Hoa Ngũ Sắc được gọi với các tên khác Hoa Cứt Lợn, cây mọc khắp nơi, và rất dễ sống ở mọi loại đất, do vậy chúng ta không thể bỏ quên được một loài hoa mà mang lại giá trị cao trong dược liệu bởi cây chứ rấy nhiều hàm lượng tinh dầu. Hoa không có cuống, mọc thành chùm có nhiều màu sắc như trắng, vàng, vàng cam, tím hay đỏ, các bông hoa mọc thành cụm hình tròn. Đây là một loài hoa được coi là vị thuốc hay trong dân gian với sự hiệu quả như trị bệnh viên xoang, chống viên, dị ứng,..Ngoài ra còn có thêm công dụng khác trong mỹ phẩm. Hãy cùng MELA tìm hiểu công dụng của Chiết xuất lá ngũ sắc qua bài viết dưới đây nhé !
Mô tả cây ngũ sắc
Là một cây thảo nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông mềm, cao khoảng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta. Lá mọc đối hình trứng hoặc 3 cạnh, dài 2-6cm và rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc.
Sinh thái
Cỏ ngũ sắc thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu nóng. Mùa hoa và quả gần như quanh năm.
Phân bố
Trên thế giới
Có nguồn gốc ở châu Mỹ, sau phát tán ra khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở châu Á, cây mọc khá phổ biến ở vùng Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ.
Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, cỏ ngũ sắc được coi là loài cỏ dại quá quen thuộc. Cây phân bố khắp nơi từ vùng núi cao trên 1500m đến các tỉnh vùng trung du và cả ở đồng bằng. Cây thường mọc gần như thuần loài ở các nương ngô, bãi sông, ven đường đi và trong vườn.
Bộ phận dùng
Thường dùng toàn cây, đôi khi cắt bỏ rễ.
Thu hái, chế biến
Thu hái toàn cây, sau đó cắt bỏ rễ để dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học
Thành phần hoạt chất chưa rõ, tuy nhiên trong cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc (tính theo dược liệu khô kiệt), màu vàng nhạt đến màu vàng nghệ và có thể có coumarin.
Trong hoa có 0,2% tinh dầu, có mùi gây nôn. Cả hoa và lá đều có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen. Thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm 6-demetoxygeratocromen, ageratochromen và caryophyllen, ba thành phần này chiếm 77% hàm lượng tinh dầu. Ngoài ra, lá còn chứa stigmast 7-en-3-02, quercetin, kaempferol, acid fumaric, acid cafeic.
Cây cỏ ngũ sắc ở Việt Nam chứa 0,7-2% tinh dầu, carotenoid, ít phytosterol, tanin, đường khử, saponin, hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá là 4,7% (tính theo dược liệu khô kiệt).
Tác dụng của cây ngũ sắc
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, lá Ngũ sắc có vị đắng, tính mát, hôi, hơi có độc; hoa có vị ngọt, tính mát; rễ có vị dịu, tính mát. Cây được dùng để điều trị nhiều loại bệnh như
- Rễ cây có công dụng giải nhiệt, hạ sốt, trừ thấp và được dùng để điều trị bệnh phong thấp, đau xương, quai bị, sốt cao kéo dài, chấn thương.
- Lá cây ngũ sắc có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, được dùng để điều trị các vết thương chảy máu giúp cầm máu, các bệnh về da như ngứa da, lớt da, viêm da, chàm, ghẻ lở, thấp khớp…
- Hoa giúp trị nóng trong, chữa ho ra máu, cao huyết áp, bệnh lao phổi…
Theo y học hiện đại
- Chiết xuất từ đài hoa ngũ sắc có tác dụng ngăn chặn các cơn co thắt ở cơ trơn, giúp các cơ trong tử cung co giãn.
- Chiết xuất đài hoa làm giảm huyết áp và hoạt động như một chất kháng sinh, giúp điều trị viêm họng, giảm ho, làm giảm khả năng hoạt động của một số vi nấm.
- Đài hoa và lá cây trâm ổi giúp kích thích tiểu tiện, thông tiểu, nhuận gan
- Chiết xuất polysaccharit từ nụ hoa có tác dụng ức chế sự phát triển của u
- lantanin trong vỏ nấm có công dụng hạ nhiệt cho cơ thể.
Bài thuốc từ cây ngũ sắc
Một số bài thuốc quan trọng từ cây ngũ sắc bạn có thể tham khảo:
- Điều trị cảm sốt: 15g hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch và sắc với 200ml nước, lấy 50ml uống hết trong 1 lần. Uống 5 ngày liên tục sẽ có hiệu quả
- Chữa viêm da: Lấy 1 năm hoa ngũ sắc rửa thật sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút để khử khuẩn, Sau đó đem giã nhuyễn, cchieets lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị viêm. Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần
- Điều trị bệnh viêm da mẩn ngứa: 100-200g cành và lá tươi cây trâm ổi, đem rửa sạch và nấu với 1-2 lít nước. Để nước nguội rồi lấy ngâm rửa vùng bị bệnh. Thực hiện mỗi ngày 3 lần. Có thể pha thêm nước sạch để dùng như nước tắm nếu vùng da bị mẩn ngứa lớn.
- Kháng viêm, điều trị cảm sốt, quai bị: 30g cây ngũ sắc tươi hoặc 15 g khô (lấy cả cành, lá và hoa) đem sắc kỹ lấy 300ml nước đặc, chia thành 2 lần uống trong ngày. Uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh được trị dứt điểm.
- Điều trị kết hạch ở phổi, ho ra máu, lao phổi: Lấy 20g hoa ngũ sắc tươi hoặc 8g hoa khô rửa sạch, cho vào ấm cùng với 3 bát nước rồi nấu. Lúc sôi vặn nhỏ lửa sắc đến khi cạn còn 1 nửa. Chia thành 3 lần uống vào 3 buổi trong ngày.
- Điều trị viêm da, chàm, mụn nhọt: Lấy 1 nắm lá cây trâm ổi tươi nấu với lượng nước vừa đủ rồi dùng để rửa ngoài khu vực bị thương. Thực hiện 3 lần/ngày để giảm các triệu chứng.
- Cầm máu, sát khuẩn, trị vết thương nhỏ ngoài da: Dùng lá và hoa ngũ sắc cùng với gừng theo tỉ lệ 3:1, phơi khô và tán nhuyễn thành bột mịn cất dùng dần. Khi dùng thì lấy 1 lượng nhỏ bột thuốc rắc lên chỗ bị thương rồi băng lại bằng băng gạc y tế. Thay bằng mỗi ngày đến khi miệng vết thương khô lại.
- Điều trị đau nhức xương khớp ở các chi: 15g rễ trâm ổi khô, rượu trắng. Tất cả đem nấu với nửa nước nửa rượu trong 60 phút. Sau đó ăn 1 quả trứng vịt màu xanh luộc và uống với nước.
- Giải cảm, chữa cảm cúm, quai bị: 30-50g rễ cây ngũ sắc khô, đem rửa và sắc với nước rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng cây ngũ sắc chữa bệnh
- Tránh nhầm lẫn giữa hoa ngũ sắc với cây cỏ ngũ sắc (cây cỏ hôi, hoa cứt lợn)
- Không dùng lá cây trâm ổi ở liều cao liên tục nhiều ngày vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây thuốc này.
Tính vị, tác dụng
Theo Y học cổ truyền, cây ngũ sắc có tính mát, vị cay và hơi đắng, quy kinh phế và tâm. Có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt, tiêu sưng.
Công dụng và liều dùng
Công dụng
Chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày. Ngoài ra, cỏ ngũ sắc còn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau sinh… Trong dân gian cũng thường phối hợp với bồ kết để nấu nước gội đầu.
Liều dùng
Chữa rong huyết sau sinh: Hái chừng 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống trong ngày và duy trì khoảng 3-4 ngày.
Chữa viêm xoang mũi dị ứng: Hái cây tươi về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông rồi nhét vào lỗ mũi bị đau.
Trị gàu: Cỏ ngũ sắc khô 50g, bồ kết khô 20g, cỏ hôi rửa sạch cùng với bồ kết nấu nước gội đầu.
Chế phẩm
Dầu gội dược liệu Thái Dương 3:
Dầu gội dược liệu Thái Dương 7:
Một số bài thuốc
Viêm họng: cỏ ngũ sắc 20g, kim ngân hoa 20g, lá giẻ quạt 6g, cam thảo đất 16g. Sắc uống 1 thang/ ngày, chia 2-3 lần.
Viêm đường hô hấp: cỏ ngũ sắc 20g, lá bồng bồng 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống 1 thang/ ngày, chia 2-3 lần.
Cầm máu sau sinh: cỏ ngũ sắc 30-50g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.
Eczema, chốc đầu: một lượng cỏ ngũ sắc vừa đủ, nấu nước rửa vết thương ngày 1-2 lần.
Viêm xoang: cỏ ngũ sắc 30g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 12g, cam thảo đất 16g. Sắc uống 1 thang/ ngày, chia 2-3 lần.
Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: cỏ ngũ sắc 20g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30g. Giã nát, thêm nước cây phong ma 15ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.
Những lưu ý khi sử dụng vị thuốc
Tránh nhầm lẫn giữa cây cỏ ngũ vị với cây bông ổi (ngũ sắc) và cây hy thiêm (nhiều nơi cũng gọi là cây cứt lợn) để tránh tác dụng không mong muốn.
Hướng dẫn cách trồng cây ngũ sắc
Chuẩn bị
Để trồng cây ngũ sắc tại nhà, bạn cần chuẩn bị
- Vật dụng: khay hoặc chậu để trồng
- Đất trồng: đất có độ tơi xốp cao, dễ thoát nước. Bạn có thể mua đất sắn hoặc trộn thêm phân hữu cơ vào đất trước khi trồng để cây có dinh dưỡng phát triển
- Phương pháp trồng: gieo hạt và giâm cành
Cách trồng hoa ngũ sắc
Phương pháp gieo hạt: Lấy hạt bên trong quả của cây ngũ sắc chín đem gieo vào đất đã chuẩn bị, sau đó tưới nước.
Sau 3-4 ngày hạt giống sẽ nảy mầm và 2 tuần sau nữa cây con bắt đầu phát triển.
Phương pháp giâm cành: Lấy một phần cành từ thân cây mẹ, chọn cành dài tầm 15cm và khỏe mạnh, không sâu bệnh. Sau đó đem cắm cành vào chậu rồi chăm sóc cho cây phát triển đến khi ra chồi non rồi ra hoa.
Cách chăm sóc: khi cây còn non cần tưới nước thường xuyên từ 1-2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát. Đến khi cây đã trưởng thanh thì giảm xuống tưới 2-3 lần/tuần để tránh cây bị úng nước chết. Bên cạnh đó cần bón phân và thay chậu khi cây ở thời kì phát triển mạnh.
Thành phần hóa học của cao SP3 chiết xuất từ cây hoa ngũ sắc
Bột SP3 là một trong những chế phẩm được chiết xuất và tinh chế từ cây hoa ngũ sắc có tác dụng tốt trong việc điều trị các trường hợp ngạt, tắc mũi, viêm mũi cấp và viêm mũi mạn.
SP3 được hòa trong một lượng nước đến khi tan hoàn toàn, phân đoạn dịch chiết bằng dung môi có độ phân cực tăng dần ethyl acetat và n-butanol. Sử dụng sắc ký cột với các chất hấp phụ silica gel pha thường, pha đảo, để phân lập các chất. Kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng (soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm, 365 nm và hơ nóng ở 110oC). Xác định cấu trúc của các chất phân lập được dựa trên kết quả đo phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR, DEPT) sử dụng chất nội chuẩn là TMS (tetramethyl silan) và so sánh các dữ liệu thu được từ thực nghiệm với các dữ liệu đã công bố.
Khái niệm về chiết xuất lá ngũ sắc
Ngũ sắc là một loại cây mộc mạc nhưng vốn là cây dược liệu quý mọc hoang khắp nơi, nhất là ở vùng nông thôn. Cây phát triển rất dễ ở mọi loại đất, có những nơi mọc khắp cánh đồng. Cây ngũ sắc chứa hàm lượng tinh dầu cao. Được đánh giá là dược liệu có nhiều tác dụng kỳ diệu.
Chiết xuất đông trùng hạ thảo là dung dịch được chiết xuất từ những thành phần tự nhiên của cây ngũ sắc dựa trên phương pháp hiện đại đảm bảo lưu giữ hoàn toàn tinh chất từ cây ngũ sắc.
Đặc điểm
- Ngũ sắc là một loại cây nhỏ, thân nhiều lông mềm, cao từ 25cm – 50cm
- Cây có lá mọc đối xứng hình trứng hay ba cạnh, dài từ 2- 6cm, rộng 1 – 3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lông, mặt dưới có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ màu tím và xanh
- Cây ngũ sắc còn có những cái tên nhân gian khác như: cỏ cứt lợn, bù xích, cỏ hôi, thắng hồng kế, nhờ hất bồ. Đây là một loại thân thảo, thuộc họ Cúc.
Thành phần khóa học
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, thành phần hóa học có chứa trong cỏ ngũ sắc bao gồm những thành phần chính như: tinh dầu chiếm 0,7 -2,0% có cả ở lá, hoa và toàn thân cây, màu vàng nhạt, gồm ageratochromen, demethoxy, ageratochromen, cadinen, caryophyllen. Ngoài ra còn có alcaloid, saponin.
Công dụng của chiết xuất ngũ sắc
- Điều trị mụn hiệu quả
- Kháng khuẩn, chống viêm cho da
- Chống oxy hóa, lão hóa da
- Giúp da sạch mịn, trắng sáng
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
- Giúp thư giãn, giảm căng thẳng mệt mỏi
Ứng dụng trong mỹ phẩm
Chiết xuất được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm như: Kem dưỡng ẩm, Dầu gội, dầu xả,…
Cây ngũ sắc là một loại hoa nổi bật và đặc biệt với những chùm hoa nhiều màu sắc trên cùng 1 cây nên được rất nhiều người yêu thích. Không những vậy, loài cây này còn mang đến rất nhiều giá trị y học, được dùng để điều trị nhiều bệnh lý thường gặp. Nhưng khi sử dụng liều lượng không phù hợp và kết hợp sai cách có thể gây ra các tác dụng phụ. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây ngũ sắc để chữa bệnh.
5 công dụng của Chiết xuất lá ngũ sắc
Tinh dầu hoa ngũ sắc có công dụng chủ yếu là giúp đặc trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng, có khả năng làm thông mũi, có mùi hương dễ chịu. Đặc biệt còn chống phù nề, chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
Kháng khuẩn chống viêm
Kháng khuẩn chống viêm là một trong những công dụng hàng đầu của cây hoa ngũ sắc. Và đương nhiên nó cũng có khả năng khi là tinh dầu hoa ngũ sắc. Mọi người thường sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc pha nước muối sinh lý nhỏ vào mũi để kháng khuẩn, giảm sưng viêm.
Ngoài sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc như trên, trường hợp bị vết thương có thể giã nát lá của cây hoa ngũ sắc đắp lên sẽ giúp sát trùng rất hiệu quả.
Điều trị viêm xoang cấp mãn tính
Một trong những công dụng phổ biến của tinh dầu hoa ngũ sắc chính là điều trị viêm xoang cấp mãn tính rất hiệu quả. Sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc với nhiều cách khác nhau có thể hỗ trợ điều trị tạm thời đến dứt điểm hoàn toàn bệnh viêm xoang.
Bạn có thể đọc thêm ở phần hướng dẫn sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc để biết rõ được cách trị viêm xoang hiệu quả nhất. Đặc biệt, đối với những người bị viêm xoang mãn tính cũng có thể hoàn toàn dùng để giảm được triệu chứng, làm nhẹ bệnh hơn hoặc có thể dứt điểm được.
Trị viêm mũi dị ứng, thời tiết
Đối với những người thường xuyên bị viêm mũi dị ứng hoặc thời tiết có thể sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc để xông hoặc nhỏ thường xuyên hằng ngày. Cách này giúp hạn chế được tình trạng khó chịu, hắt hơi, đỏ mũi, sưng phù nề mũi.
Lý do tinh dầu hoa ngũ sắc chất lượng cao luôn được ưu tiên lựa chọn?
An toàn cho người sử dụng: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại tinh không không đạt tiêu chuẩn chất lượng như: Pha loãng tinh dầu với các loại dung môi hữu cơ, thêm vào các thành phần giả mạo, tinh dầu bị tách mất hoạt chất chính, mùi hương tổng hợp từ các thành phần hóa học… Nếu sử dụng phải các loại tinh dầu kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dùng do hấp thụ vào cơ thể những thành phần hóa chất độc hại.
Đạt hiệu quả tối ưu: Tinh dầu hoa ngũ chất lượng sẽ đạt đủ tiêu chuẩn về thành phần và hàm lượng các hoạt chất. Do đó nó sẽ cho những hiệu quả tối ưu và tích cực trong việc hỗ trợ trị liệu viêm xoang.
Để sản xuất chiết xuất ngũ sắc chất lượng cao cần những điều kiện gì?
Chọn giống để sản xuất tinh dầu hoa ngũ sắc chất lượng cao
Giống được Befine lựa chọn là giống hoa ngũ sắc bản địa Việt Nam còn gọi theo vùng miền là cây cứt lợn, cỏ hôi. Bởi hàm lượng dược tính cao tốt trong trị liệu.
Lựa chọn nguyên liệu để sản xuất tinh dầu hoa ngũ sắc chất lượng cao
Nguyên liệu được Befine lựa chọn sản xuất là cây hoa ngũ sắc tươi mới được thu hái khi sáng sớm lúc 5-6h sáng và được chưng cất ngay sau đó (thường không quá 4 tiếng sau khi thu hoạch). Để tinh dầu hoa ngũ sắc đạt dược tính cao nhất và hàm lượng hoạt chất tốt.
Befine không lựa chọn cách phơi héo, nguyên liệu hư, thối rữa , cây hoa ngũ sắc bị khô vì ảnh hưởng đến chất lượng dược tính và hoạt chât của tinh dầu hoa ngũ sắc.
Quy trình sản xuất Chiết xuất lá ngũ sắc chất lượng cao
Để sản xuất tinh dầu hoa ngũ sắc chất lượng cao yêu cầu phải đạt các yêu cầu khắt khe về quy trình sản xuất gồm:
- Máy móc sản xuất
- Phương pháp chiết xuất
- Tinh lọc tinh dầu
- Chiết rót và đóng gói sản phẩm
- Kiểm nghiệm sản phẩm và đưa ra thị trường
Những câu hỏi thường gặp về Chiết xuất lá ngũ sắc
Có nên pha loãng Chiết xuất lá ngũ sắc với nước muối sinh lý để rửa mũi khi bị viêm xoang không?
Vì tinh dầu hoa ngũ sắc không tan trong nước muối sinh lý nên sử dụng cách này rửa mũi là không an toàn. Rủi ro cao sẽ gây ra kích ứng vùng niêm mạc mũi.
Cách an toàn nhất khi sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc là xông mũi. Lưu ý trước khi xông là hãy vệ sinh mũi thật sạch bằng nước muối sinh lý.
- Nhỏ khoảng 5-7 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc vào cốc nước sôi;
- Dùng giấy cứng quấn thành hình nón, có chừa lỗ nhỏ, chụp lên cốc nước
- Bịt một mũi, hít sâu vào mũi bên kia để hơi tinh dầu bay vào mũi thông qua lỗ nhỏ của chụp giấy; xông khoảng 5-10 phút mỗi ngày.
Nên xông tinh dầu hoa ngũ sắc với thời lượng và tần suất như thế nào?
Mỗi lần xông trong khoảng 5-10 phút. Nên xông sau khi đã vệ sinh mũi thật sạch bằng nước muối sinh lý. Mỗi ngày xông 1-2 lần. Xông trong khoảng 1 tuần đến khi các triệu chứng giảm.