Chiết xuất cúc La Mã (Chamomile Extract) chắc hẳn không quá xa lạ đối với ai quan tâm đến mỹ phẩm hay cách làm đẹp truyền thống. Những chiết xuất thiên nhiên này ngày càng có mặt nhiều hơn trong bảng thành phần của các sản phẩm làm đẹp. Chiết xuất Cúc La Mã cũng là một trong số đó. Vậy hãy cùng MELA tìm hiểu công dụng của loại chiết xuất này qua bài viết dưới đây nhé!
Chiết xuất hoa cúc La Mã (Chamomile Extract) là gì?
Hoa cúc La Mã là một loại dược liệu nổi tiếng lâu đời ở La Mã, Ai Cập và Hy Lạp cổ đại. Từ hàng ngàn năm trở về trước, cúc La Mã đã được coi là món quà thiêng liêng từ thần Mặt Trời. Chúng được tìm thấy trên xác ướp của Pharaohs. Tại La Mã và Hy Lạp, Cúc La Mã được sử dụng rộng rãi và có nhiều ghi chép trong y học, hương thơm và đồ uống,…
Đến thời trung cổ, loại hoa này đã trở nên thông dụng hơn rất nhiều bởi khả năng điều trị các bệnh ngoài da. Chẳng hạn như viêm da, sốt, buồn nôn,…
Cúc La Mã là một loài cây lâu năm. Chúng có độ dài thấp và mọc lan rộng che phủ khắp mặt đất. Trong tinh dầu của loài hoa này có chứa 80% este, chamazulene < 4% và có màu vàng nhạt.
Hoa Cúc La Mã có chứa các thành phần chứa độc tính chống viêm riêng biệt. Trong đó phải kể đến phytosterol, azulene và bisabolol. Do đó, việc sử dụng chiết xuất này có thể hỗ trợ điều trị các vấn đề về da hiệu quả.
Người Hy Lạp và Rome cũng sử dụng nhiều Cúc La Mã trong đồ uống, thuốc, chăm sóc da, hương liệu. Trên thực tế, từ Chamomile đến từ tiếng Hy Lạp ‘χαμαίμηλον’ (chamaimēlon), “quả địa cầu”. Từ này bắt nguồn từ χαμαί (chamai) “trên mặt đất” + μήλον (mēlon) “apple”, bởi vì mùi giống cây táo của nó. Thời trung cổ, chiết xuất Cúc la mã (Chamomile) được dùng như hương liệu trị căng thẳng, cải thiện giấc ngủ cùng với hoa oải hương.
Chiết Xuất Hoa Cúc La Mã (Chamomile Extract) được ứng dụng nhiều để chế biến thành các sản phẩm chăm sóc da. Đặc biệt để điều trị các vết thương, cháy nắng, kích thích tuần hoàn máu. Có khả năng thẩm thấu nhanh vào da. Đẩy các hạt bụi bẩn ẩn sâu bên trong lỗ chân lông ra ngoài. Tái sinh lại lớp da bị lão hóa, giúp lành sẹo hiệu quả. Chiết xuất hoa cúc chứa hợp chất dầu Flavonoid. Vậy nên thích hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm. Loại chiết xuất này mang đặc tính kháng viêm làm dịu vùng da bị sưng, tăng cường hệ miễn dịch, khử trùng, diệt khuẩn, giảm sưng tấy do mụn, ngăn ngừa mụn đầu đen và mụn cám hiệu quả.
Ngoài ra, chiết xuất hoa Cúc La Mã còn rất giàu vitamin B. Đây là một thành phần cấp ẩm và làm dịu da vô cùng hiệu quả.
Cơ chế hoạt động của chiết xuất hoa cúc La Mã
Một số nghiên cứu tại Ấn Độ đã tiến hành chứng minh rằng các thành phần có trong chiết xuất Cúc La Mã có tác dụng ngăn chặn sự giải phóng histamin. Một tác nhân gây dị ứng có trong cơ thể, rất hữu ích với vai trò chống dị ứng cho da.
Một nghiên cứu khác trên tạp chí Phytotherapy Research Journal vào năm 2009 đã công bố rằng thành phần trong chiết xuất hoa cúc La Mã hoạt động với cơ chế làm lành vết thương, tái tạo tế bào vô cùng nhanh chóng.
Ngoài ram chiết xuất Cúc La Mã còn chứa đặc tính chống oxy hóa. Cụ thể gồm có polyphenols và phytochemical ở mức trung bình. Giúp bảo vệ da khỏi sự lão hóa hiệu quả.
Thành phần bisabolol có trong chiết xuất Cúc La Mã còn mang khả năng chống kích ứng, kháng khuẩn, chống viêm, chống nấm và không gây dị ứng.
Về thành phần chamazulene chỉ được tìm thấy trong chiết xuất Cúc La Mã. Đây được cho là chất cung cấp tính chống viêm cho loài hoa này.
Bên cạnh đó, trong chiết xuất Cúc La Mã còn chứa thành phần apigenin. Đây là một dưỡng chất nổi tiếng trong việc ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Giúp giảm thiệt hại gây ra bởi sự oxy hóa.
Mặc dù chiết xuất Cúc La Mã rất an toàn cho người dùng khi sử dụng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bị dị ứng khi kết hợp với các chiết xuất khác cùng thuộc nhóm hoa họ Cúc. Vì vậy khi sử dụng các sản phẩm chứa loại chiết xuất này, các bạn nên thoa một lượng vừa phải lên vùng da nhỏ trong vòng 24h. Điều này để đảm bảo thành phần này thật sự phù hợp với làn da của bạn.
Những lợi ích khi sử dụng chiết xuất Cúc La Mã
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, khi sử dụng những loại chiết xuất thiên nhiên sẽ đem lại những lợi ích sau:
Thứ nhất, chiết xuất thiên nhiên đảm bảo chất lượng. Thành phần của chiết xuất có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên. Đảm bảo không chứa hóa chất, các chất hóa học, chất cồn, chất tạo màu và chất bảo quản.
Thành phần chính được sử dụng trong các loại mỹ phẩm thiên nhiên chủ yếu bao gồm: Khoáng chất có chứa các vitamin E, C và dưỡng chất chiết xuất từ thực vật các tác dụng trắng da và cải thiện sắc tố da. Phần lớn các loại thành phần đều được chiết xuất từ rễ, lá, thân cây. Vậy nên chúng có tính dược học và có tác dụng nuôi dưỡng da và trị liệu hiệu quả.
Thứ hai, mỹ phẩm thiên nhiên đảm bảo an toàn. Với thành phần 100% đến từ thiên nhiên, vậy nên khả năng tương thích với nhiều loại da là rất cao. Không gây dị ứng cho da và có chỉ số an toàn cực cao. Các loại mỹ phẩm này cũng rất thân thiện với da người sử dụng.
Quá trình sản xuất luôn được kiểm duyệt khắt khe và nghiên ngặt ngay từ khâu đầu vào chọn nguyên liệu cho đến đầu ra. Tất cả đều được giám sát một cách vô cùng chặt chẽ. Bạn sẽ loại bỏ được phần nào nỗi lo bị dị ứng khi sử dụng những loại mỹ phẩm này.
Thứ ba, đa dạng các loại sản phẩm khác nhau. Mỹ phẩm thiên nhiên có nhiều sản phẩm đa dạng cho bạn lựa chọn.
Hiện nay, do nhu cầu ngày một cao cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ. Một số hãng mỹ phẩm đã cho ra đời các loại sản phẩm độc quyền từ những loại nguyên liệu đặc biệt.
Thứ tư, chiết xuất thiên nhiên luôn có giá cả phải chăng. Với nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, phần lớn các nguyên liệu tinh chế đều có giá thành rẻ nên những loại chiết xuất này đều có giá thành phải chăng. Phù hợp với túi tiền của nhiều người tiêu dùng.
Dòng mỹ phẩm này đã hoàn toàn chứng minh cho quan điểm muốn làm đẹp không nhất thiết phải có nhiều tiền. Rất nhiều chị em đã lựa chọn dòng sản phẩm này bởi độ an toàn cũng như giá thành hợp lí.
Thứ năm, mỹ phẩm thiên nhiên không đem lại tác dụng phụ. Được chiết xuất từ những loại thảo dược tự nhiên nên chúng sẽ không gây bất cứ tác dụng phụ nào lên da. Vậy nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.
Công dụng của chiết xuất hoa cúc La Mã trong làm đẹp
Dựa vào các nghiên cứu chứng minh, trong chiết xuất Cúc La Mã chứa các thành phần chống viêm như bisabolol và chamazulene cộng với vitamin B. Do đó loại chiết xuất này có tác dụng làm dịu da hiệu quả. Giúp da nhanh chóng trở về trạng thái cân bằng, giảm dấu hiệu viêm đỏ, bỏng rát của cháy nắng.
Các sản phẩm sữa tắm có chứa thành phần này sẽ giúp bạn thư giãn cơ bắp cũng như đôi bàn chân mệt mỏi và cân bằng độ pH cho da.
Khi tiến hành so sánh loại kem chứa chiết xuất Cúc La Mã với các sản phẩm kem bôi ngoài da có chứa hydrocortisone – một hoạt chất dùng để chữa bệnh chàm thì sau 2 tuần, kem chứa chiết xuất Cúc la Mã đã đem lại kết quả vượt trội hơn hẳn so với kem chứa hydrocortisone. Vì vậy loại chiết xuất này đã được chứng minh là có thể hỗ trợ điều trị bệnh chàm hiệu quả.
Nhờ những thành phần có tác dụng chống viêm như hytosterol, azulene và bisabolol, cộng với vitamin B có công dụng làm dịu các kích thích, ngăn ngừa dị ứng, giảm mụn, kháng viêm. Đặc biệt hiệu quả đối với các bạn nữ có làn da mỏng và nhạy cảm.
Sử dụng chiết xuất từ hoa Cúc La Mã còn giúp giảm các dấu hiệu lão hóa. Bởi polyphenol và phytochemical trong chiết xuất có khả năng gia tăng tốc độ tái tạo tế bào. Khiến các đường nhăn, nếp nhăn và sẹo mờ đi một cách đáng kể.
Ngoài ra, polyphenol – một chất chống lại các gốc tự do gây hại còn giúp bảo vệ làn da khỏi các tác hại bên ngoài. Do đó làm chậm các dấu hiệu lão hóa một cách rõ rệt.
Cách Làm Chiết Xuất Cúc La Mã
Chuẩn bị
- Hoa Cúc La Mã (nếu tự tay trồng thì hãy chọn những bông to và đẹp nhất. Hoặc bạn có thể mua hoa khô tại các cửa tiệm).
- Một chiếc lọ thủy tinh có nắp đã được khử trùng.
- Tinh dầu oliu.
Cách làm
Với hoa Cúc La Mã tự trồng thì bạn nên để héo trước khi sử dụng. Vì nếu loại hoa này còn ấm sẽ dễ gây ra nấm mốc. Bạn hãy làm sạch các vết bụi bẩn trên cánh hoa. Sau đó đổ chúng ra 1 chiếc giá và phơi đến khi hoa khô hoàn toàn.
Với lọ thủy tinh, bạn cần khử trùng sạch sẽ thân lọ và nắp lọ. Đảm bảo khô ráo và không có nước bám bên trong. Sau đó để lọ ở nơi sạch sẽ.
Tiếp đó, hãy cho dầu oliu khoảng 1/2 lọ rồi cho toàn bộ phần hoa Cúc La Mã vào. Dùng đũa khuấy đều sao cho toàn bộ cánh hoa, nhụy hoa được bao phủ xung quanh vởi dầu oliu. Lưu ý thao tác này cần phải thật cẩn thận để đảm bảo mỗi bông hoa đều được chìm trong dầu oliu. Bởi chỉ cần sau sót một chút là có thể gây nấm, mốc nếu một cánh hoa nào đó không được bao phủ bởi dầu.
Cuối cùng hãy đậy nắp lọ thủy tinh thật chặt. Để vào nơi an toàn dưới ánh nắng mặt trời từ 6 – 8 tiếng đồng hồ (cửa sổ là nơi lý tưởng nhất).
Bạn nên thường xuyên kiểm tra lọ dầu hằng ngày bằng việc mở nắp lọ một cách cẩn thận. Lau khô lọ bằng khăn giấy, đóng nắp lọ và lắc đều mỗi ngày. Bạn nên để hỗn hợp này trong khoảng 2 tuần hoặc cho đến khi xuất hiện tinh dầu.
Sau khi đã thành công tạo ra chiết xuất Cúc La Mã thì bạn nên đổ chúng sang một lọ thủy tinh khác (lọ thủy tinh này cũng phải được tiệt trùng cẩn thận). Khi đổ bạn hãy dùng một miếng vải và cái sàng để lọc bã của hoa cúc bỏ đi (hãy lọc cho đến khi sạch hoàn toàn).
Nếu muốn, bạn có thể thâm vào một chút dầu hương thảo và tocopherol và khuấy đều. Nó sẽ tạo thành một hỗn hợp dầu dừa với nhiều công dụng hữu ích trong đời sống hàng ngày.
Hoa cúc la mã khô có thể làm gì?
Trà hoa cúc La Mã là người bạn tốt của dạ dày. Loại hoa cúc này có chứa các thành phần chống co thắt và kháng viêm mạnh, giảm co thắt, đau quặn ruột cũng như trị mất ngủ,… Và làm các món bánh thơm ngon.
Không gian phòng trở nên thơm mát hơn với những cách trang trí phòng và mùi thơm của hoa cúc La Mã làm bạn cảm thấy tuyệt vời hơn mỗi ngày.
Lưu ý khi sử dụng chiết xuất Cúc La Mã trong mỹ phẩm
- Khi bạn sử dụng chiết xuất Cúc La Mã trong mỹ phẩm làm đẹp về da hay tóc. Ví dụ như sữa dưỡng da, sữa tắm, dầu gội, mặt nạ, kem trị mụn, và mỹ phẩm handmade,…) Bạn nên sử dụng với tỉ lệ thường từ 0.5 – 5%.
- Bạn không nên uống hay không nên để chiết xuất Cúc La Mã rơi vào mắt hay những vùng nhạy cảm như vết thương hở. Khi sử dụng chiết xuất Cúc La Mã phải có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và người bệnh kinh niên.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Không ăn uống hay để chiết rơi vào những vùng nhạy cảm như mắt hay vết thương hở.
- Phải có sự chỉ định của bác sĩ khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và người bệnh kinh niên.
- Sử dụng các chất bảo quản potassium sorbate, sodium benzoate, bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Cách chọn mỹ phẩm thiên nhiên tốt nhất
Để chọn lựa được một sản phẩm tốt là điều không khó, cái quan trọng ở đây là bạn có sự hiểu biết nhất định và kinh nghiệm khi đi mua mỹ phẩm an toàn đó:
Hãy chọn những loại mỹ phẩm thiên nhiên có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm định. Nên chọn các sản phẩm mỹ phẩm hữu cơ đã được chứng nhận của các tổ chức: USDA, NATRUE, CEOCERT, NSF, ACO,…
Khi chọn mua sản phẩm phải đọc thật kĩ tem nhãn ghi bao bì sản phẩm xem thực tế sản phẩm đó có bao nhiêu phần % là hữu cơ thật sự và bao nhiêu phần % là sử dụng hóa chất. Tuyệt đối nên chú ý các sản phẩm ghi: “một lượng nhỏ chiết xuất từ thực vật tự nhiên”, trong khi đó phần lớn lại tinh chế từ sản phẩm hóa chất. Đây không phải là mỹ phẩm từ thiên nhiên.
Cần phân biệt giữa mỹ phẩm thiên nhiên với mỹ phẩm handmade vì có những mỹ phẩm handmade vẫn sử dụng nguyên liệu là hóa chất hóa học. Vì vậy, chị em cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng về sản phẩm đó, tránh để những loại sản phẩm pha trộn trá hình sẽ gây nguy hiểm cho da.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất
Những yếu tố thuộc về thành phần, cấu tạo của dược liệu
Màng tế bào dược liệu: Đối với những dược liệu già và non, sẽ có cấu tạo màng tế bào khác nhau.
- Có thể với những dược liệu còn non, màng tế bào sẽ có cấu tạo không ổn định, chủ yếu là cellulose. Cellulose có tính chất không tan trong nước và không tan trong các dung môi khác.
- Đối với những dược liệu già, rắn chắc, màng tế bào bị hóa cutin, rất rắn chắc. Khi xay nhỏ dược liệu, tạo điều kiện cho dung môi dễ thấm ướt dược liệu, chất tan dễ khuếch tán vào dung môi.
Chất nguyên sinh: Có một lưu ý nhỏ khi sử dụng chất nguyên sinh là nó chỉ thấm đối với dung môi mà không cho chất tan đi qua. Để chiết xuất được các chất tan trong tế bào, cần phải làm đông vón chúng bằng nhiệt hoặc bằng cồn.
Một số tạp chất khác ở trong dược liệu: Đó là những chất mà cây thải ra, có thể cản trở hoặc xúc tác quá trình chiết xuất.
Đối với những dược liệu chứa nhiều tinh bột:
- Đối với những dược liệu chứa nhiều pectin, gôm, chất nhầy: Những chất này tan được trong nước và thì bị nở ra, tạo keo, tăng nhớt, gây cản trở rất lớn cho quá trình chiết xuất. Cần loại bỏ điểm yếu này bằng cách cho kết tủa trong nồng độ cồn cao.
- Đối với những dược liệu chứa enzyme: Với bản chất tương tự protein, nó dễ bị mất hoạt tính khi ở nhiệt độ 60-70 độ C, với nhiệt độ lạnh thì nó sẽ ngưng hoạt động. Vậy nên cần có các phương pháp để xử lý enzyme tốt khi chiết xuất.
Những yếu tố thuộc về dung môi
Độ phân cực: Cần chú ý đến các nhóm dung môi phân cực yếu, vừa và mạnh. Vì nó ảnh hưởng đến quá trình hòa tan các chất trong quá trình chiết xuất.
Độ nhớt, sự căng của bề mặt: Dung môi dễ thấm vào dược liệu khi bề mặt có độ nhớt và sức căng thấp, vậy nên đây cũng là điểm cần chú ý.
Những yếu tố thuộc về kỹ thuật
Nhiệt độ chiết xuất: Nhiệt độ tăng dẫn đến độ nhớt của dung môi giảm, do đó sẽ tạo điều kiện cho quá trình chiết xuất. Tuy nhiên, tăng nhiệt độ cũng có mặt hại:
- Đối với hợp chất kém bền ở nhiệt độ cao: Nhiệt độ tăng thì gây sai lệch, phá hủy các hoạt chất như vitamin, glycosid…
- Đối với chất tạp: Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với độ tan của chất tan lớn, dịch chiết ra nhiều chất tạp, gây khó khăn cho chiết xuất.
- Đối với dung môi dễ bay hơi: Nhiệt độ tăng kéo theo việc dung môi dễ bị hao hụt, vì bị bay hơi nhiều.
Thời gian chiết xuất: Với khoảng thời gian dài, dịch chiết sẽ bị lẫn nhiều tạp, còn với thời gian ngắn, sẽ không thể chiết hết được hoạt chất có trong dược liệu.
Độ mịn của dược liệu: Để hoạt chất chiết vào dung môi. Dung môi thấm ướt dược liệu cần chuẩn về kích thước dược liệu. Độ mịn dược liệu tăng lên, bề mặt tiếp xúc giữa dược liệu và dung môi tăng lên. Theo định luật Fick, lượng chất khuếch tán vào dung môi tăng lên, do đó thời gian chiết xuất sẽ nhanh hơn.
Các công nghệ chiết xuất hiện nay
- Phương pháp ngâm chiết
Ưu điểm: Đây là phương pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện và với thiết bị đơn giản, tiết kiệm chi phí
Nhược điểm: Năng suất của phương pháp này thấp, làm theo kiểu thủ công. Không thể một lần mà chiết xuất hết các hoạt chất trong dược liệu.
- Chiết xuất saponin
Đây là cách thức chiết xuất được sử dụng nhiều hiện nay. Tùy vào đặc tính một số loại thực vật mà có thể chọn lựa một số các phương pháp chiết xuất saponin như:
Chiết saponin bằng dung môi
Chiết saponin bằng cách tủa trong môi trường acid
Chiết saponin bằng sắc ký cột có chứa Diaion HP – 20
Chiết saponin bằng sóng siêu âm
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, thành phần cũng như công dụng của chiết xuất Cúc La Mã (Chamomile Extract). Và đừng quên theo dõi Mela mỗi ngày để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào bạn nhé!