Glucose là gì?
Tên chung quốc tế: Glucose.
Mã ATC: B05C X01; V04C A02; V06D C01.
Loại thuốc: Dịch truyền/chất dinh dưỡng.
Glucose còn được biết với tên khác là đường huyết, đây chính là chìa khóa để giữ cho các chức năng trong cơ thể hoạt động tốt. Khi glucose đạt mức tối ưu thì thường không được chú ý. Nhưng khi chúng lệch khỏi giới hạn được khuyến nghị, bạn sẽ nhận thấy những tác động bất thường lên các hoạt động hàng ngày của mình.
Nói một cách chính xác, glucose là đơn vị cơ bản của carbohydrate, hay còn gọi là một monosaccarit. Không chỉ có riêng glucose, các monosaccarit khác còn bao gồm fructose, galactose và ribose.
Giống như chất béo, glucose cũng là một nguồn nhiên liệu ưa thích của cơ thể dưới dạng carbohydrate. Con người có thể nhận được glucose từ:
- Bánh mì và tinh bột nói chung;
- Trái cây và rau củ;
- Các sản phẩm từ sữa.
Những thực phẩm này sẽ tạo ra năng lượng giúp chúng ta sống và sinh hoạt bình thường. Mặc dù glucose rất quan trọng, nhưng nồng độ glucose trong cơ thể nằm ở chừng mực cho phép vẫn là tốt. Mức glucose quá thấp hoặc cao ngoài tầm kiểm soát có thể dẫn đến nhiều tác động vĩnh viễn và nghiêm trọng.
Dạng thuốc và hàm lượng
Dung dịch 5% glucose khan đẳng trương với huyết thanh; dung dịch ưu trương 10%; 15%; 30%; 40%; 50% đựng trong ống tiêm 5 ml, trong chai 100 ml, 250 ml, 500 ml.
Dạng bột dùng để pha uống.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Glusose là đường đơn 6 carbon, dùng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch để điều trị thiếu hụt đường và dịch. Glucose thường được ưa dùng để cung cấp năng lượng theo đường tiêm cho người bệnh và dùng cùng với các dung dịch điện giải để phòng và điều trị mất nước do ỉa chảy cấp. Glucose còn được sử dụng để điều trị chứng hạ đường huyết. Khi làm test dung nạp glucose, thì dùng glucose theo đường uống. Các dung dịch glucose còn được sử dụng làm chất vận chuyển các thuốc khác.
Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch có thể thực hiện qua tĩnh mạch ngoại vi hoặc tĩnh mạch trung tâm lớn hơn. Chỉ định dùng qua đường tĩnh mạch ngoại vi khi chỉ cần nuôi dưỡng người bệnh trong một thời gian ngắn hoặc khi bổ trợ thêm cho nuôi dưỡng theo đường tiêu hóa hoặc khi người bệnh có nhiều nguy cơ tai biến nếu truyền qua đường tĩnh mạch trung tâm. Các tĩnh mạch ngoại vi dễ bị viêm tắc, nhất là khi dung dịch có độ thẩm thấu lớn hơn 600 mOsm/lít; do đó không nên truyền vào tĩnh mạch ngoại vi các dịch truyền có nồng độ glucose cao hơn 10%. Phải truyền các dung dịch glucose ưu trương cho người bệnh suy dinh dưỡng hoặc có tăng chuyển hóa, theo đường tĩnh mạch trung tâm, vì ở đấy dung dịch glucose được pha loãng nhanh hơn.
Không được truyền dung dịch glucose ưu trương cho người bệnh bị mất nước vì tình trạng mất nước sẽ nặng thêm do bị lợi niệu thẩm thấu.
Ðiều trị glucose cho người bệnh suy dinh dưỡng, hoặc người bệnh rối loạn chuyển hóa do stress sau mổ phải bắt đầu từ từ do khả năng sử dụng glucose của người bệnh tăng lên dần dần. Nhiều người bệnh được nuôi dưỡng theo đường tiêm truyền bị tăng đường huyết. Cần phải xác định nguyên nhân và điều chỉnh bằng các biện pháp không phải insulin trước khi sử dụng insulin nếu có thể được. Cần truyền tốc độ đều đều không ngừng đột ngột, tránh thay đổi đường huyết. Tuy insulin làm tăng tác dụng nuôi dưỡng theo đường tiêm truyền, nhưng vẫn cần phải thận trọng khi dùng để tránh nguy cơ hạ đường huyết và do insulin làm tăng lắng đọng acid béo ở các mô dự trữ mỡ khiến cho chúng ít vào được các đường chuyển hóa quan trọng. Nếu cần thiết, có thể tiêm insulin vào dưới da hoặc vào tĩnh mạch, hoặc cho thêm vào dịch truyền nuôi dưỡng. Một khi người bệnh đã ổn định với một liều insulin nhất định thì tiêm insulin riêng rẽ sẽ có lợi hơn về kinh tế; tránh lãng phí phải bỏ dịch truyền khi cần thay đổi liều insulin. Dùng insulin người là tốt nhất vì ít ảnh hưởng đến miễn dịch nhất. Liều dùng insulin là theo kinh nghiệm và điều kiện thực tế (ví dụ có thể dùng một nửa hoặc một phần ba liều cần dùng ngày hôm trước cùng với dịch truyền nuôi dưỡng hàng ngày). Cần tôn trọng các bước chuẩn bị và pha dịch truyền để giảm thiểu biến động hoạt tính của insulin do hiện tượng hấp phụ gây ra.
Dược động học
Sau khi uống, glucose hấp thu rất nhanh ở ruột. Ở người bệnh bị hạ đường huyết thì nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện 40 phút sau khi uống. Glucose chuyển hóa thành carbon dioxyd và nước đồng thời giải phóng ra năng lượng.
Chỉ định
Thiếu hụt carbohydrat và dịch.
Mất nước do ỉa chảy cấp.
Hạ đường huyết do suy dinh dưỡng, do ngộ độc rượu, do tăng chuyển hóa khi bị stress hay chấn thương.
Làm test dung nạp glucose (uống).
Chống chỉ định
Người bệnh không dung nạp được glucose.
Mất nước nhược trương nếu chưa bù đủ các chất điện giải.
Ứ nước.
Kali huyết hạ.
Hôn mê tăng thẩm thấu.
Nhiễm toan.
Người bệnh vô niệu, người bệnh bị chảy máu trong sọ hoặc trong tủy sống (không được dùng dung dịch glucose ưu trương cho các trường hợp này).
Mê sảng rượu kèm mất nước, ngộ độc rượu cấp.
Không được dùng dung dịch glucose cho người bệnh sau cơn tai biến mạch não vì đường huyết cao ở vùng thiếu máu cục bộ chuyển hóa thành acid lactic làm chết tế bào não.
Thận trọng
Phải theo dõi đều đặn đường huyết, cân bằng nước và các chất điện giải. Cần bổ sung các chất điện giải nếu cần.
Không truyền dung dịch glucose cùng với máu qua một bộ dây truyền vì có thể gây tan huyết và tắc nghẽn.
Truyền glucose vào tĩnh mạch có thể dẫn đến rối loạn dịch và điện giải như hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết.
Truyền lâu hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch glucose đẳng trương có thể gây phù hoặc ngộ độc nước.
Truyền kéo dài hoặc nhanh một lượng lớn dung dịch glucose ưu trương có thể gây mất nước tế bào do tăng đường huyết.
Thời kỳ mang thai
Dùng được cho người mang thai.
Thời kỳ cho con bú
An toàn đối với người cho con bú.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Thường gặp, ADR >1/100
Ðau tại chỗ tiêm.
Kích ứng tĩnh mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
It gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Rối loạn nước và điện giải (hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết).
Hiếm gặp, ADR <1>
Phù hoặc ngộ độc nước (do truyền kéo dài hoặc truyền nhanh một lượng lớn dung dịch đẳng trương).
Mất nước do hậu quả của đường huyết cao (khi truyền kéo dài hoặc quá nhanh các dung dịch ưu trương).
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Giảm liều và/hoặc tiêm insulin, nếu đường huyết tăng cao hoặc có đường niệu.
Ðiều chỉnh cân bằng nước và điện giải.
Ðiều chỉnh thể tích dịch truyền và tốc độ truyền.
Liều lượng và cách dùng
Liều dùng thay đổi tùy theo nhu cầu của từng người bệnh.
Phải theo dõi chặt chẽ đường huyết của người bệnh. Liều glucose tối đa khuyên dùng là 500 – 800 mg cho 1 kg thể trọng trong 1 giờ.
Dung dịch glucose 5% là đẳng trương với máu và được dùng để bù mất nước; có thể truyền vào tĩnh mạch ngoại vi. Dung dịch glucose có nồng độ cao hơn 5% là ưu trương với máu và được dùng để cung cấp năng lượng (dung dịch 50% dùng để điều trị những trường hợp hạ đường huyết nặng). Phải truyền các dung dịch ưu trương qua tĩnh mạch trung tâm. Trong trường hợp cấp cứu hạ đường huyết có khi phải truyền vào tĩnh mạch ngoại vi nhưng cần phải truyền chậm (tốc độ truyền dung dịch glucose 50% trong trường hợp này chỉ nên 3 ml/phút). Trong nuôi dưỡng theo đường tĩnh mạch, có thể truyền dung dịch glucose đồng thời với các dung dịch có acid amin hoặc nhũ tương mỡ (truyền riêng rẽ hoặc cùng nhau bằng hỗn hợp 3 trong 1 chứa trong cùng một chai).
Ðể làm giảm áp lực não – tủy và phù não do ngộ độc rượu, dùng dung dịch ưu trương 25 đến 50%.
Dùng insulin kèm thêm là tùy trường hợp; nếu dùng insulin thì phải theo dõi thường xuyên đường huyết của người bệnh và điều chỉnh liều insulin.
Tương kỵ
Trước khi pha thêm bất kỳ một thuốc gì vào dung dịch glucose để truyền phải kiểm tra xem có phù hợp không.
Dung dịch chứa glucose và có pH < 6 có thể gây kết tủa indomethacin.
Ðộ ổn định và bảo quản
Không bảo quản glucose ở nhiệt độ trên 250C.
Thông tin qui chế
Glucose có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm 1999.
Thuốc dạng tiêm, thuốc tiêm truyền phải kê đơn và bán theo đơn.
+ Thông tin về thành phần, tác dụng, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ thuốc Glucoza thường được các nhà sản xuất cập nhật theo toa thuốc mới nhất. Vui lòng tham vấn thêm dược sĩ hoặc nhà cung cấp để có được thống tin mới nhất về thuốc Glucoza.
- Glucoza và tác dụng của thuốc Glucoza tại Sức Khoẻ Cộng Đồng chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế đơn thuốc, không có giá trị hướng dẫn sử dụng thuốc. Không được tự ý sử dụng thuốc ” Glucoza” Việc sử dụng thuốc bắt buộc phải theo đơn của bác sỹ.
Tính chất đường Glucose
Đường Glucose là chất kết tinh, không màu. Do có nhiều tinh thể, nhiều hạt đường kết lại với nhau trong một gói nên bằng mắt thường chúng ta hay nhầm lẫn nó có màu trắng.
Đường Glucose vẫn có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía (hay gọi là đường kính). Loại đường này thường có trong các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, quả chín và ngay cả trong cơ thể người, động vật.
Ngoài đường Glucose tự nhiên có trong cây trái thì loại đường này còn được sản xuất với công thức hóa học là C6H12O6 (Xem trên Wikipedia). Khi đi vào cơ thể người và di chuyển đến các bộ phận khác nhau thì đường Glucose được gọi là đường huyết. Lượng đường Glucose dư thừa sau khi đã cung cấp đầy đủ cho cơ thể được chuyển hóa thành glycogen dự trữ tại gan.
Tính chất vật lý
Glucose là chất kết tinh, không màu, nóng chảy ở 146 độ C (dạng \alpha ) và 150 độ C (dạng \beta). Chúng có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Đường Glucose có trong các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, quả chín. Hơn hết, có nhiều nhất trong quả nho chín nên glucose còn được gọi là đường nho. Glucose cũng có trong cơ thể người và động vật.
Tính chất hóa học
Dựa vào một số các phản ứng đặc trưng mà các nhà khoa học biết được cấu tạo của glucose. Glucose là một hợp chất tạp chức, trong phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức có 1 nhóm -CH=O và ancol 5 chức có chứa 5 nhóm OH liền kề. Công thức cấu tạo hóa học của glucose mạch hở như sau:
CH2OH – CHOH – CHOH – CHOH – CHOH -CH=O
Hoặc viết gọn là: CH2OH[CHOH]4CHO
Vì vậy mà glucose có các tính chất hóa học của andehit và ancol đa chức
Tính chất của ancol đa chức
- Hòa tan kết tủa đồng(II) hiđroxit Cu(OH)2 cho dung dịch phức đồng-glucose có mà xanh lam
- Phản ứng tạo este chứa 5 gốc axetat khi tác dụng với anhidrit axetic
Tính chất của anđehit
- Phản ứng tráng gương khi cho vào dung dịch AgNO3/NH3, tạo ra kết tủa bạc Ag bám lên thành ống nghiệm (nên còn gọi là tráng bạc).
- Glucose có thể khử Cu(OH)2 có xúc tác NaOH tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.
- Glucose làm mất màu dung dịch brom.
- Phản ứng hidro hóa: Gốc CH=O cộng H2 để tạo thành gốc CH2-OH.
Tính chất khác
- Phản ứng lên men rượu: Glucose dưới tác dụng của men xúc tác tạo thành rượu etylic C2H5OH và khí cacbonic CO2.
- Phản ứng lên men Acid lactic: có men lactic tạo acid lactic CH3-CH(OH)-COOH.
Glucose hoạt động như thế nào?
Thông thường, cơ thể chúng ta phải xử lý glucose nhiều lần trong ngày. Cụ thể là mỗi khi ăn, cơ thể sẽ ngay lập tức làm việc và enzyme bắt đầu quá trình phá vỡ glucose. Tuyến tụy sẽ giúp đỡ bằng cách sản xuất hormone insulin – một nhân tố không thể thiếu để đối phó với glucose. Nói cách khác, mỗi khi chúng ta ăn, cơ thể sẽ điều khiển tuyến tụy tiết ra insulin để giải quyết lượng đường trong máu đang gia tăng.
Tuy nhiên, tuyến tụy của một số người có thể hoạt động sai cách và không thực hiện đúng nhiệm vụ phải làm. Bệnh tiểu đường xảy ra là khi tuyến tụy không sản xuất insulin theo như bình thường. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần sự hỗ trợ từ bên ngoài (ví dụ như tiêm insulin) để xử lý và điều chỉnh lượng glucose trong cơ thể.
Một nguyên nhân khác gây bệnh tiểu đường là tình trạng kháng insulin. Khi đó gan không nhận ra insulin hiện có trong cơ thể và tiếp tục tạo ra thêm lượng glucose không phù hợp. Gan là một cơ quan quan trọng giúp kiểm soát đường, giúp lưu trữ glucose cũng như sản sinh glucose khi cần thiết.
Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin sẽ làm giải phóng các axit béo tự do từ nơi dự trữ chất béo. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng gọi là ketoacidosis. Ketones – chất thải được tạo ra khi gan phân hủy chất béo, có thể gây độc với số lượng lớn.
Chỉ số glucose trong máu
Các chỉ số đường huyết bạn cần quan tâm bao gồm:
1. Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên
Mẫu máu sẽ được lấy vào một thời điểm ngẫu nhiên. Bất kể bạn ăn lần cuối vào thời điểm nào, mức đường huyết 200mg/dL (11,1 mmol/L) – hoặc cao hơn cho thấy bệnh tiểu đường. [3]
2. Chỉ số đường huyết lúc đói
Phương pháp này thường được tiến hành vào buổi sáng sớm, sau khi cơ thể bạn đã nhịn đói khoảng 8 tiếng. Lúc này chỉ số được đánh giá:
- Dưới 100mg/dL (5,6mmol/L): Bình thường.
- Từ 100 – 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol / L): tiền tiểu đường.
- Cao hơn 126 mg / dL (7 mmol / L): Nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp đều cho kết quả này, có nghĩa rằng bạn bị Đái tháo đường. [3]
Chỉ số đường huyết sau khi dung nạp Glucose qua đường uống
Sau khi nhịn đói 8 tiếng, bạn sẽ được xét nghiệm máu để đo glucose máu. Bác sĩ cho bạn uống một dung dịch ngọt và tiếp tục kiểm tra glucose máu sau 2 tiếng. Các chỉ số được đánh giá bao gồm:
- Thấp hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/L): Bình thường.
- Từ 140 đến 199 mg / dL (7,8 mmol/L – 11,0 mmol/L): Tiền tiểu đường.
- Lớn hơn 200 mg/dL (11,1 mmol/L): Đái tháo đường. [3]
Kiểm tra nồng độ glucose như thế nào?
Kiểm tra nồng độ glucose đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Hầu hết bệnh nhân đều phải kiểm tra lượng đường trong máu như một thói quen hàng ngày.
Việc xét nghiệm máu để kiểm tra glucose tại nhà hiện nay rất phổ biến và đơn giản. Bệnh nhân sẽ dùng một cây kim nhỏ – gọi là lưỡi trích (lancet), để chích vào ngón tay, sau đó nhỏ một giọt máu vào que thử. Đưa que thử vào máy theo hướng dẫn để đo lượng đường trong máu. Kết quả thường hiển thị trên màn hình điện tử trong khoảng thời gian dưới 20 giây.
Mức glucose bình thường
Duy trì nồng độ glucose gần mức bình thường là một phần quan trọng để giữ cho cơ thể hoạt động hiệu quả và khỏe mạnh.
Những người mắc bệnh tiểu đường phải đặc biệt chú ý đến mức glucose máu. Trước khi ăn, giới hạn tối ưu là 90 – 130 miligam trên mỗi decilit (mg / dL). Sau 1 – 2 giờ tiếp theo, chỉ số đường huyết nên nằm dưới 180 mg / dL.
Có nhiều lý do khác nhau làm kích hoạt lượng đường trong máu tăng lên, chẳng hạn như:
- Một bữa ăn thịnh soạn;
- Căng thẳng (stress);
- Các bệnh lý khác;
- Ít hoạt động thể chất;
- Quên liều thuốc trị tiểu đường.
Chỉ số glucose máu quá cao
Trong trường hợp mức glucose của bạn quá cao, insulin sẽ giúp hạ xuống trong giới hạn trung bình. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu quá cao là một dấu hiệu cho thấy họ cần phải sử dụng insulin tổng hợp. Trong các tình huống ít nghiêm trọng hơn, hoạt động thể chất có thể giúp giảm chỉ số đường huyết của bạn.
Chỉ số glucose máu quá thấp
Mức glucose được coi là quá thấp khi tuột xuống dưới 70 mg / dL. Tình trạng này còn được gọi là hạ đường huyết và có nguy cơ diễn biến rất nghiêm trọng. Hạ đường huyết có thể xảy ra khi:
- Bệnh nhân tiểu đường không dùng thuốc đúng chỉ định;
- Hoặc người bình thường đột ngột ăn ít hơn mọi ngày và tập thể dục quá mức.
Bổ sung thức ăn hoặc uống nước trái cây có thể giúp tăng mức glucose. Những bệnh nhân tiểu đường cũng thường uống thuốc hạ glucose, thuốc có thể mua không cần toa tại nhà thuốc. Tuy nhiên thuốc cũng có nguy cơ làm cho lượng đường trong máu xuống cực thấp dẫn đến mất ý thức. Nếu tình huống này xảy ra, người bệnh cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Vai trò của Glucose đối với cơ thể
Có thể khẳng định được rằng Glucose đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Điển hình nhất là:
– Cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể: Glucose trong thực phẩm và đồ uống khi đi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa được thành nguồn năng lượng, dưỡng chất cần thiết. Song song với đó đường Glucose còn kích thích sản sinh insulin để cơ thể tăng cảm giác thèm ăn, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn.
– Thêm vào đó khi hấp thu vào trong cơ thể thì đường Glucose được dự trữ tại gan, trở thành một nguồn năng lượng dạng Glycogen. Sử dụng cho những lúc cần thiết và lúc cơ thể thiếu hụt năng lượng trầm trọng.
– Hầu hết các tế bào trong cơ thể đều dựa vào glucose để hoạt động. Các tế bào hồng cầu cần glucose để tạo ra năng lượng. Gan dự trữ glucose trở thành một nguồn năng lượng dạng glycogen và sau đó phân phối đến các cơ, tế bào thần kinh và tế bào để giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định.
Trong y học glucose còn được sử dụng để điều trị trong các trường hợp:
– Hạ glucose huyết do suy dinh dưỡng, do ngộ độc rượu, do tăng chuyển hóa khi bị stress hay chấn thương.
– Điều trị cấp cứu trong tình trạng có tăng kali huyết (dùng cùng với calci và insulin).
– Điều trị nhiễm thể ceton do đái tháo đường (sau khi đã điều chỉnh glucose huyết và phải đi kèm với truyền insulin liên tục).
– Phòng và điều trị mất nước do ỉa chảy cấp.
Chỉ số Glucose cao gây hại như thế nào?
Nhiều người chủ quan đến mức không biết rằng khi đường huyết mà liên tục nằm ở ngưỡng cao sẽ gây nguy hiểm rất nhiều đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể như hệ thần kinh, tim mạch, thận, mắt,… Đặc biệt có đến một danh sách những vấn đề nghiêm trọng dễ xảy ra khi chỉ số Glucose bị tăng cao, đó là:
+ Tình trạng hôn mê, tăng áp lực thẩm thấu
+ Khi đường huyết cao quá mức cho phép và không được cấp cứu ngay thì rất dễ dẫn đến tử vong.
+ Gây ra các biến chứng liên quan đến thận như suy thận, phải chạy thận hoặc là lọc máu nhân tạo.
+ Nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, suy giảm thị lực, hình thành những bệnh lý về võng mạc, nặng hơn là mù lòa.
+ Suy giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể, dễ bị nhiễm trùng hay mắc bệnh lý truyền nhiễm.
+ Lượng đường huyết tăng cao khiến cho vết thương khó lành, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm loét, để lâu nặng thì phải cắt cụt chân.
+ Làm tổn thương đến dây thần kinh hay còn được gọi là căn bệnh thần kinh đái tháo được gây ra đau, ngứa, giảm cảm giác tại bàn tay, cẳng chân, bàn chân,…
Bên cạnh đó khi mà lượng đường huyết đã tăng quá cao còn tác động xấu đến đời sống người bệnh. Vì vậy mỗi người chúng ta hãy thật sự cảnh giác bằng cách ngay khi xuất hiện các triệu chứng đáng ngờ thì cần đi xét nghiệm để nắm bắt tình hình cùng hướng khắc phục phù hợp. Để giảm thiểu thời gian chờ đợi thì bạn có thể đăng ký lịch xét nghiệm tại các phòng khám, bệnh viện hoặc đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tại nhà trên nền tảng AiHealth chỉ với một vài thao tác đơn giản.
Biến chứng khi không kiểm soát glucose máu
Nếu nồng độ glucose không được kiểm soát, có thể dẫn đến một loạt hậu quả lâu dài, bao gồm:
- Bệnh thần kinh;
- Bệnh tim;
- Mù lòa;
- Nhiễm trùng da
- Các vấn đề về khớp và tứ chi, đặc biệt là bàn chân;
- Mất nước nghiêm trọng;
- Hôn mê.
Các biến chứng nghiêm trọng hơn liên quan đến bệnh tiểu đường bao gồm:
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA): Tình trạng nồng độ ceton trong máu tăng lên gây nhiễm toan máu (hay còn gọi là acid máu). Có thể dẫn đến hôn mê, bất tỉnh trong một thời gian dài hoặc thậm chí tử vong.;
- Tình trạng tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu (HHS): Còn được gọi là tình trạng quá ưu trương do tăng glucose máu. Là một hội chứng của tăng glucose rất cao, gây rối loạn tri giác, tăng thẩm thấu, mất nước tế bào với tỷ lệ tử vong cao.
Cũng như nhiều rối loạn y tế khác, các vấn đề về glucose sẽ dễ dàng được xử lý trước khi chuyển biến quá nghiêm trọng. Nồng độ glucose máu khỏe mạnh là một yếu tố quan trọng để cơ thể luôn hoạt động tốt. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ và tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết đối với người bình thường. Tuy nhiên những bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì mức glucose phù hợp. Do đó họ cần tuân thủ liệu trình điều trị và theo dõi chặt chẽ nồng độ glucose hàng ngày để tránh nguy cơ gặp biến chứng nghiêm trọng.
Thực phẩm chứa nhiều đường glucose
Hầu hết các loại carbohydrate trong chế độ ăn uống đều chứa glucose, một số loại thực phẩm chứa nhiều đường glucose (hàm lượng glucose tính bằng gam trên 100g): quả táo (2,4g), quả mơ (2,4g), chuối chín (5g), nho (7,2g), cam (2g), đào (2g), lê (2,8g), dứa (1,7g), mận (5,1g), củ cải đường (0,1g), khoai lang (1g), ngô (3,4g),…
Để quá trình điều trị tiểu đường được hiệu quả thì chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người bệnh cần tránh ăn các loại thực phẩm như:
- Gạo trắng, bột, khoai tây, bánh mì.
- Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt không tốt với người bệnh tiểu đường.
- Thịt lợn mỡ, da của gia cầm, phủ tạng động vật, các loại bánh ngọt, kem tươi, đồ uống có ga,…
- Hạn chế ăn hoa quả sấy khô vì nó chứa lượng đường rất cao.
Lưu ý khi bổ sung đường glucose cho cơ thể
Không phải lúc nào nạp vào cơ thể nhiều đường glucose cũng là tốt. Trong máu, nồng độ glucose không đổi khoảng 0,1%. Nếu lượng glucose trong máu giảm đi thì cơ thể mắc bệnh suy nhược. Ngược lại, nếu lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép (1,8g/l hay 10mmol/l), chúng sẽ bị đào thải vào trong nước tiểu gây chứng bệnh đái tháo đường.
Không được truyền dung dịch glucose ưu trương cho người bệnh bị mất nước vì tình trạng mất nước sẽ nặng thêm do bị lợi niệu thẩm thấu. Truyền glucose vào tĩnh mạch có thể dẫn đến rối loạn dịch và điện giải như hạ kali huyết, hạ magnesi huyết, hạ phospho huyết.
Sử dụng nhiều đường glucose mỗi ngày làm tăng nguy cơ tăng cân và có thể dẫn đến việc tích tụ mỡ trong bụng. Chế độ ăn nhiều đường có thể làm tăng nội tiết hoóc-môn androgen, sản xuất dầu và viêm làm tăng rủi ro bị mụn trứng cá. Vì vậy chỉ nên sử dụng một lượng đường glucose vừa phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, đáp ứng đủ năng lượng mà cơ thể cần để có một sức khỏe tốt nhất.
Cách kiểm tra nồng độ Glucose tại nhà
Xã hội ngày càng phát triển cùng với việc ăn uống ngày càng không khoa học thì việc theo dõi mức đường huyết tại nhà là điều cần thiết, đặc biệt đối với người mắc tiểu đường.
Tùy theo nhu cầu và mục tiêu của mỗi người thì tần suất kiểm tra nồng độ đường sẽ khác nhau. Nếu chưa rõ, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết tình trạng cơ thể và tần suất kiểm tra phù hợp.
Để đo đường huyết tại nhà, bạn có thể thực hiện lần lượt các bước như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đo nồng độ đường huyết tại nhà bao gồm kim, máy đo và que test.
- Bước 2: Dùng bông tẩm cồn sát khuẩn đầu ngón tay, gắn que thử vào máy.
- Bước 3: Sử dụng cây kim mới chích vào một bên đầu ngón tay, tạo ra vừa đủ 1 giọt máu.
- Bước 4: Thấm máu vào que thử.
- Bước 5: Khi có tiếng báo hiệu “tít” chứng tỏ đo đã thành công và máy sẽ cho biết lượng đường trong máu của bạn tại thời điểm đó.
Buổi sáng, khi đói, cơ thể bạn chưa được bổ sung carbohydrate trong suốt một đêm là thời điểm đo đường huyết chính xác nhất.
Cách xử lý khi Glucose quá cao hoặc quá thấp
Khi ăn đủ 3 bữa trong ngày nhưng bạn vẫn liên tục cảm thấy đói, khát nước, cơ thể mệt mỏi, đó có thể là dấu hiệu khi chỉ số đường huyết tăng. Khi đó, dù là người bình thường, khỏe mạnh, không có tiền sử mắc tiểu đường cũng nên kiểm tra chỉ số đường huyết.
Sau khi tiến hành kiểm tra, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử trí kịp thời. Trong trường hợp nhẹ không cần dùng thuốc, bạn nên tích cực ăn rau xanh, trái cây chứa vitamin, hạn chế ăn thịt đỏ, đồ ăn chiên rán, tinh bột chứa nhiều carbohydrate, đồ ăn có đường.
Ngoài chế độ ăn uống, bạn cần duy trì ngủ sớm, dậy sớm tập thể theo để tinh thần được thoải mái, thư giãn. Những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại giúp đường huyết trở về mức bình thường.
Lặp lại các bước như trên đến khi chỉ số glucose máu ít nhất là 70 mg/dL và ăn thêm để giữ lượng đường huyết không bị thấp lại.
Khi gặp các triệu chứng như tim đập nhanh, lo lắng, đổ mồ hôi, run rẩy, cảm thấy đói, chóng mặt có thể bạn đã bị hạ đường huyết. Bạn có thể uống nước trái cây hoặc nước đường bình thường, ăn 3 – 4 viên kẹo ngậm chứa đường,1 muỗng canh mật ong, 1 ly sữa,… để được cung cấp lượng đường tức thì.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng Glucose trong máu
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức đường huyết trong cơ thể. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, không sản xuất hoặc sản xuất không đủ insulin cần thiết để vận chuyển glucose vào các tế bào.
Khi đó, tế bào không có năng lượng để hoạt động, còn máu lại chứa quá nhiều đường, gây tăng đường huyết. Một số nguyên nhân khiến tuyến tụy không tiết hoặc tiết ít Insullin có thể do: sưng viêm tuyến tụy nặng, phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy,…
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, có thể gây bệnh tiểu đường tuýp 2 bao gồm: thừa cân béo phì, rối loạn lipid máu, tuổi tác (chủ yếu gặp ở người trung niên và lớn tuổi), đa nang buồng trứng, đái tháo đường thai kỳ, tiền sử gia đình, chế độ ăn uống không lành mạnh,…
Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu đường Glucose?
Đường Glucose có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể và sức khỏe con người. Nếu chúng ta không bổ sung lượng đường cần thiết thì có thể dẫn đến những ảnh hưởng sau:
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, thiếu năng lượng.
- Không đủ dưỡng chất để điều khiển những hoạt động sống.
- Giảm lượng đường trong máu gây hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh,..
- Não bộ hoạt động kém, suy giảm trí nhớ
- Gián tiếp gây căng thẳng, stress, thường xuyên cáu gắt.
- Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần bổ sung lượng đường Glucose để tăng cường sức khỏe, ngăn chặn tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
Dư thừa Glucose dẫn đến tiểu đường có phải không?
Người mắc tiểu đường có lượng glucose trong máu cao. Mặc dù vậy, điều này chưa hẳn là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Lượng đường huyết cao có thể do khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy bị giảm hoặc insulin có đủ trong cơ thể nhưng không có tác dụng (đề kháng insulin).
Khi đó, gan không nhận ra insulin có trong cơ thể và tiếp tục tạo ra thêm lượng glucose. Gan là một cơ quan quan trọng giúp kiểm soát lượng đường, lưu trữ glucose và sẽ sản sinh glucose khi cần thiết.
Ngoài ra, lý do còn có thể bắt nguồn từ việc tế bào đang gặp phải tổn thương hay vấn đề nào đó nên không tiếp nhận được insulin như yêu cầu. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Mù lòa
- Hư hỏng gan, thận,…
- Bệnh tim
- Bệnh thần kinh
- Nhiễm trùng da
- Các vấn đề về khớp, đặc biệt là bàn chân
- Mất nước
- Hôn mê
Các biến chứng nghiêm trọng hơn do bệnh tiểu đường gây ra là:
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA): nồng độ ceton trong máu tăng lên gây nhiễm toan máu (hay còn gọi là acid máu) có thể gây hôn mê, bất tỉnh trong thời gian dài, thậm chí là tử vong
- Tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu (HHS): là một hội chứng của tăng glucose rất cao, gây rối loạn tri giác, tăng thẩm thấu, mất nước tế bào với tỷ lệ tử vong cao
Bởi vậy, mỗi người nên tự điều chỉnh vấn đề glucose trong máu để tránh những hệ quả không mong muốn. Chỉ số đường huyết ổn định sẽ duy trì thể trạng khỏe mạnh.
Đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết gọi là Glycemic Index (viết tắt là GI) là giá trị chỉ nồng độ đường trong máu, được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe. Chỉ số này liên tục thay đổi theo từng ngày, tùy thời điểm bởi nhiều yếu tố tác động.
Chỉ số đường huyết được phân thành 4 loại:
- Đường huyết bất kỳ
- Đường huyết lúc đói
- Đường huyết sau ăn 1h và sau ăn 2h
- Đường huyết được thể hiện qua chỉ số HbA1C
Thông thường chúng ta sẽ đo đường huyết lúc đói. Nồng độ đường huyết khi cơ thể đang đói sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe chính xác hơn.
Đường huyết bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau:
- Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
- Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
- Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
- HbA1C: < 5,7 %.
Cụ thể:
– Đường huyết lúc đói: được đo vào buổi sáng, sau khi nhịn ăn tối thiểu 8 giờ. Chỉ số đường huyết lúc đói khoảng từ 3.9 mmol/l đến 5.5 mmol/l (70 – 100 mg/dl)
– Đường huyết sau ăn: chỉ số đường huyết dưới 140mg/dL (7,8 mmol/l)
– Đường huyết lúc đi ngủ: chỉ số dao động từ 6,0-8,3mmol/l
– Xét nghiệm HbA1C (Hemoglobin A1c): chỉ số HbA1C bình thường là dưới 48 mmol/mol (6,5%). Chỉ số này thường dùng để chẩn đoán đái tháo đường.
Đường huyết phản ánh sức khỏe cơ thể
Những người có lượng đường huyết vượt ra khỏi phạm vi trên nghĩa là đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe:
- Chỉ số đường huyết < 70 mg/dL (3.9 mmol/L) là tình trạng hạ đường huyết: biểu hiện là cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu. Nhiều người còn thấy tức ngực, khó thở. Trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến hôn mê và các tổn thương não bộ.
- Chỉ số đường huyết ≥ 7 mmol/L: nguy cơ mắc đái tháo đường (tiểu đường)
Dư thừa Glucose dẫn đến tiểu đường có phải không?
Người mắc tiểu đường có lượng glucose trong máu cao. Mặc dù vậy, điều này chưa hẳn là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Lượng đường huyết cao có thể do khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy bị giảm hoặc insulin có đủ trong cơ thể nhưng không có tác dụng (đề kháng insulin).
Khi đó, gan không nhận ra insulin có trong cơ thể và tiếp tục tạo ra thêm lượng glucose. Gan là một cơ quan quan trọng giúp kiểm soát lượng đường, lưu trữ glucose và sẽ sản sinh glucose khi cần thiết.
Ngoài ra, lý do còn có thể bắt nguồn từ việc tế bào đang gặp phải tổn thương hay vấn đề nào đó nên không tiếp nhận được insulin như yêu cầu. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe, có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Mù lòa
- Hư hỏng gan, thận,…
- Bệnh tim
- Bệnh thần kinh
- Nhiễm trùng da
- Các vấn đề về khớp, đặc biệt là bàn chân
- Mất nước
- Hôn mê
Các biến chứng nghiêm trọng hơn do bệnh tiểu đường gây ra là:
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA): nồng độ ceton trong máu tăng lên gây nhiễm toan máu (hay còn gọi là acid máu) có thể gây hôn mê, bất tỉnh trong thời gian dài, thậm chí là tử vong
- Tăng áp lực thẩm thấu do tăng glucose máu (HHS): là một hội chứng của tăng glucose rất cao, gây rối loạn tri giác, tăng thẩm thấu, mất nước tế bào với tỷ lệ tử vong cao
Bởi vậy, mỗi người nên tự điều chỉnh vấn đề glucose trong máu để tránh những hệ quả không mong muốn. Chỉ số đường huyết ổn định sẽ duy trì thể trạng khỏe mạnh.
Một số căn bệnh nguy hiểm do lượng đường huyết bất thường
Tăng đường huyết
Ở giai đoạn sớm, hội chứng tăng đường huyết chưa có dấu hiệu rõ ràng. Bệnh chỉ biểu hiện qua một số dấu hiệu như:
-
Uống nước nhiều: từ 3 – 4 l/ngày.
-
Thèm ăn: các tế bào thiếu hụt đường do bị tăng tính thấm thành mạch, nhưng càng ăn thì lượng đường huyết càng cao.
-
Tiểu nhiều: tiểu nhiều lần trong ngày, nhất là vào ban đêm.
Với tình trạng Glucose máu tăng kéo dài có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây nên một số bệnh lý như:
-
Các bệnh về tim: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
-
Suy thận: bởi lượng Glucose quá cao làm làm tổn thương cầu thận, dần dần gây viêm cầu thận mạn dẫn tới suy thận.
-
Các bệnh lý về mắt: suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, các bệnh về giác mạc, võng mạc,…
-
Các bệnh lý về da: viêm nhiễm, tróc da, lở loét, mụn nhọt,…
-
Thần kinh: viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác,…
-
Một số biến chứng khác: thấp khớp, viêm phổi, hôn mê,…
Hạ đường huyết
Tình trạng này thường xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường. Số ít trường hợp có thể bị do tác dụng phụ của thuốc, người bệnh sau phẫu thuật dạ dày, hoạt động gắng sức,… Các triệu chứng chung thường gặp như:
-
Rối loạn hệ thần kinh tự động: chóng mặt, tay chân nặng nề, run tay, mệt đột ngột, đau đầu, vã mồ hôi, ớn lạnh,…
-
Rối loạn hệ thần kinh trung ương; hôn mê, co giật, rối loạn cảm giác, vận động,…
Một số biểu hiện khác: đau bụng, buồn nôn, nhịp tim nhanh, tăng tiết nước bọt, trường hợp nặng có thể xuất hiện động kinh, liệt nửa người,…
Các phương pháp xét nghiệm
Nghiệm pháp Glucose
Đây là phương pháp được khuyên dùng cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ (tầm 24 – 28 tuần), nhằm phát hiện sớm các căn bệnh nguy hiểm nhất là đái tháo đường thai kỳ. Bệnh nhân sẽ được làm xét nghiệm vào buổi sáng, sau khi nhịn đói khoảng 10 – 14 tiếng. Tuy nhiên, những người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, suy dinh dưỡng mãn tính không thể sử dụng liệu pháp này. Chống chỉ định với một số người đang dùng các loại thuốc lợi tiểu, corticoid,… trong vòng 3 ngày gần nhất.
Xét nghiệm nước tiểu (glucose niệu)
Trong quá trình chuyển hóa thông thường, Glucose niệu sẽ cho kết quả âm tính. Thế nhưng vì một số các yếu tố ảnh hưởng như lượng đường huyết cao, thận bị tổn thương dẫn đến sự hiện diện của đường ở trong nước tiểu. Một số loại thuốc hoặc tình trạng căng thẳng cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Quá trình tiến hành diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, bạn không cần nhịn đói vẫn có thể xét nghiệm.
Xét nghiệm glucose máu (tĩnh mạch)
-
Lúc đói: bệnh nhân phải nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng trước khi tiến hành, chỉ có thể uống nước lọc. Mức chỉ số sẽ biểu hiện như sau:
+ Bình thường: <100 mg/dL.
+ Tiền tiểu đường: 100 – 125 mg/dL.
+ Tiểu đường: >126 mg/dL.
-
Ngẫu nhiên: có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày, không buộc phải nhịn ăn.
Xét nghiệm HbA1c
HbA1c là loại hemoglobin kết hợp với Glucose. Nồng độ đường huyết tăng cao tương đương với lượng Glucose và hemoglobin gắn kết nhiều hơn. Không cần nhịn ăn trước khi tiến hành xét nghiệm và có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể sử dụng với bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường với điều kiện không dùng thuốc trước khi xét nghiệm khoảng 1 giờ. Các mức độ định lượng HbA1c như sau:
-
Bình thường: 5,7% (tổng sống hemoglobin).
-
Tiều tiểu đường: 5,7 – 6,4%.
-
Tiểu đường: trên 6,5 %.
Chỉ số Glucose máu bao nhiêu là an toàn
Xác định chỉ số Glucose máu góp phần chẩn đoán tình trạng sức khỏe để xem cơ thể có mắc các bệnh lý liên quan hay không. Tùy vào thời gian xét nghiệm hay thể trạng hiện tại mà lượng đường huyết sẽ thay đổi khác nhau. Một số yếu tố cần lưu ý như: tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, thời gian mắc bệnh (nếu có),… Nồng độ Glucose máu được đánh giá là an toàn như sau (đơn vị sử dụng phổ biến là mmol/l hoặc mg/dL):
-
Lúc đói (trước bữa ăn): 90 – 130 mg/dL (5 – 7,2 mmol/L).
-
Sau khi ăn: dưới 180 mg/dL (xét nghiệm tiến hành 1 – 2 tiếng sau ăn).
-
Trước khi ngủ: 100 – 150 mg/dL (6 – 8,3 mmol/L).
Thời điểm kiểm tra nên tiến hành vào lúc sáng sớm, bụng đói, lượng đường huyết ít bị tác động sẽ cho kết quả chính xác hơn. Nếu bạn muốn kiểm tra sau bữa ăn cần đợi khoảng 2 tiếng để lượng đường máu ổn định, chỉ số ở mức trên 11,1 mmol/L nguy cơ cao là bạn đã mắc bệnh.
Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Để duy trì chỉ số đường huyết ổn định bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng cùng lối sống lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể thao. Chúng tôi muốn gợi ý cho bạn một số cách sau:
Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi
Những loại thực phẩm màu xanh và đỏ tươi, các loại quả mọng như nho, dâu, mâm xôi có chứa anthocyanins. Nhờ đó hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng
Theo các nhà khoa học, để ổn định chỉ số đường huyết thì thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50- 60%, protid 15 – 20%, lipid 20 – 30% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt không được bỏ ăn sáng do bữa sáng giúp ổn định lượng đường huyết trong cả ngày. Bạn cần có chế độ ăn uống kết hợp lành mạnh giữa các thành phần protein, tinh bột, chất béo và các loại vitamin, khoáng chất để duy trì đường huyết, đảm bảo sức khỏe cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là cách để tăng cường, nâng cao sức khỏe. Hơn thế, việc đổ mồ hôi khi tập luyện còn giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu duy trì thói quen luyện tập hàng này và thường xuyên, tối thiểu 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần thì các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin.
Uống sữa và các thực phẩm từ sữa
Thành phần protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Vì vậy, sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm nguy cơ kháng insulin đến 20%
Ngoài việc thực hiện các biện pháp trên thì các chuyên gia cũng khuyên rằng bạn nên theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn. Bạn có thể mua máy đo đường huyết tại nhà đã tiện kiểm tra các chỉ số mà không cần tốn nhiều thời gian hay phải chờ đợi ở phòng khám, bệnh viện.
Bạn nên bảo quản glucose như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
Liều dùng glucose cho người lớn như thế nào?
- Dùng đường uống:
Liều dùng thông thường cho người lớn cần xét nghiệm dung nạp glucose đường uống:
Đo đường huyết lúc đói, uống 75 g glucose khan. Sau 2 giờ đo lại đường huyết.
Liều dùng thông thường cho người lớn hạ đường huyết:
Uống 15-20 g glucose, đáp ứng với glucose có thể đạt trong vòng 10-20 phút. Kiểm tra glucose huyết tương trong 60 phút và có thể cần tiếp tục điều trị.
- Dùng truyền tĩnh mạch:
Liều dùng thông thường cho người lớn mất dịch:
Truyền dung dịch glucose 5% qua đường tĩnh mạch ngoại vi.
Liều dùng thông thường cho người lớn giảm hấp thu carbohydrate:
Truyền dung dịch glucose 5% qua đường tĩnh mạch trung tâm.
Liều dùng thông thường cho người lớn hạ đường huyết nặng:
Truyền dung dịch glucose 5% qua đường tĩnh mạch trung tâm.
Liều dùng glucose cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng thông thường cho trẻ em bị hạ đường huyết:
Pha loãng trước khi truyền tĩnh mạch, có thể truyền tĩnh ngoại vi với nồng độ cao trong trường hợp khẩn cấp (ví dụ như 12,5-25%).
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi:
Truyền tĩnh mạch 0,25-0,5 g/kg/liều (1-2 ml/kg/liều dung dịch 25%) và không quá 25 g/liều.
- Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng và trẻ em:
Truyền tĩnh mạch 0,5-1 g/kg lên đến 25 g (2-4 ml/kg/liều dung dịch 25%) và không quá 25g/liều.
- Đối với trẻ vị thành niên:
Truyền tĩnh mạch: dùng liều 10-25 g (tức là 20-50 ml dung dịch 50% hoặc 40-100 ml 25%).
Đường uống: dùng liều duy nhất 4-20 g và có thể lặp lại sau 15 phút nếu kiểm tra glucose huyết cho thấy tiếp tục hạ đường huyết.
Glucose có những dạng và hàm lượng nào?
Glucose có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên nén nhai: 1 gm; 4 gm; 5 gm
- Viên nén: 4 gm
- Gel uống/thạch: 15 gm
- Dung dịch tiêm: glucose 5%, 2,5%, 10%, 20%, 25%, 30%, 40%, 50%, 70%
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng glucose?
Tất cả các loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng nhiều người không mắc, hoặc mắc phải tác dụng phụ không đáng kể. Kiểm tra với bác sĩ nếu phản ứng phụ thường gặp nhất vẫn tồn tại hoặc trở nên khó chịu:
- Đi tiểu nhiều
- Chỗ tiêm bị đau, đỏ, hoặc sưng
Hãy gọi hỗ trợ chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có những tác dụng phụ nặng xảy ra:
- Các phản ứng dị ứng nặng (phát ban, nổi mề đay, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi)
- Thiếu minh mẫn
- Co giật, co giật cơ
- Sưng bàn tay hoặc bàn chân
- Suy nhược
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Điều cần thận trọng
Trước khi dùng glucose bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng glucose, bạn nên:
- Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với glucose hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác.
- Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng.
- Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
- A= Không có nguy cơ
- B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu
- C = Có thể có nguy cơ
- D = Có bằng chứng về nguy cơ
- X = Chống chỉ định
- N = Vẫn chưa biết
Tương tác thuốc
Glucose có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
Glucose làm tăng mức đường huyết và giảm tác dụng của các thuốc trị tiểu đường.
Thức ăn và rượu bia có tương tác với glucose không?
Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến glucose?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng glucose, đặc biệt là:
- Bị hôn mê (do tiểu đường hoặc các biến chứng gan)
- Rơi vào tình trạng lẫn lộn, gặp các vấn đề về trí nhớ hoặc bị xuất huyết não
- Mắc bệnh tiểu đường hoặc mức galactose trong máu cao
Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Vì bạn sẽ được bác sĩ/dược sĩ/chuyên viên y tế chỉ định và theo dõi khi sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.
Mức giá của Đường Glucose?
Đường Glucose là sản phẩm thông dụng và được bán phổ biến tại các siêu thị, tạp hóa, cửa hàng tư nhân. Bạn có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu, ngay cả đặt hàng online trên các trang thương mại điện tử như shopee, tiki, sendo,…
Giá đường Glucose 500g dao động từ 18.000 – 25.000đ/gói. Mức giá này có thể chênh lệch tùy vào từng địa điểm mua. Hiện nay, Nhà Thuốc Sức Khỏe đang bán sản phẩm này với giá chỉ 13.000đ/gói 500g. Đây là mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường và giúp người dùng tiết kiệm một khoản chi phí, nhất là với những gia đình có nhu cầu dùng đường nhiều.
Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta có thể biết rõ hơn về glucose về tính chất cũng như vai trò đối với cơ thể, qua đó có kể hoạch bổ sung thích hợp với tình trạng cơ thể.