1. Sự khác nhau giữa da mặt và da toàn thân ở lớp biểu bì
Biểu bì là lớp ngoài cùng của da, có tác dụng:
- Bảo vệ cơ thể
- Ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn
- Các chất lạ vào cơ thể
- Giảm tình trạng mất nước cho cơ thể.
Đây cũng là lớp mà chúng ta có thể nhìn và chạm vào được. Lớp biểu bì được chia thành 5 lớp tế bào, các lớp này phát triển và thay đổi thường xuyên và hay được gọi là quá trình sừng hóa. Tính theo thứ tự từ ngoài vào trong thì lớp biểu bì sẽ gồm:
- Lớp sừng
- Lớp bóng
- Lớp hạt
- Lớp tế bào gai
- Lớp đáy
Các tế bào trong lớp biểu bì
Trong lớp biểu bì, các tế bào Keratinocytes chiếm 90% số lượng tế bào. Tế bào này được sinh ra từ lớp đáy và di chuyển lên trên bề mặt của lớp biểu bì. Các tế bào melanocytes tạo sắc tố melanin nằm rải rác trong lớp đáy sẽ bảo vệ da trước tác hại của bức xạ mặt trời.
Các tế bào langerhans trong lớp biểu bì đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Nó giúp ngăn chặn các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.
Ở lớp đáy, các tế bào Merkel nằm rải rác ở đây sẽ chịu trách nhiệm về xúc giác. Khi ta chạm vào một vật gì, tế bào Merkel sẽ gửi tín hiệu đến não nhờ các dây thần kinh. Lúc này, não sẽ phản hồi gây cảm giác như nóng, lạnh, cứng, mềm,…
Keratinocytes ở lớp đáy sản xuất keratin. Nó sẽ di chuyển lên lớp biểu bì trên cùng tạo thành các tế bào corneocyte. Corneocyte là thành phần chính của lớp sừng và được bao phủ bởi lớp lipid. Khi không bị thương tổn, lớp sừng có thể ngăn chặn vi khuẩn, virus và các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể.
2. Sự khác nhau ở lớp hạ bì
Lớp hạ bì là lớp dày nhất của da với thành phần chính là sợi collagen, sợi đàn hồi và các mô liên kết. Lớp hạ bì cũng chứa mạch máu, tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn, nang lông và các đầu dây thần kinh. Lớp hạ vì có vai trò chính gồm:
Làm dịu tác động từ bên ngoài vào cơ thể do đây là lớp có cấu trúc dày. Thành phần mô liên kết với nguyên bào sợi, dưỡng bào của nó còn giúp làm lành vết thương khi có tổn thương xảy ra.
Cung cấp chất dinh dưỡng và nuôi dưỡng lớp biểu bì nhờ các mạch máu trong lớp hạ bì. Các mạch máu này còn có chức năng điều hòa thân nhiệt. Khi thân nhiệt cao, mạch máu sẽ giãn nở để máu chảy nhiều về phía gần bề mặt da, giúp da tỏa nhiệt tốt hơn. Khi thân nhiệt giảm, mạch máu sẽ co lại, lưu lượng máu đến bề mặt da giảm, thân nhiệt được duy trì.
Các tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi giúp sản sinh dầu, vận chuyển nước và axit lactic tới bề mặt da đều được đặt tại lớp hạ bì. Khi kết hợp với nhau, các chất lỏng này sẽ tạo thành lớp màng hydrolipid bảo vệ da.
Lớp hạ bì da mặt có nhiều mặt mạch máu hơn.
Da mặt dễ bị mụn hơn các vùng da khác do lớp hạ bì ở da mặt tập trung nhiều tuyến tiết chất nhờn. Đối với các vùng da khác (trừ lòng bàn tay, bàn chân, da vùng sinh dục) thì tuyến bã nhờn phân bố khá rải rác.
3. Sự khác nhau ở lớp mô mỡ dưới da
Mô mỡ dưới da chứa lớp chất béo giúp cách nhiệt, bảo vệ cơ thể khỏi nóng và lạnh. Nó cũng có vai trò như một lớp đệm bảo vệ và dự trữ năng lượng cho cơ thể khi cơ thể thiếu calo.
Di truyền, giới tính, chế độ ăn uống, luyện tập là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của mô mỡ. Ở phụ nữ, mô mỡ dày nhất ở đùi, hông và mông. Ở nam giới, lớp mỡ này dày nhất ở đùi và bụng.
Qua bài viết Mela chia sẻ trên đây, bạn có thể thấy rằng da mặt và da toàn thân có cấu trúc khác nhau. Chính vì vậy bạn cần hết sức chú ý khi chăm sóc da mặt. Để chăm sóc da mặt đạt hiệu quả, bạn cần lựa chọn những loại loại mỹ phẩm dịu nhẹ, thân thiện với da và không làm tổn thương da.
Mela – Tốt như mẹ làm