uống thuốc ngừa thai
Nám da sâu (nám sâu, đốm nâu, tàn nhang)
Loại này có màu sẫm hơn và xuất hiện theo từng đốm nhỏ. Nếu soi trên máy có thể thấy ngay chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của da. Nguyên nhân có thể do di truyền, nội tiết tố, hoomon thay đổi đột ngột vì quá trình làm mẹ,… Đây là loại nám “lì lợm” và khó điều trị với thời gian kéo dài.
Nám da hỗn hợp
Nếu ai xuất hiện cả hai loại nám nêu trên thì sẽ được xếp vào loại nám hỗn hợp. Chân nám ở cả lớp biểu bì và dưới sâu hạ bì. Loại này phức tạp khó điều trị ở chỗ phải điều trị bằng hai cách cho những vùng nám khác nhau trên cùng một khuôn mặt.
Cách trị nám da mặt
Để bù đắp cho cơ thể một lượng dưỡng chất nhất định bạn nên:
- Cung cấp những loại Vitamin cần thiết cho cơ thể như A, C, E, B12;
- Uống đủ nước,
- Tránh thức ăn cay nóng, các loại rượu, bia,…
- Tránh các chất có hại
Từ đó giúp:
- Tái tạo da
- Ngăn ngừa sự biến đổi, rối loạn của các hormone
- Làm giảm nguy cơ xuất hiện nám da
Điều quan trọng nên nhớ đó là không nên lạm dụng mỹ phẩm. Đặc biệt là những mỹ phẩm tẩy trắng có chứa thành phần gây teo da như thủy ngân hoặc gây kích ứng viêm da như corticoid. Tránh việc căng thẳng, lo lắng kéo dài, tránh thức đêm và sử dụng kem chống nắng hằng ngày cũng là cách phòng ngừa nám hiệu quả.
Tuy nhiên, khi đã bị nám da, việc áp dụng những cách thức trên sẽ chỉ giúp bạn chống nám da phát triển rộng ra. Nếu đã xuất hiện những đốm nám trên mặt nên tìm đến các trung tâm điều trị da liễu.
Điều trị nám bằng công nghệ cao Laser một trong những cách điều trị nám da hiệu quả và an toàn được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, khi đã chọn cách trị nám bằng laser, bạn cần chú ý về nhiều vấn đề như chọn nơi trị liệu uy tín với đội ngũ kĩ thuật viên tay nghề cao. Và đặc biệt lưu ý tới những bước chăm sóc da sau laser.
Lời kết
Trên đây, Mela đã chia sẻ cho các bạn những kiến thức liên quan đến tình trạng nám da. Mong rằng bài viết này đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích và kinh nghiệm để điều trị tình trạng da này nhé.