Xu hướng sử dụng các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên đang được rất nhiều người quan tâm. Cùng với đó, chiến lược marketing rầm rộ của các hãng mỹ phẩm “sạch” đã vô tình làm người tiêu dùng sợ hãi hóa chất. Xu hướng này cũng khiến người tiêu dùng coi nguyên liệu tự nhiên là những thứ tốt nhất, an toàn nhất. Hôm hãy cùng Mela tìm hiểu tại sao nhu cầu sử dụng mỹ phẩm làm đẹp từ tự nhiên lại gia tăng mạnh mẽ trong ngành công nghiệp làm đẹp đến như vậy
Người tiêu dùng đang dần sợ hãi hóa chất
Khi Gwyneth Paltrow ra mắt Goop vào năm 2016, cô ấy đã nói với Vogue về tầm quan trọng của dòng sản phẩm làm đẹp hoàn toàn tự nhiên mà cô ấy vừa ra mắt. Bộ sưu tập này bao gồm sữa rửa mặt, kem dưỡng mắt và kem dưỡng ẩm. “Ý tưởng về việc bạn cố gắng tập thể dục và ăn uống đầy đủ nhưng sau đó lại chăm sóc bản thân bằng các sản phẩm có chứa hóa chất, paraben và silicon thật không hay chút nào”. Vài tháng sau, cô ấy tham gia chương trình The Tonight Show để quảng bá cho dòng sản phẩm này. Cô và người dẫn chương trình Jimmy Fallon đã nhúng khoai tây chiên của McDonald’s vào lọ kem dưỡng ẩm và ăn nó, có lẽ để chứng tỏ nó an toàn như thế nào.
Paltrow thường đặt ra những câu hỏi về khoa học và lý thuyết. Nhưng giờ đây cô ấy đã không còn là người duy nhất hoài nghi về chất lượng của các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da hiện hành. Trong những năm qua, có một ngành công nghiệp làm đẹp bùng nổ song song với ngành công nghiệp làm đẹp truyền thống. Nó hướng tới “vẻ đẹp tự nhiên và sạch”. Nhiều thương hiệu và nhà bán lẻ mới đã nói rằng, “Các sản phẩm làm đẹp thông thường chứa đủ các loại chất nguy hiểm. Hãy sử dụng những thứ “sạch” này để thay thế nó.” Đây là một tuyên bố phức tạp và khá khó để chứng minh, nhưng nó lại là thông điệp gây nên sự biến động lớn trong ngành mỹ phẩm.
Những công ty này đang giải quyết những lo ngại chính đáng về các loại hóa chất nhất định, như BPA và phthalates. Sau đó, đã có một số vụ kiện nổi tiếng như vụ án bột talc gây ung thư buồng trứng của Johnson & Johnson. Khi đó, bồi thẩm đoàn đã trao hàng triệu đô la tiền bồi thường cho những người tuyên bố bị ung thư do sử dụng phấn rôm của hãng trong nhiều năm. Tiếp đó, công ty chăm sóc tóc Wen đã giải quyết một vụ kiện tập thể trị giá 26 triệu đô la vì một trong những sản phẩm của họ bị cáo buộc khiến tóc rụng nhiều. Người tiêu dùng đã trở nên sợ hóa chất và bắt đầu tìm kiếm các sản phẩm mà họ cho là “tự nhiên” hoặc “sạch” hơn.
Phản ứng dữ dội chống lại các công ty làm đẹp truyền thống và sự nổi lên của những công ty mỹ phẩm “sạch” là điều không thể tránh khỏi. Khi nghe báo cáo về các thành phần có trong mỹ phẩm, người tiêu dùng đã yêu cầu câu trả lời từ phía nhãn hàng. Tuy nhiên kể từ năm 1938, các quy định pháp luật về mỹ phẩm ở Mỹ không được cập nhật. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm chỉ giám sát cho có lệ. Phần lớn các công ty làm đẹp sẽ tự điều tiết.
Nhưng giờ đây, những quy định về ngành mỹ phẩm đã được chú ý hơn bao giờ hết. Các tập đoàn làm đẹp truyền thống đã đủ sợ hãi trước những phản ứng dữ dội của người tiêu dùng, đến mức họ phải tích cực tìm kiếm nhiều sự giám sát hơn. Nó sẽ thay đổi cơ bản cách các thương hiệu nói về làm đẹp và cách chúng ta với tư cách là người tiêu dùng mua sắm nó.
Mua sắm mỹ phẩm “an toàn” – Làm đẹp từ tự nhiên
Các sản phẩm làm đẹp từ tự nhiên được bán trong các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe và chợ nông sản có bao bì được trang trí bằng hình ảnh lá cây. Đó là một thị trường ngách rất cụ thể và không được ngành công nghiệp làm đẹp coi trọng. Nhưng giờ đây, các thương hiệu mới đã tận dụng cơ hội để tự khẳng định vị trí của mình. Họ cho thấy những những sản phẩm của mình là những lựa chọn thay thế “sạch” cho dòng chính đang bùng nổ.
Daniela Ciocan, giám đốc tiếp thị của một đơn vị chuyên tổ chức triển lãm, nơi các thương hiệu trưng bày các sản phẩm của mình với hy vọng có được vị trí trong thị trường bán lẻ cho biết: Trong năm nay, nhờ nhà bán lẻ và nhu cầu của khách hàng mà đơn vị đã tăng gấp đôi số lượng gian hàng dành riêng cho các thương hiệu “sạch” mới.
Theo NPD Group, trong 12 tháng qua, các thương hiệu được gọi là thiên nhiên như Tata Harper và Honest Company của Jessica Alba đã chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán các sản phẩm chăm sóc da cao cấp. Danh mục này đang phát triển với tốc độ nhanh hơn năm ngoái.
Annie Jackson, người đồng sáng lập Credo vào năm 2015 cho biết “Chúng tôi đang bị quá tải.” Thương hiệu này hiện đang có tám cửa hàng ở Mỹ và một sàn thương mại điện tử với khoảng 115 nhãn hiệu. Credo nhận được khoảng 200 sản phẩm mới mỗi tháng từ các thương hiệu mong muốn các sản phẩm của mình được bán ở đó.
Tuy nhiên, thương hiệu này cũng có một đối thủ cạnh tranh đó là Follain. Follain mở trước Credo 2 năm với tư cách là một cửa hàng địa phương ở Boston. Nó cũng đang phát triển rất nhanh chóng. Follain hiện có 5 cửa hàng và sẽ mở thêm 2 cửa hàng nữa vào tháng 10 và dự kiến sẽ có 10 cửa hàng vào cuối năm 2019. Tốc độ tăng trưởng của Follain tăng hơn 200% trong năm 2018.
Trong khi đó, nhu cầu của khách hàng lớn đồng nghĩa với việc các công ty và nhà bán lẻ chính thống sẽ tập trung nhiều vào các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp sạch. Vào năm 2017, Target đã tung ra các dịch vụ làm đẹp tự nhiên của mình. CVS thông báo họ sẽ loại bỏ paraben và các thành phần khác khỏi 600 sản phẩm mang thương hiệu của mình vào cuối năm 2019. Các thương hiệu thường xuyên loại bỏ paraben, sunfat và những thứ tương tự, đôi khi họ làm lặng lẽ, đôi khi lại rất phô trương.
Sephora đã khởi động sáng kiến “Clean at Sephora” vào tháng 5, nghiên cứu nội bộ tiết lộ rằng 54% người tiêu dùng lựa chọn mua các sản phẩm “sạch” và tìm kiếm các thương hiệu “không chứa” một số loại thành phần, tuy nhiên Cindy Deily, giám đốc cấp cao của bộ phận kinh doanh các sản phẩm chăm sóc da tại Sephora không nói rõ nó không chứa thành phần gì. Sephora đã nhận được một số lời chỉ trích rằng tiêu chuẩn sạch của họ không khắt khe như những gì họ nói. Nhưng Deily cho biết rằng danh sách “không chứa” vẫn đang tiếp tục phát triển.
Không chỉ là các nhà bán lẻ. Các công ty mỹ phẩm truyền thống cũng minh bạch hơn bao giờ hết, ít nhất là ở bề ngoài. Vào tháng 2, Unilever đã tự nguyện tiết lộ các thành phần hương liệu có trong các thương hiệu chăm sóc cá nhân và sắc đẹp của mình như Dove, Axe và Suave. Johnson & Johnson cũng đang làm điều tương tự đối với các sản phẩm chăm sóc em bé của mình.
Mọi thứ về mỹ phẩm xanh và sạch – Làm đẹp từ tự nhiên
Do chưa có quy định rõ ràng, tất cả các sản phẩm mới này đã gây nên một số nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Các thuật ngữ “sạch” và “tự nhiên” là những thuật ngữ phổ biến nhất và thường được sử dụng để thay thế cho nhau. Bạn cũng sẽ thấy “an toàn”, “xanh” và “không độc hại”. Đi bộ vào Sephora, bạn sẽ nhìn thấy các tấm biển cho biết những sản phẩm đó “Clean by Sephora”. Bước vào Nordstrom, bạn phải hỏi xem các sản phẩm tự nhiên ở đâu. (Để rõ ràng hơn, từ bây giờ tôi sẽ gọi xu hướng này là “sạch”.)
Nhưng vì thuật ngữ này không được quy định bởi một tổ chức hoặc cơ quan quản lý như Ủy ban Thương mại liên bang hoặc FDA, chúng về cơ bản là những từ vô nghĩa khi xuất hiện trên mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Thuật ngữ “tự nhiên” thường được hiểu là nó chứa các thành phần có nguồn gốc từ thực vật, mặc dù có một số thương hiệu mới thúc đẩy loại bỏ từ tự nhiên vì nó vẫn chứa nhiều thành phần tổng hợp an toàn. Nhưng nó vẫn dành cho tất cả mọi người. Thông thường, các sản phẩm sạch sẽ thu hút sự chú ý vì chúng không có các thành phần như paraben, phthalates, sulfat, v.v.
Các sản phẩm làm đẹp được gọi là “hữu cơ” còn khó hiểu hơn. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ có quy định về những loại sản phẩm được dán nhãn hữu cơ. Trong làm đẹp, nó phụ thuộc vào tỷ lệ thành phần hữu cơ tiêu chuẩn USDA có trong sản phẩm. Nhưng FDA cũng lưu ý, hữu cơ cũng không làm cho một thành phần tốt hơn hoặc an toàn hơn,.
Vì vậy, công ty nào cũng có thể gọi sản phẩm của mình là “tự nhiên” hoặc “sạch” và định nghĩa thuật ngữ theo bất cứ cách nào mà họ muốn. Các công ty không ngần ngại thêm các thuật ngữ này vào nhãn bởi vì người mua sẽ có xu hướng ưu tiên các sản phẩm này hơn. Một cuộc khảo sát tiến hành vào năm 2018 của các sinh viên ngành tiếp thị và quản lý mỹ phẩm, nước hoa của Học viện Công nghệ Thời trang cho thấy “90% người tiêu dùng tin rằng các thành phần làm đẹp tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên tốt với họ”. Tất nhiên, có rất nhiều thứ tự nhiên không tốt cho bạn như cây thường xuân độc, xyanua trong hạt táo và một số loại tinh dầu.
Nhưng điều này cũng đã dẫn đến những quan niệm sai lầm của một số người tiêu dùng rằng hóa chất nguy hiểm ngang nhau. Kelly Dobos, một nhà hóa mỹ phẩm có 15 năm kinh nghiệm cho biết: “Tôi không thể kể hết cho bạn số lần tôi nhìn thấy một sản phẩm được dán nhãn ” không chứa hóa chất. Nhưng thật nực cười, nước cũng là một chất hóa học mà.”
Làm thế nào mà người tiêu dùng lại sợ hãi các sản phẩm làm đẹp ngay từ đầu
Trong suốt 10 năm qua, một số thành phần đã thu hút sự chú ý và sự an toàn của mỹ phẩm đã được đưa lên hàng đầu. Vào năm 2010, một lượng lớn hóa chất biến thành khí formaldehyde khi được đun nóng đã được phát hiện trong một liệu pháp làm thẳng tóc phổ biến của thương hiệu Brazil Blowout. Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp gọi đây là mối nguy hiểm đối với nhân viên và có khả năng ảnh hưởng đối với khách hàng. Vào năm 2012, FDA đã phát hiện 400 loại son môi có chứa một lượng chì cực nhỏ và những ảnh hưởng đến con người vẫn chưa được biết đến.
Vào năm 2014, sau sự phản đối kịch liệt của người tiêu dùng, Johnson & Johnson đã loại bỏ một chất bảo quản khỏi dầu gội đầu dành cho trẻ em và loại bỏ một lượng rất nhỏ formaldehyde thải ra không khí. Vào năm 2017, Tạp chí Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã đưa ra ý kiến cho rằng phụ nữ da màu tiếp xúc nhiều với các thành phần có vấn đề trong các sản phẩm làm đẹp, một phần là do áp lực xã hội buộc họ phải sử dụng các sản phẩm làm sáng da và làm thẳng tóc.
Những người ủng hộ vẻ đẹp sạch thường trích dẫn một thống kê rằng Liên minh Châu Âu đã cấm hơn 1.300 hóa chất được sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp trong khi Hoa Kỳ chỉ cấm khoảng 30 loại. Và điều này là đúng. Thị trường mỹ phẩm sạch được tạo nên bởi các thương hiệu tự nguyện cắt giảm hóa chất ra khỏi sản phẩm của họ. Như Sephora đã nói, người mua thường muốn mọi thứ “không chứa …” trong các sản phẩm họ muốn sử dụng.
Như paraben chẳng hạn. Paraben là một loại chất bảo quản đã được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm nhiều thập kỷ quả. Bất kỳ sản phẩm dạng nước nào từ dầu gội đầu đến kem dưỡng da đều cần phải chứa chất bảo quản để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn và nấm khi nó nằm trong tủ thuốc của bạn. Nhưng “không chứa paraben” là tuyên bố bạn thường thấy nhất trên các sản phẩm làm đẹp ngày nay.
Paraben bắt chước estrogen trong một số trường hợp nhất định (chủ yếu được phát hiện thông qua các nghiên cứu trên động vật và tế bào trong phòng thí nghiệm), điều này khiến chúng trở thành “chất gây rối loạn nội tiết”. Năm 2004, Tạp chí Chất độc học ứng dụng đã công bố một nghiên cứu trong đó các nhà nghiên cứu tìm thấy paraben trong mô ung thư vú. Điều quan trọng cần phải làm rõ là họ đã không kiểm tra các mô khỏe mạnh của phụ nữ và họ không cho rằng paraben gây ra ung thư vú. Nhưng nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên về hóa chất gây nên một số tai tiếng trong số các nhóm cơ quan giám sát người tiêu dùng.
Năm 2014, EU đã cấm một số loại paraben. Đây thực sự là lúc sự phẫn nộ chống lại họ lên đến đỉnh điểm ở Mỹ. Nhưng việc châu Âu không cấm một số loại paraben được sử dụng phổ biến nhất đã bị nhiều người bỏ qua. Ủy ban Khoa học Châu Âu về An toàn người tiêu dùng đã viết:
“Nhóm hóa chất được gọi là paraben đã tạo nên một phần quan trọng trong các chất bảo quản có thể sử dụng trong mỹ phẩm. Ngoài Propylparaben và Butylparaben, các paraben khác, như Methylparaben và Ethylparaben đều an toàn và được được Ủy ban Khoa học về An toàn Người tiêu dùng (SCCS) xác nhận nhiều lần. Chúng cũng là một số chất bảo quản hiệu quả nhất.”
Các tổ chức lớn như Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố rằng dữ liệu về tác hại của paraben đối với con người còn hạn chế. Họ viết: “Ngoài ra còn có nhiều hợp chất khác trong môi trường bắt chước estrogen được sản xuất tự nhiên”.
Parabens có thể rất khủng khiếp đối với chúng ta, nhưng hiện tại chúng ta vẫn chưa biết tác động lâu dài của paraben đối với con người. Không có dữ liệu kết luận rằng chúng làm tổn thương chúng ta. Nhưng hạt giống của sự nghi ngờ đã được gieo rắc, người tiêu dùng phản đối và các công ty bắt đầu loại bỏ chúng, do đó những hành động này đã củng cố niềm tin rằng paraben là xấu. Ngày nay bạn sẽ tìm thấy rất ít sản phẩm có chứa paraben.
Nhưng bạn nên sợ đến mức nào? Trong độc chất học nghiên cứu về các chất hóa học và ảnh hưởng của chúng đối với sinh vật sống, có một câu thần chú là “liều lượng tạo ra chất độc”.
Tiến sĩ Curtis Klaassen, một nhà nghiên cứu chất độc, người đã biên tập cuốn sách Casarett & Doull’s Toxicology: The Basic Science of Poisons, cho biết: “Nếu bạn sử dụng hóa chất với lượng vừa đủ, nó sẽ gây hại.” Ông cũng đánh giá dữ liệu hóa học với tư cách là một nhà khoa học độc lập tại Đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR), một hội đồng quản lý được thành lập bởi một nhóm thương mại trong ngành.
Lấy ví dụ về formaldehyde -một chất được coi là chất gây ung thư ở người. Klaassen cho biết: “Khoảng 25 năm trước, người ta đã phát hiện ra rằng formaldehyde là chất gây ung thư khi chúng tiếp xúc với chuột ở nồng độ rất cao trong không khí. Nhưng hóa ra bạn và tôi cũng đang tạo ra formaldehyde [trong cơ thể của chúng ta]. Khả năng gây ung thư ở người nếu chúng ta tiếp xúc với nó khi gội đầu về cơ bản là bằng không ”.
Đề phòng trước vẫn tốt hơn
Chúng ta sẽ không bao giờ biết được tác động của nhiều năm sử dụng các loại hóa chất này. Việc không thể nghiên cứu và kiểm soát số lượng lớn các thành phần mà chúng ta sử dụng hàng ngày đã khiến cho việc xác định chính xác độc tố trở nên khó khăn. Nhưng một số người cho rằng đó là vấn đề.
Nneka Leiba, giám đốc chương trình Khoa học Sống lành mạnh của Nhóm Công tác Môi trường (EWG) cho biết: “Điều chúng tôi quan tâm nhất là gánh nặng tổng thể [về hóa chất] của cơ thể. Các công ty biết vị trí của chúng tôi, đôi khi họ đồng ý, đôi khi thì không.”
Một số cơ quan giám sát đã mạnh mẽ thách thức các cơ sở làm đẹp chính thống về vấn đề này. EWG một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập cách đây 25 năm với mục đích xem xét thuốc trừ sâu và thực phẩm được cho là tổ chức có hoạt động mạnh mẽ nhất. Nhưng kể từ đó, tổ chức này đã mở rộng sang các sáng kiến lớn hơn về môi trường và sức khỏe con người, bao gồm cả mỹ phẩm. Năm 2004, cùng năm với nghiên cứu về các tác động của paraben đến ung thư vú được công bố, nhóm đã công bố cơ sở dữ liệu mỹ phẩm Skin Deep đầu tiên của mình.
Cơ sở dữ liệu của EWG chứa hơn 73.000 sản phẩm và thành phần giúp chúng ta xếp hạng các mối nguy tiềm ẩn dựa trên một bộ dữ liệu và phương pháp phức tạp. Leiba cho biết một đội ngũ 12 người, bao gồm các nhà độc chất học, nhà hóa học và chuyên gia sức khỏe cộng đồng đã xem xét dữ liệu về các thành phần và cập nhật nó thường xuyên. Leiba nói: “Chúng tôi nói chuyện với các nhà khoa học ngoài ngành và các nhà khoa học trong ngành để xem chúng tôi khác họ ở điểm nào. Đa số các buổi nói chuyện giúp chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đang sai lầm ở khía cạnh phòng ngừa.”
Cơ sở dữ liệu Skin Deep đã trở thành một nguồn thông tin hữu ích cho người tiêu dùng, một tài liệu tham khảo cho giới truyền thông và là một điểm khó khăn cho nhiều thương hiệu. Nhưng nó đã bị một số nhà hóa mỹ phẩm và một số người khác chỉ trích vì gây nên sự sợ hãi cho người tiêu dùng cũng như việc xếp hạng không nhất quán và đưa ra xếp hạng khi dữ liệu có sẵn còn hạn chế.
Gay Timmons , chủ sở hữu của Oh, Oh Organic, một công ty cung cấp các thành phần mỹ phẩm hữu cơ cho các công ty như Aveda nói rằng “Tôi đồng tình với rất nhiều điều họ làm. Chúng ta có rất nhiều thành phần gây ung thư. Phần lớn vấn đề là các hóa chất đang được sử dụng cho cả mỹ phẩm và các chất tẩy rửa gia dụng được tạo ra bằng một số phương pháp gây hủy hoại môi trường.” Tuy nhiên, Timmons cũng nói thêm, “EWG đã có một vai trò lớn trong việc khiến người tiêu dùng sợ hãi. Dù có ý tốt hay xấu thì đó vẫn là những thứ họ đã làm.”
Leiba không đồng ý với những việc làm đó của EWG, ông cho rằng họ chỉ muốn khách hàng hiểu rằng họ có nhiều lựa chọn: Chúng tôi kiên định với thực tế rằng chúng tôi không thổi phồng mọi thứ. Chúng tôi chỉ đang giáo dục. Chúng tôi không nói, “Đừng hiểu cái này, đừng hiểu cái kia.” Chúng tôi chỉ tiếp cận theo hướng phòng ngừa. Đó cũng là cách tiếp cận mà Liên minh châu Âu áp dụng khi điều chỉnh hóa chất. “
Ngành công nghiệp làm đẹp ở Hoa Kỳ
Một phần lý do khiến chúng ta rơi vào tình trạng lộn xộn khó hiểu này là FDA không được luật pháp trao quyền để điều chỉnh ngành công nghiệp làm đẹp. Dựa trên Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Liên bang năm 1938, các thành phần duy nhất được chấp nhận trong các sản phẩm mỹ phẩm trước khi tung ra thị trường là các chất phụ gia tạo màu. (Đạo luật này cũng điều chỉnh các thành phần có trong kem chống nắng và thuốc trị mụn như benzoyl peroxide vì chúng được coi là thuốc.)
FDA không thể yêu cầu thu hồi sản phẩm, nhưng nó có thể đề xuất thu hồi chúng. Nếu FDA cho rằng một sản phẩm bị ô nhiễm hoặc dán nhãn sai, họ có thể làm việc với các cơ quan khác để thực hiện hành động pháp lý và tiến hành kiểm tra không thường xuyên, như trong trường hợp son môi chứa chì, nếu sản phẩm đó có mối lo ngại về an toàn. Tuy nhiên, sự an toàn của thành phần là điểm gây tranh cãi lớn nhất, bởi các công ty được kỳ vọng sẽ tự xác định điều đó. Tuy nhiên theo trang web của FDA, tổ chức này không yêu cầu các công ty phải chứng minh sự an toàn hoặc thậm chí chia sẻ thông tin.
Hội đồng Sản phẩm Chăm sóc Cá nhân (PCPC) – một tổ chức thương mại lớn nhất của ngành công nghiệp làm đẹp đã lập lên Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm cách đây 40 năm. CIR xem xét dữ liệu và nghiên cứu về khoảng 300 đến 500 thành phần mỗi năm và đưa ra đánh giá về mức độ an toàn của chúng.
Mỗi thành viên trong hội đồng CIR phải vượt qua phân tích xung đột lợi ích. Trong cuộc họp này sẽ có sự tham gia của một đại diện đến từ FDA và một nhóm ủng hộ người tiêu dùng được gọi là Liên đoàn Người tiêu dùng Hoa Kỳ. Các báo cáo được hoàn thiện, đánh giá ngang hàng, và sau đó được xuất bản trên Tạp chí Quốc tế về Độc chất . (Parabens, được đánh giá lần cuối vào năm 1984, hiện đang được xem xét lại tại CIR.)
Nhưng bởi vì PCPC có sự tham gia của các thành viên làm việc trong một số tập đoàn làm đẹp lớn nhất trong nước, tài trợ cho CIR, nên kết luận của nó không được mọi người quá tin tưởng. Bởi họ không biết nó có phải là một tổ chức thực sự khách quan hay không. Trớ trêu thay, giống như EWG, nó bị cáo buộc đã thông qua các thành phần có dữ liệu hạn chế. Và cần lưu ý rằng EWG một phần dựa vào dữ liệu từ CIR và đề cập đến CIR trong hệ thống xếp hạng của chính nó.
Điều các công ty làm đẹp lớn thực sự muốn điều chỉnh
Các công ty lớn đang buộc phải cải tổ sản phẩm vì nhu cầu của người tiêu dùng hoặc mất doanh số bán hàng do các thương hiệu mỹ phẩm “sạch” nhanh nhẹn hơn. Trên các phương tiện truyền thông về làm đẹp và phong cách sống, các thành phần thường có trong sản phẩm của họ bị gọi là “độc hại” trong khi các thương hiệu sạch được gọi là “không độc hại ”.
Theo một báo cáo trên trang Cosmetics Design , tất cả các thành viên PCPC trừ các biên tập viên làm đẹp đều nói nhiều hơn về khoa học tại cuộc họp thường niên của tổ chức. “Thông tin sai lệch ngoài kia khiến giới khoa học chúng tôi phát điên lên,” chủ tịch khoa học của PCPC nói với hội nghị.
Và giờ đây họ cũng đang yêu cầu FDA giám sát. Giáo sư Stephan Kanlian, người chủ trì chương trình thạc sĩ của FIT về tiếp thị và quản lý mỹ phẩm, nước hoa cho biết: “Người tiêu dùng đang rất hoang mang và ngành làm đẹp cũng như các nhãn hàng rất bức xúc. Đây là điều mà ngành công nghiệp không thể giải quyết được. Ngành công nghiệp đã cố gắng và liên tục vận động chính phủ liên bang trong nhiều năm để tài trợ thêm cho FDA.”
Scott Faber, phó chủ tịch cấp cao phụ trách các vấn đề chính phủ của EWG, đồng ý với quan điểm này. “Các công ty lớn đã làm việc với chúng tôi để trao quyền cho FDA vì người tiêu dùng không tin tưởng vào các chương trình quản lý như CIR.” Ông so sánh với tình hình năm ngoái, như khi Politico báo cáo rằng một số công ty thực phẩm lớn như Nestle và Campbell Soup Co. đã rời bỏ tổ chức vận động hành lang thương mại về hàng hóa của mình vì các chính sách của tổ chức này không phù hợp với những gì người tiêu dùng mong muốn.
Quy định mới về mỹ phẩm làm đẹp từ tự nhiên
Cuối cùng chúng ta cũng có thể tiến gần hơn với những quy định mạnh mẽ. Hiện có một số điều luật đang chờ xử lý. Hạ nghị sĩ Frank Pallone (D-NJ) đã đệ trình dự thảo luật về điều chỉnh mỹ phẩm cho Hạ viện năm 2016. Thượng nghị sĩ Orrin Hatch (R-UT) đã đưa đạo luật Hiện đại hóa và an toàn mỹ phẩm cho FDA vào cuối năm 2017. PCPC đã công khai hỗ trợ đạo luật này vào thời điểm đó, mặc dù không rõ liệu nó có còn hoạt động hay không.
Nhưng đề xuất nổi bật nhất là Đạo luật Sản phẩm Chăm sóc Cá nhân An toàn do Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein (D-CA) đưa ra và Thượng nghị sĩ Susan Collins (R-ME) đồng tài trợ. Nó xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau kể từ năm 2015. Về cơ bản, nó trao cho FDA những quyền lực cơ bản về mỹ phẩm tương tự như đối với thuốc và thiết bị y tế. FDA có thể kiểm tra hồ sơ an toàn và bắt buộc thu hồi. Dự luật cũng yêu cầu FDA xem xét dữ liệu an toàn của ít nhất năm thành phần mỗi năm. Các công ty sẽ phải trả một khoản phí cho FDA để họ có thể hoàn thành các trách nhiệm mới của mình.
EWG đã dành nhiều nguồn lực để thu hút sự chú ý và công khai các dự luật, bao gồm cả việc đưa Kourtney Kardashian đến Washington DC để họp báo tại Điện Capitol.
Beautycounter, một công ty tiếp thị làm đẹp cũng công khai ủng hộ dự luật này. Họ đã cấm 1.100 thành phần trong các sản phẩm của mình và là người có tiếng nói rõ ràng trong phong trào làm đẹp sạch. Công ty có một nhóm chuyên vận động chính sách và họ đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Washington để điều trần và gặp gỡ các nhà lập pháp. Lindsay Dahl, phó chủ tịch phụ trách xã hội và môi trường của Beautycounter, cho biết “một bản dự thảo của Thượng viện đã thương lượng được khoảng 95%, đây là một thành tích không hề nhỏ”. Nhưng do các phiên điều trần của Tòa án Tối cao Brett Kavanaugh và sự tập trung vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 nên nhiều người dự đoán rằng dự luật này có thể được thông qua vào đầu năm 2019.
Bạn vẫn có quyền hoài nghi về việc liệu chính quyền hiện tại có ủng hộ dự luật điều chỉnh một ngành công nghiệp ảnh hưởng chủ yếu đến phụ nữ và sức khỏe của họ hay không. Nhưng nó đã có sự ủng hộ của lưỡng đảng.
Ông Faber cho biết “FDA đã là một bất ngờ thú vị. Ủy viên Scott Gottlieb và nhóm của ông hiểu rằng nhiệm vụ của chính phủ là bảo đảm sự an toàn của chúng ta trước các sản phẩm nguy hiểm. Đó là một hướng đi mới so với một số người được bổ nhiệm của Tổng thống Trump”. FDA thậm chí vừa khởi động cuộc khảo sát đầu tiên về thực hành an toàn và tiêu chuẩn sản xuất của các công ty mỹ phẩm, cho thấy rằng họ đang chuẩn bị giám sát nhiều hơn đối với ngành công nghiệp này.
Hy vọng về tương lai
Không có luật nào trong số này là hoàn hảo và toàn diện. Vẫn còn thiếu rất nhiều dữ liệu về độ an toàn của các thành phần. Ngay cả những sản phẩm làm đẹp “sạch” cũng chứa các thành phần không có dữ liệu về độ an toàn. Ngoài ra, không rõ FDA sẽ có hướng dẫn như thế nào về các nhãn như “tự nhiên” hoặc “sạch”. Nhưng nó vẫn có xu hướng đôi bên cùng có lợi, có lợi cho cả công ty và người tiêu dùng, ít nhất là vẻ bề ngoài.
Các công ty làm đẹp lớn sẽ được giải tỏa một số gánh nặng về truyền thông, đi kèm với đó là việc điều tiết chính nó. Đối với người mua hàng, có vẻ như họ đang dần cảnh giác hơn.
Tuy nhiên, có một số nhược điểm khi loại bỏ một số thành phần ra khỏi sản phẩm, đặc biệt là nếu không có lựa chọn thay thế tốt. Honest Company đã phải đối mặt với việc thu hồi, kiện tụng và khiếu nại trong suốt nhiều năm vì sản phẩm lỗi.
“Làm người tiêu dùng hoang mang rất dễ, nhưng khiến họ ngừng hoang mang là điều rất khó.”
Tuy nhiên, việc loại bỏ các chất bảo quản nổi tiếng như paraben tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Nhà hóa mỹ phẩm Dobos cho biết: “Tôi đã thấy nhiều vụ thu hồi mỹ phẩm vì nhiễm vi khuẩn hơn lúc tôi còn làm trong ngành.” Chỉ trong tháng này, Avalon Organics và Bath & Body Works đã ban hành lệnh thu hồi một số sản phẩm do nhiễm vi khuẩn.
Điều quan trọng cần nhớ là trong thời gian chờ đợi, các thương hiệu và nhà bán lẻ sạch vẫn đang cố gắng bán cho người tiêu dùng những sản phẩm giống như các công ty làm đẹp truyền thống có, ngay cả khi một vài người trong số họ thực sự quan tâm đến sức khỏe cộng đồng. Tiếp thị bản thân “sạch” là một lợi thế trong thị trường này. Ngay cả EWG cũng sử dụng các đường dẫn liên kết của Amazon trên các trang sản phẩm của mình, có nghĩa là nếu bạn nhấp qua Amazon để mua hàng, EWG sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng. (Nó liên kết tất cả các sản phẩm và không quan trọng xếp hạng an toàn của chúng) Nó cũng bán giấy chứng nhận đặc biệt cho các công ty nhằm cho phép họ tuyên bố sản phẩm của của “đã được EWG xác minh. ”
Gregg Renfrew, người sáng lập Beautycounter, nói: “Chúng tôi đang cố gắng kiếm tiền. Chúng tôi vẫn đang làm tốt về mảng tài chính, đồng thời tạo ra tác động xã hội đáng kể. Các công ty thành công trong tương lai sẽ làm được cả hai điều này. “
Mọi người sợ hãi về các thành phần có trong mỹ phẩm và thể hiện điều đó thông qua cách họ tiêu tiền cho các sản phẩm mỹ phẩm. Cuối cùng, ngành công nghiệp làm đẹp sạch cũng chỉ trở thành… ngành công nghiệp làm đẹp.
Lời Kết
Xu hướng lựa chọn mỹ phẩm của người tiêu dùng đang thay đổi. Họ chú ý nhiều hơn đến các sản phẩm “sạch và tự nhiên” thay vì các sản phẩm có chứa hóa chất. Chính vì vậy ngành công nghiệp làm đẹp cũng vì thế mà thay đổi. Các sản phẩm làm đẹp từ tự nhiên dần lên ngôi và được mọi người lựa chọn sử dụng. Nếu bạn muốn thử trải nghiệm các sản phẩm tự nhiên, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm của Mela. Biết đâu bạn sẽ tìm được cho mình những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp phù hợp mà không phải sợ hãi về hóa chất trong đó.
Mela – Tốt như mẹ làm