Dầu dừa là một loại dầu ăn được chiết tách từ cơm dừa. Ở vùng nhiệt đới, nó là nguồn cung cấp chất béo quan trọng trong các bữa ăn của người dân. Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm, và công nghiệp. Dầu dừa cung cấp nguồn nhiệt rất ổn định do đó nó thích hợp trong các cách nấu ăn ở nhiệt độ cao như chiên hay rán. Do tính ổn định nên nó ít bị oxy hóa, và do hàm lượng chất béo no cao nên có thể cất giữ lâu đến 2 năm. Food and Drug Administration Hoa Kỳ, WHO, Viện dinh dưỡng quốc tế, United States Department of Health and Human Services, American Dietetic Association, American Heart Association, British National Health Service, và Dietitians of Canada khuyến nghị hạn chế dùng một lượng lớn dầu dừa do hàm lượng chất béo no cao.
Nói về tác dụng trong làm đẹp của nó, có kể đến khả năng như dưỡng da, chăm sóc tóc, giảm cân hay tẩy trắng răng miệng, chống ung thư, tẩy trắng đồ, Bên cạnh đó dầu dừa còn được dùng làm nguyên liệu nấu ăn nguyên liệu mỹ phẩm. Cùng Mela đi vào tìm hiểu ngay!
Tại sao dầu dừa lại trở nên phổ biến?
Trong vài năm qua, đã có một loạt các phương tiện truyền thông đại chúng và các bài báo dành riêng cho lợi ích của dầu dừa. Nhiều kết quả của cuộc nghiên đã cho thấy, dầu dừa trở nên phổ biến bởi nó được xem là một loại mỹ phẩm “kỳ diệu” giúp dưỡng tóc và da (lợi ích từ bên ngoài). Hơn nữa, chúng ta cũng được khuyến cáo là nên ăn dầu dừa thường xuyên vì nhiều lý do sức khỏe (lợi ích từ bên trong).
Nhiều blogger về thực phẩm đã khuyến khích chúng ta sử dụng dầu dừa trong nấu ăn, làm bánh hoặc áp dụng cho ngành công nghiệp thực phẩm. Và nhiều nhà sản xuất đã dùng nó như một nguồn chất béo chính để thêm vào các sản phẩm của họ.
Một số nhà nghiên cứu còn cho biết, dầu dừa có thể giúp bạn giảm cân, cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch và tăng cường trí nhớ. Thậm chí, nó cũng được “ca ngợi” như một phương pháp điều trị hiệu quả các bệnh lý, chẳng hạn như bệnh Alzheimer.
Giá trị dinh dưỡng của dầu dừa
Giá trị dinh dưỡng của dầu dừa tính trên 100g (Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ):
- Năng lượng: 892 kcal
- Tổng lipid: 99,1 g
- Axit béo (bão hòa): 82,5 g
- Tổng số axit béo không bão hòa đơn: 6,33 g
- Tổng số axit béo không bão hòa đa: 1,7 g
- Canxi: 1 mg
- Alpha Tocotrienol: 2,17 mg
Dầu dừa là chất béo lành mạnh, tốt cho cơ thể
Ngày nay, mọi người đang sử dụng dầu dừa như một chất bổ sung có lợi cho sức khỏe. Nó có nguồn gốc từ dừa và chứa 60-70% axit béo, 4-10% nước, protein và carbohydrate. Nó rất giàu axit béo chuỗi trung bình, có tác dụng có lợi cho quá trình trao đổi chất.
Mặc dù 90% chất béo có trong loại dầu này là chất béo bão hòa và 9% chất béo không bão hòa. Nhưng cấu trúc của loại dầu này rất độc đáo vì chứa nhiều glycerid chuỗi trung bình (MCTs). Kết quả là, MCTs đốt cháy nhiều calo hơn, giúp giảm cân hiệu quả.
MCT được hấp thụ vào máu nhanh hơn và hiệu quả hơn chất béo trung tính chuỗi dài. Sự hấp thụ nhanh hơn của MCT sẽ kích thích hiệu ứng sinh nhiệt trong cơ thể, làm tăng lượng chất béo đốt cháy. Ngoài ra, các axit béo chuỗi trung bình dễ hòa tan hơn axit béo chuỗi dài và các chất trong ruột được hòa tan không có micelle. Do đó, nó dẫn đến việc hấp thụ axit béo nhanh hơn.
Dầu dừa có thể giúp bạn giảm cân không?
Các chất béo có trong dầu dừa thuộc chuỗi trung bình, và nhiều người cho rằng những loại chất béo này có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả. Một số bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ nguồn chất béo này thay vì các loại chất béo khác trong chế độ ăn kiêng hạn chế calo có thể giúp bạn giảm được một lượng cân nhỏ.
Tuy nhiên, thực chất thì lượng chất béo chuỗi trung bình trong dầu dừa thực sự rất nhỏ. Nhìn chung, chất béo và dầu đều cung cấp cùng một số lượng calo nhất định, cụ thể là 9kcal / g. Điều này có nghĩa là việc tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể làm bạn tăng cân.
Dầu dừa có phải là loại dầu tốt nhất để sử dụng?
Trong dầu dừa rất giàu các chất béo bão hòa. Các tổ chức y tế thế giới kết luận rằng, việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa có mối liên hệ mật thiết đến tình trạng tăng cholesterol trong máu và nguy cơ cao bị mắc bệnh tim. Do đó, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo rằng nên giảm sử dụng các chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn và thay thế bằng các chất béo không bão hòa.
Chất béo không bão hòa có thể giúp bạn làm giảm mức cholesterol cao trong máu, từ đó làm ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Có phải dầu dừa tốt cho bệnh Alzheimer và hệ thống miễn dịch?
Hiện nay, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy dầu dừa giúp tăng cường chức năng não. Chúng ta đều biết rằng một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng đối với sức khỏe của não bộ. Những nguồn thực phẩm có lợi cho não bao gồm cá nhiều dầu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại trái cây và rau quả.
Việc sử dụng dầu dừa tốt cho bệnh Alzheimer thực chất chỉ dựa trên một giai thoại từ phía cá nhân, khi họ nhận thấy rằng có một số cải thiện sau khi dùng. Tuy nhiên, giai thoại không phải là một bằng chứng khoa học, và thường có một lượng lớn hiệu ứng giả dược (trong đó tình trạng bệnh được cải thiện chỉ đơn giản là vì ai đó mong đợi rằng phương pháp mà họ đang sử dụng để điều trị bệnh sẽ hữu ích).
Trước khi đưa ra quyết định điều trị bệnh, điều quan trọng là có bằng chứng khoa học cho thất có một phương pháp điều trị vừa an toàn vừa hiệu quả. Trong trường hợp này, việc sử dụng để cải thiện bệnh Alzheimer là không có thông tin xác thực và cụ thể.
Ngoài ra, cũng không có bằng chứng khoa học chính xác nào cho thấy việc sử dụng dầu này có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Nhiều người tin vào điều này vì thực tế một trong những chất béo được tìm thấy trong dầu dừa cũng có trong sữa mẹ.
Dầu dừa có phải là một lựa chọn lành mạnh?
Nhìn chung, mặc dù dầu dừa có thể mang lại cho bạn một làn da đẹp, nhưng không có bằng chứng khoa học nào đủ mạnh mẽ để chứng minh lợi ích sức khỏe đến từ việc ăn dầu này.
Nếu bạn thích hương vị của nó bạn có thể thêm chúng vào các món ăn nhưng chỉ với một số lượng nhỏ và không nên dùng quá thường xuyên. Vì chỉ cần 2 muỗng canh dầu dừa có thể chứa nhiều hơn lượng tiêu thụ tham khảo (khoảng 20g chất béo bão hòa) cho một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh mỗi ngày.
Bạn có thể bổ sung các chất béo không bão hòa từ những loại thực phẩm như bơ, các loại hạt, quả hạch và cá có dầu, cũng như trong các loại dầu như hạt cải dầu và dầu ô liu.
Ngày nay, người ta cũng càng nhận ra rằng nên tập trung vào các mô hình ăn uống lành mạnh tổng thể hơn là tập trung vào các loại thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng đơn lẻ. Bạn cũng có thể đã nghe nói rằng dầu dừa, đặc biệt là loại siêu nguyên chất, có chứa một lượng nhỏ hợp chất thực vật được gọi là polyphenol, có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta.
Tuy nhiên, những hợp chất này không chỉ có ở dầu dừa mà nó còn được tìm thấy với số lượng lớn hơn trong nhiều loại thực phẩm khác, chẳng hạn như rau, trái cây và các loại ngũ cốc. Thậm chí, những thực phẩm này cũng cung cấp cho bạn nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, mặt khác lại có ít chất béo bão hòa và calo hơn dầu dừa.
Công dụng của dầu dừa mà bạn không ngờ đến
Làm mềm da tay
Đôi tay khô nứt vì làm lụng nay đã lành lặn, mềm mại hơn nhờ dầu dừa dưỡng da. Sau khi rửa tay, thoa một ít dầu lên tay để dưỡng ẩm cho đôi bàn tay.
Bạn có thể làm dầu về dạng rắn bằng cách thêm bơ vào và để dầu đông ở nhiệt độ phòng. Như vậy, bạn có thể dễ dàng đem dầu dừa bên mình mọi lúc mọi nơi rồi.
Tác dụng của dầu dừa: Làm mềm lớp biểu bì cứng
Một trong những tác dụng dầu dừa chính là làm mềm lớp biểu bì cứng ở kẽ tay, kẽ chân. Chỉ cần nhỏ ít dầu vào các kẽ móng và để chúng thấm qua da, lớp biểu bì sẽ mềm đi, trả lại làn da trẻ trung.
Tuy tinh chất dầu dừa dưỡng da rất tốt nhưng bạn cũng nên lưu ý sử dụng với mức độ vừa phải, vì nếu thoa nhiều và liên tục cũng như dùng sai cách có thể gây ra nhiều nguy hại, ví dụ như làm bức bí và khiến da khô hơn.
Cung cấp dưỡng chất cho tóc và da đầu
Các nghiên cứu cho thấy nếu dùng dầu dừa dưỡng tóc sẽ cung cấp protein cho tóc nhiều hơn vì khả năng đi sâu vào chân tóc hơn so với các khoáng chất, thậm chí hơn cả dầu hướng dương.
Cách ủ tóc bằng dầu dừa: Sau khi gội đầu, bạn bôi một lượng lớn dầu vào chân tóc, miết nhẹ để dầu thấm đều, sau đó bạn xoắn tóc thành búi và lấy một tấm khăn ủ tóc lại. Ủ tóc trong khoảng 5 phút rồi rửa sạch.
Để tạo hiệu quả, bạn nên dưỡng da đầu bằng dầu dừa. Trước khi ngủ, bạn bôi một lớp dầu lên chân tóc, chải nhẹ sau đó búi tóc lại. Ủ tóc bằng khăn mềm hoặc mũ tắm. Để tóc như vậy và ngủ qua đêm. Sáng hôm sau, bạn gội đầu bình thường là hoàn tất.
Với tóc khô, bạn thoa một chút dầu vào đuôi tóc để tăng cường độ ẩm cho tóc.
Tẩy trắng răng kèm hơi thở thơm mát – công dụng của dầu dừa
Dầu dừa là một loại dầu ăn được chiết xuất từ thịt quả dừa tươi. Đây cũng là một trong những nguồn dinh dưỡng giàu chất béo bão hòa nhất. Tuy nhiên, loại chất béo này lại rất đặc biệt vì được cấu thành từ các Medium-chain Triglycerides (MCT), chất béo trung tính chuỗi trung bình.
Dầu dừa có công dụng gì trong việc tẩy trắng răng? Thực tế, cách thức chuyển hóa của các MCT rất khác biệt so với các axit béo chuỗi dài khác được tìm thấy trong hầu hết các thực phẩm. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng loại chất béo này có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm ẩn như làm sạch và tẩy trắng răng, đồng thời còn giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng.
Nếu việc ngậm dầu quá khó khăn với bạn, bạn hãy thêm vào vài giọt tinh dầu bạc hà vào. Sau đó súc miệng khoảng một lúc rồi nhổ ra, biện pháp này sẽ mang lại cho bạn một hơi thở thơm mát, không vướng bận mùi đồ ăn nữa.
Tác dụng của dầu dừa: Tẩy tế bào chết
Công thức đơn giản này vừa giúp tẩy tế bào chết, vừa tăng cường độ ẩm cho da. Chỉ sau vài lần, bạn sẽ sở hữu làn da mềm mại của em bé, lại có mùi thơm nhè nhẹ của dừa.
Giúp giảm cháy nắng
Bác sĩ da liễu đề nghị nên áp khăn ướt lên da ngay khi khu vực da bị cháy nắng. Lặp lại điều này một vài lần một ngày trong 10–15 phút để giữ độ ẩm cho da.
Sau hai ngày đầu bị cháy nắng, thoa hỗn hợp dầu dừa và 1 thìa cà phê vitamin E lên vùng da tổn thương để tăng cường độ ẩm và chất chống oxy hóa cho da.
Tác dụng: Làm mềm môi
Dầu dừa dùng để làm gì? Công dụng làm đẹp của dầu dừa để dưỡng môi khá hiệu quả. Bạn hãy cho một ít dầu vào hộp nhỏ (chẳng hạn như hộp đựng lens) và đem theo bên mình cả ngày.
Thay thế kem cạo râu
Các chàng chẳng cần phải đi đâu xa để mua kem cạo râu, chỉ cần với tay qua mượn một ít dầu dừa trong kệ của vợ là đã có thể có ngay chiếc cằm sạch sẽ rồi. Đồng thời, dao cạo dễ dàng rửa sạch hơn nếu dùng loại dầu này thay vì các loại kem khác.
Đối với chị em, thoa dầu này lên chân sẽ khiến công cuộc làm sạch lông chân trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, chưa kể đến việc chân sẽ được dưỡng ẩm tối đa nữa. Lưu ý rằng dầu này rất trơn, vậy nên tay bạn cần khô để cầm dao cạo được chắc hơn.
Công dụng: Ngăn ngừa nếp nhăn
Bạn có thể sử dụng dầu dừa làm đẹp bằng cách đổ một ít dầu lên tay và xoa đều để tạo độ nóng vừa phải. Áp dầu lên vùng da dưới mắt và các vùng có nếp nhăn, sau đó massage nhẹ nhàng. Các chị em sẽ không còn lo các dấu hiệu tuổi già đến sớm nữa nhé.
Dầu dừa có tác dụng gì? Điều trị mụn
Bôi dầu dừa có tác dụng gì? Nhờ chứa các thành phần chống oxy hóa cao như vitamin E giúp điều chỉnh việc sản xuất bã nhờn, dầu dừa có khả năng làm thông thoáng lỗ chân lông, trừ khử các tế bào da chết và ngăn ngừa mụn trứng cá.
Bên cạnh đó, dầu nguyên chất chứa hai axit béo quan trọng với đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên, đồng thời giúp giữ ẩm cho da. Ngoài ra, dầu dừa cũng chính là một trong những cách trị mụn tại nhà hiệu quả cho các nàng không may bị dị ứng da hay da mụn. Bạn chỉ cần chà dầu theo chuyển động tròn trên mặt và cổ, sau đó rửa sạch các cặn với sữa rửa mặt yêu thích.
Lưu ý: Nếu da dễ bị mụn trứng cá, bạn không được dùng loại dầu này nếu chưa biết da có hấp thụ dầu hay không.
Tẩy trang
Không cần tốn tiền mua nước tẩy trang đắt đỏ, chỉ cần một thìa cà phê (hoặc ít hơn) dầu dừa là các nàng có thể thổi bay lớp trang điểm dày cộm rồi. Bôi trực tiếp dầu dạng lỏng lên da và massage nhẹ, sau đó rửa sạch da mặt lại bằng nước ấm.
Để làm bông tẩy trang, bạn đổ dầu dạng sệt lên miếng bông rồi quay trong lò vi sóng một chút để dầu chảy ra. Sau đó, đặt một miếng bông sạch lên trên miếng bông đã tẩm dầu và để qua đêm. Cất thành phẩm vào hộp hoặc túi nhựa và mang theo bên mình. Khi muốn, bạn chỉ cần lấy ra xài ngay.
Tuy nhiên, bạn nên hỏi bác sĩ để biết thêm chi tiết và biện pháp phù hợp với làn da khi tẩy trang bằng loại dầu này nhé.
Cách làm dầu dừa lạnh
Dầu dừa ép lạnh có rất nhiều chất béo bão hòa làm cho nó rất ổn định, chống lại quá trình oxy hóa. Tự làm dầu dừa tại nhà theo cách làm dầu dừa ép lạnh khá đơn giản. Bạn theo dõi cách làm tinh dầu dừa ngay sau đây.
Nguyên liệu bạn cần có để làm dầu dừa
- Dừa (chọn quả già, vỏ nâu)
- Dao chặt dừa
- Máy xay sinh tố
- Hũ đựng dầu dừa
- Đồ nạo cơm và lọc nước cốt dừa
Các bước làm dầu dừa nguyên chất tại nhà
Bước 1. Lấy cơm dừa
- Bạn bổ đôi quả dừa, sau đó dùng đồ nạo dừa để nạo lấy cơm dừa.
- Nếu không có đồ nạo thì dùng dao hoặc muỗng cứng thay thế và cắt thịt cơm dừa thành các miếng nhỏ nhé.
Bước 2. Xay và lọc lấy nước cốt dừa
- Bạn cho cơm dừa vào máy xay, thêm một ít nước và xay ở chế độ trung bình cho đến khi tạo được hỗn hợp sệt và nhuyễn mịn.
- Sau đó, dùng các túi lọc chuyên dụng, đồ lọc cà phê hoặc đơn giản là một miếng vải sạch.
- Vắt và lọc lấy nước cốt dừa từ hỗn hợp đã xay cho vào hũ đựng. Bạn nhớ vắt mạnh tay để không bỏ sót nước cốt.
Bước 3. Cách làm dầu dừa ép lạnh: Đợi lắng và thu dầu dừa nguyên chất
- Bạn nên để yên hũ nước cốt dừa ở nơi khô ráo và nhiệt độ thích hợp trong vòng 1 ngày.
- Khi hỗn hợp lắng lại, nước cốt dừa sẽ tạo thành 2 tầng, phần váng đông phía trên và dầu dừa nguyên chất phía dưới.
- Bạn chỉ cần hớt phần váng bỏ đi là đã hoàn thành cách làm dầu dừa tại nhà và thu được sản phẩm dầu dừa vừa an toàn vừa chất lượng rồi.
Cách nấu dầu dừa nóng
Nguyên liệu
- Dừa khô
- Nước sôi
- Máy xay sinh tố
- Hũ đựng dầu dừa
- Nồi nấu nước cốt
- Đồ lọc nước cốt dừa
Cách thắng dầu dừa nguyên chất
Bên cạnh cách làm dầu dừa tại nhà bằng cách ép lạnh, bạn có thể tự thắng dầu dừa để thu được nhiều tinh dầu hơn. Cách bước làm như sau:
Bước 1. Xay cơm dừa với nước sôi
- Với cách lấy tinh dầu dừa này, bạn sử dụng cơm dừa xay sẵn.
- Nếu không có chỗ nào bán uy tín và đảm bảo vệ sinh, bạn có thể mua dừa về tự chặt và nạo lấy cơm dừa.\
- Thái nhỏ cơm dừa và cho vào máy xay nhuyễn cùng với nước sôi theo tỉ lệ 1 trái dừa : 2 chén nước.
- Không để hỗn hợp ngập quá 1/2 máy xay, nếu làm nhiều bạn nên chia nhỏ thành nhiều lần để xay nhé!
Bước 2. Lọc nước cốt dừa
- Bạn dùng một tấm vải thưa trải căng lên một cái tô.
- Sau đó, chế hỗn hợp đã xay nhuyễn lên tấm vải để dầu dừa nhỏ vào tô.
- Bạn nên dùng que đè lên hoặc trực tiếp vắt bằng tay để lấy được tất cả nước cốt.
Bước 3. Cách thắng dầu dừa – Đun sôi nước cốt dừa
- Bước tiếp theo trong cách làm tinh dầu dừa với phương pháp nóng, bạn cho nước cốt vào nồi và nấu với lửa nhỏ.
- Khuấy đều tay đến khi dung dịch sôi và bắt đầu bay hơi.
- Khi lớp cặn ngả màu nâu và dầu dừa trở nên trong suốt là được.
- Thời gian đun sôi nước cốt cho đến khi dầu dừa trong lại có thể mất khoảng 1 giờ với 2 trái dừa. Bạn hãy kiên nhẫn và khuấy liên tục để nước cốt không bị khét nhé!
Bước 4. Lọc lấy dầu dừa nguyên chất
- Sau khi nấu dầu dừa cho trong lại, bạn loại bỏ phần cặn phía trên, để dầu dừa nguội và cất vào hũ dùng dần.
Cách bảo quản
Bạn có thể kéo dài thời hạn sử dụng của dầu dừa bằng cách bảo quản đúng cách trong hộp kín đã khử trùng ở nơi thoáng mát. Bạn nhớ lưu ý chỉ sử dụng dầu dừa nếu bạn chắc chắn rằng nó không bị ôi thiu nhé!
Hộp đựng dầu dừa thành phẩm tự làm vô cùng quan trọng trong việc bảo quản. Bạn chú ý chỉ đựng dầu dừa tự làm trong lọ, hũ chứa khô ráo và đã được khử trùng kỹ lương bạn nhé! Dưới đây là cách bảo quản dầu dừa của bạn để kéo dài thời hạn sử dụng và giữ cho dầu không bị ôi thiu:
1. Trong hộp kín. Bạn nhớ luôn đậy kín hộp sau khi bạn sử dụng xong để tránh không khí và các chất gây ô nhiễm bên ngoài. Tiếp xúc với không khí là nguyên nhân chính khiến dầu dừa nhanh hỏng.
2. Bảo quản trong tủ lạnh. Bạn không nhất thiết phải luôn giữ dầu dừa tự làm trong tủ lạnh. Thế nhưng, việc này có thể làm chậm quá trình làm hư hỏng.
3. Bảo quản ở nơi tối. Nếu bạn bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng, hãy để ở nơi tối như tủ hoặc tủ đựng thức ăn. Ánh sáng mặt trời trực tiếp có thể làm giảm thời hạn sử dụng của nó.
Dùng dầu dừa nhiều có tốt không? Dùng bao nhiêu là đủ
Dầu dừa có tỷ lệ chất béo bão hòa cao hơn các loại mỡ động vật. Chính vì vậy, nếu ăn quá nhiều dầu dừa có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
Do đó, tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) và nhiều quốc gia khác (Anh, Canada…) đều khuyến cáo không sử dụng nhiều dầu dừa trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Hơn nữa, đối với những người có vấn đề về rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, thừa cân béo phì…), việc sử dụng những sản phẩm nhiều axit béo bão hòa như dầu dừa còn làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Đối với những người có làn da nhạy cảm, việc sử dụng dầu dừa không đúng cách và nhất là không rõ nguồn gốc có thể gây nên tình trạng kích ứng da, làm da nổi mụn, ngứa ngáy, nổi mề đay…
Ăn dầu dừa
Nhiều người bị táo bón nói rằng dầu dừa rất hiệu quả trong việc kích thích bài tiết đường ruột. Ở một số trường hợp, dầu dừa có công dụng trị bệnh táo bón, tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra phản ứng ngược lại. Vì các chuỗi axit béo trung bình có trong dầu dừa giúp làm dịu hoạt động đi ngoài khó khăn và nhuận tràng, bạn có thể gặp triệu chứng như bị tiêu chảy nếu đột ngột hấp thụ quá nhiều dầu dừa.
Đối với những người có vấn đề về rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, thừa cân béo phì…), việc sử dụng những sản phẩm nhiều axit béo bão hòa như dầu dừa còn làm tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu.
Nhiều chị em đã ăn dầu dừa với mục đích giảm cân, tuy nhiên, trên thực tế, dừa có tỷ lệ chất béo bão hòa cao hơn các loại mỡ động vật. Nếu ăn quá nhiều dầu dừa có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
Dầu dừa có tác dụng diệt khuẩn nấm candida. Tuy nhiên, khi rệp candida chết sẽ tiết ra 80 loại độc khác nhau. Cơ thể sẽ hấp thụ phải các chất độc này, dẫn đến các triệu chứng tồi tệ như buồn nôn, đau đầu, choáng váng, mệt mỏi, sưng các tuyến, đau khớp và cơ, khó chịu dạ dày, ớn lạnh, phát ban hoặc bị nổi mụn không kiểm soát.
Bôi lên da
Với những người có làn da nhạy cảm, da nhờn,.. dầu dừa có thể gây ngứa ngáy, nổi mề đay do bản thân dầu dừa chứa chất nhờn cao. Trong khi đó, mụn là bệnh do nang lông – tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, nên nếu bị bít kín do lớp dầu dừa trên mặt, chất bã nhờn sẽ ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn. Với da dầu, tốt nhất nên hạn chế sử dụng dầu dừa chăm sóc da.
Ủ tóc bằng dầu dừa càng lâu càng tốt
Nhiều bạn nghĩ rằng ủ tóc bằng dầu dừa càng lâu càng tốt , còn có bạn còn tiếc gội không sạch nó khỏi tóc. Dầu dừa chỉ nên ủ từ 15 đến 30 phút thôi, trong khoảng thời gian đó đã đủ để ngấm vào chân tóc rồi nha nên cứ gội lại bằng dầu gội thật sạch để tránh bết tóc, nhờn, hút bụi có khi còn có mụn bọc trên đầu nữa đó.
Dưỡng da bằng dầu dừa “quá liều”
Dưỡng da bằng dầu dừa rất tốt nhưng mặt trái của nó là sẽ đem theo mụn tới nếu không rửa mặt sạch và đặc biệt là những bạn nào da nhờn nếu không vệ sinh da sạch sẽ lợi bất cập hại. Một lưu ý nhỏ cho các bạn là dầu dừa kích thích dài lông nên khi dưỡng da bằng dầu dừa sẽ không thể tránh khỏi việc lông dài ra đâu nha, tùy từng cơ địa của mọi người mà dài nhiều hay ít.
Thoa dầu dừa dạng đặc lên da
Bạn chỉ nên thoa dầu dừa dạng lỏng lên da chứ không phải là dạng dầu dừa đã vón cục hay đông cứng lại vì để lâu hoặc trữ lạnh bởi dầu dừa vón cục rất dễ bết dính và khó tán đều trên da gây tắc lỗ chân lông khiến da nhờn, thu hút bụi bẩn khiến mụn nổi nhiều hơn. Vì vậy, hãy cho dầu dừa vón cục vào lòng bàn tay rồi xoa nóng tay để làm tan chảy dầu dừa trước khi sử dụng.
Trộn chung với mỹ phẩm khác khi trị mụn
Tác dụng của dầu dừa sẽ giảm đi đáng kể khi bạn trộn chung với các loại mỹ phẩm khác để trị mụn. Có thể bạn nghĩ rằng cách này có thể đẩy nhanh quá trình trị mụn. Tuy nhiên, khi dùng chung với các sản phẩm trị mụn có thể làm làn da tồi tệ hơn bởi dầu dừa có thể thẩm thấu sâu vào da mang theo các hóa chất độc hại có trong sản phẩm trị mụn. Tốt nhất, hãy chỉ trị mụn với dầu dừa mà thôi.
Dùng dầu dừa để giảm cân
Nhiều bạn tưởng rằng uống dầu dừa sẽ giảm béo, chữa bệnh nhưng sự thật không hẳn như vậy. Trong nó có hàm lượng acid béo bão hòa rất cao, hơn cả mỡ động vật. Vì vậy, việc sử dụng dầu dừa không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Trước mình giảm béo theo chế độ lowcarb tối trước khi đi ngủ đói quá nên mình hay uống 1 muỗng dầu dừa để chống đói, đồng thời đốt cháy mỡ, đỡ thèm ăn còn uống liên tục là không nên.
Dưỡng da
Dầu massage
Đun ấm dầu dừa trong lò vi sóng, thêm vài giọt tinh dầu hương hoa để tạo thành hỗn hợp dầu massage toàn thân. Massage nhẹ nhàng cơ thể với hỗn hợp vừa làm sẽ cho bạn cảm giác thư giãn tuyệt đối và một làn da mềm mại.
Son dưỡng môi
Da môi là phần thường xuyên bị nứt nẻ vào mùa lạnh. Bạn nên thoa một chút dầu dừa lên môi để cải thiện tình trạng khô ráp này.
Cũng có thể dùng làm kem dưỡng da mặt vào ban đêm. Tuy nhiên, dầu dừa không thích hợp với người da dầu và bị mụn.
Dưỡng móng
Làm sạch móng bằng nước ấm pha chanh rồi để khô hoàn toàn. Sau đó, bạn dùng dầu dừa thoa vào tay, móng tay và ủ bằng bao tay. Nên làm hàng tuần để da mềm và móng tay bóng, khỏe.
Dưỡng tóc
Với khả năng giúp tóc bóng khỏe, giảm tóc gãy rụng và ngừa gàu, dầu dừa được rất nhiều bạn gái sử dụng làm mặt nạ dưỡng tóc.
Dùng một chén nhỏ thoa đều lên tóc khô, quấn khăn ấm và ủ trong 20-30 phút. Sau đó gội sạch đầu bằng dầu gội. Với tóc xơ, chẻ ngọn, bạn có thể thoa vài giọt dầu dừa vào phần lọn tóc.