Dầu cám gạo được chiết xuất từ lớp nâu cứng bên ngoài của gạo hay còn gọi là cám. Sau khi được điều chế với nhiệt độ 232°C (450°F), dầu có hương vị nhẹ nhành, thích hợp cho các món ăn xào và chiên tốt cho cả da. Loại dầu này phổ biến ở các nước Đông Á, tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á bao gồm Ấn Độ, Nepal, Bangladesh, Indonesia, Nhật Bản, Nam Trung Quốc và Malaysia. Cùng Mela đi vào tìm hiểu ngay
Thành phần và dưỡng chất trong dầu cám gạo
Dầu cám gạo có thành phần tương tự như dầu đậu phộng, với 38% không bão hòa đơn, 37% không bão hòa đa và 25% axit béo bão hòa. Một thành phần của dầu cám gạo là γ-oryzanol chiếm khoảng 2% hàm lượng dầu thô. Chất này được cho là một hợp chất đơn lẻ khi ban đầu được phân lập, nhưng γ-oryzanol ngày nay được biết đến là hỗn hợp của steryl và các este triterpenyl khác của axit ferulic.
Thành phần axit béo
-
Fatty acid (Axit béo) Chỉ số chất béo Tỷ lệ Myristic acid C14:0 0.6% Palmitic acid C16:0 21.5% Stearic acid C18:0 2.9% Oleic acid C18:1 38.4% Linoleic acid C18:2 34.4% α-Linolenic acid C18:3 2.2% Tính chất vật lý trong dầu thô và tinh luyện
Tính chất Dầu cám gạo thô Dầu cám gạo tinh luyện Độ ẩm 0.5-1.0% 0.1-0.15% Độ đặc sánh (15°C) 0.913-0.920 0.913-0.920 Chỉ số khúc xạ 1.4672 1.4672 I ốt 85-100 95-104 Giá trị bọt hóa 187 187 Không thể bọt hóa 4.5-5.5 1.8-2.5 Axit béo tự do 5-15% 0.15-0.2% Oryzanol 2.0 1.5-1.8 Tocopherol 0.15 0.05 Phẩm màu 20Y+2.8R 10Y+1.0R Công dụng của dầu cám gạo
Sử dụng dầu cám gạo giúp làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần (TC), LDL-C và chất béo trung tính (TG). Vì thế đây là một loại dầu ăn được sử dụng trong nhiều hình thức chế biến thực phẩm khác nhau. Nó cũng là cơ sở của một số gốc thực vật. Sáp cám gạo thu được từ dầu cám gạo được sử dụng thay thế cho sáp carnauba trong mỹ phẩm, bánh kẹo, kem đánh giày và các hợp chất đánh bóng khác. Bên cạnh đó, Y-oryzanol cô lập từ dầu cám gạo được bán ở Trung Quốc dưới dạng thuốc không kê đơn và ở các quốc gia khác dưới dạng thực phẩm chức năng.
So sánh dầu cám gạo với các loại dầu thực vật khác
Loại dầu thực vậy | Cách tinh chế | Axit béo
bãohòa |
Axit béo không
bão hòa |
Axit béo không bão hòa đa | Điểm bốc khói
của dầu |
||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tổng | Axit Oleic (ω-9) |
Tổng | Axit
α-Linolenic |
Axit
Linoleic |
tỷ lệ
ω-6:3 |
||||
Bơ | 11.6 | 70.6 | 52–66 | 13.5 | 1 | 12.5 | 12.5:1 | 250 °C | |
Hạt óc chó | 24.8 | 32.7 | 31.3 | 42.0 | 0.1 | 41.9 | 419:1 | 208 °C | |
Canola | 7.4 | 63.3 | 61.8 | 28.1 | 9.1 | 18.6 | 2:1 | 238 °C | |
Dừa | 82.5 | 6.3 | 6 | 1.7 | 175 °C | ||||
Ngô | 12.9 | 27.6 | 27.3 | 54.7 | 1 | 58 | 58:1 | 232 °C | |
Hạt bông vải | 25.9 | 17.8 | 19 | 51.9 | 1 | 54 | 54:1 | 216 °C | |
Hạt lanh | 9.0 | 18.4 | 18 | 67.8 | 53 | 13 | 0.2:1 | 107 °C | |
Hạt nho | 10.5 | 14.3 | 14.3 | 74.7 | – | 74.7 | rất cao | 216 °C | |
Hạt gai dầu | 7.0 | 9.0 | 9.0 | 82.0 | 22.0 | 54.0 | 2.5:1 | 166 °C | |
Ô liu | 13.8 | 73.0 | 71.3 | 10.5 | 0.7 | 9.8 | 14:1 | 193 °C | |
Cọ | 49.3 | 37.0 | 40 | 9.3 | 0.2 | 9.1 | 45.5:1 | 235 °C | |
Đậu phộng | 16.2 | 57.1 | 55.4 | 19.9 | 0.318 | 19.6 | 61.6:1 | 232 °C | |
Dầu cám gạo | 25 | 38.4 | 2.2 | 34.4 | 15.6 | 232 °C | |||
Hoa hướng dương | 7.5 | 75.2 | 75.2 | 12.8 | 0 | 12.8 | rất cao | 212 °C | |
Vừng | 14.2 | 39.7 | 39.3 | 41.7 | 0.3 | 41.3 | 138:1 | ||
Đậu nành | hydro hóa một phần | 14.9 | 43.0 | 42.5 | 37.6 | 2.6 | 34.9 | 13.4:1 | |
Đậu nành | 15.6 | 22.8 | 22.6 | 57.7 | 7 | 51 | 7.3:1 | 238 °C | |
Dầu óc chó | không tinh chế | 9.1 | 22.8 | 22.2 | 63.3 | 10.4 | 52.9 | 5:1 | 160 °C |
Hoa hướng dương | 8.99 | 63.4 | 62.9 | 20.7 | 0.16 | 20.5 | 128:1 | 227 °C | |
Hạt bông vải | hydro hóa | 1.5 | 0.6 | 0.2 | 0.3 | 1.5:1 | |||
Cọ | hydro hóa | 88.2 | 5.7 | 0 | |||||
Mong rằng những thông tin về dầu cám gạo trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Và đừng quên theo dõi MELA để đọc thêm nhiều bài viết hữu ích nữa nhé!