Da dầu là gì?
Đây là tình trạng các tuyến bã nhờn nằm dưới bề mặt da tiết ra quá nhiều dầu hơn mức cần thiết. Vì thế da dầu còn có tên gọi khác là da nhờn. Trong đó, bã nhờn là một hỗn hợp được tạo ra từ chất béo, đóng một vai trò quan trọng đối với sự khỏe mạnh của cả làn da và mái tóc. Vì chúng cung cấp cho da độ ẩm nhất định và giữ cho tóc luôn bóng mượt, chắc khỏe. Tuy nhiên, nếu lượng dầu được sản sinh nhiều quá mức cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng da dầu.
Những yếu tố ảnh hưởng đến da dầu
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng da dầu, trong đó có thể kể đến 7 yếu tố điển hình như:
- Do di truyền: loại da này thường có xu hướng di truyền qua các thế hệ. Tức là nếu ba mẹ bạn có làn da dầu, khả năng khá cao là bạn cũng sẽ thừa hưởng điều này.
- Do tuổi tác: ở độ tuổi thành niên, da tiết nhiều dầu nhờn. Khi càng lớn tuổi, da sẽ càng ít dầu hơn và tuyến bã nhờn lúc này cũng hoạt động kém hơn so với khi còn trẻ.
- Do môi trường và các thời điểm trong năm: môi trường là yếu tố ảnh hưởng đến loại da này rõ rệt nhất.
- Do lỗ chân lông to: lỗ chân lông có thể bị giãn nở do tuổi tác, cân nặng hoặc do da đã bị nổi mụn trước đó.
- Do sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
- Do chăm sóc da quá mức: ví dụ như rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết cho da quá thường xuyên.
- Do bỏ qua những bước dưỡng ẩm: Một trong những quan điểm hoàn toàn sai lầm đó là dưỡng ẩm cho da dầu là không cần thiết
Cách nhận biết
Có thể bạn cũng đã đôi lần bắt gặp tình trạng da mặt xuất hiện một lớp dầu nhờn và bóng loáng. Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi loại da này trông như thế nào:
- Da mặt lúc nào cũng bóng nhờn do các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức.
- Lỗ chân lông to ra, nổi rõ hơn ở vùng chữ T (mũi, cằm và trán).
- Dễ bị nổi mụn viêm do bã nhờn được tiết ra quá mức làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Da luôn cảm thấy nhờn rít, không bao giờ có cảm giác căng, khô hoặc bong tróc do khô.
- Trang điểm khó hơn do lớp trang điểm dễ bị trôi đi loang lổ.
Loại thức ăn nào khiến da tiết nhiều dầu hơn?
Những gì mà bạn ăn mỗi ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng làn da. Trong đó, có một số loại thức ăn chính là tác nhân gây nên tình trạng da dầu của bạn như:
- Nhóm dầu thực vật không lành mạnh.
- Những thực phẩm có lượng đường cao.
- Thức ăn có chứa dầu mỡ.
Các bước chăm sóc
Rửa mặt thường xuyên
Rửa mặt thường xuyên giúp bạn loại bỏ lớp dầu thừa và bụi bẩn trên mặt. Tuy nhiên, hãy chắc rằng bạn đang rửa mặt đúng cách nhé:
- Rửa mặt với loại sữa rửa mặt lành tính dành cho loại da này và nước ở nhiệt độ vừa phải.
- Tránh các loại xà phòng hoặc các thành phần có hóa chất mạnh gây kích ứng hoặc làm khô da.
- Tránh dùng bông tắm hay những khăn tắm xơ, cứng, tạo nên những ma sát kích thích da tiết dầu nhiều hơn.
Lau khô mặt
Sau khi rửa mặt xong, bạn nên nhẹ nhàng lau mặt với một chiếc khăn mềm. Lưu ý lau mặt thật nhẹ nhàng để tránh ma sát mạnh giữa da mặt và khăn. Điều đó có thể khiến da đổ nhiều dầu hơn.
Sử dụng toner
Nước hoa hồng có chứa cồn có tác dụng se khít lỗ chân lông và làm khô da. Nhưng với nước hoa hồng tự nhiên sẽ giúp:
- Lỗ chân lông trông nhỏ hơn
- Loại bỏ bụi bẩn
- Loại bỏ cặn trang điểm còn sót lại trên da
Sử dụng kem dưỡng kiềm dầu
Chú ý sử dụng các loại kem dưỡng dành riêng cho loại da này để giúp thu nhỏ lỗ chân lông suốt một ngày dài. Với bước bảo vệ làn da dưới tác động của ánh nắng mặt trời, bạn cũng nên chọn kem chống nắng kiềm dầu, khô thoáng.
Sử dụng giấy thấm dầu
Giấy thấm dầu có tác dụng loại bỏ bớt lớp dầu thừa trên mặt, giúp da khô ráo và dễ chịu hơn. Do không phải lúc nào chúng ta cũng có thể rửa mặt, nhất là khi đang ở ngoài đường. Chính vì vậy, một túi giấy thấm dầu nhỏ sẽ rất tiện lợi đấy.
Lời kết
Mong rằng những thông tin về nguyên nhân da dầu và cách chăm sóc hiệu quả trong trong bài viết này sẽ có ích cho bạn. Và đừng quên theo dõi MELA để đọc thêm nhiều bài viết hay nữa nhé!